Một số mô hình kinh doanh nào bạn thấy thú vị?

Zara!

Nhà sáng lập (Amancio Ortega) của nó được đồn là người bị ghét nhất ngành thời trang. Đây là lý do tại sao:

Nhiệm vụ ban đầu của Zara được lấy ý tưởng từ công việc của Ortega trong một cửa hàng thời trang độc quyền. Khi đó ông đã bắt đầu sao chép những mẫu quần áo từ các thương hiệu độc quyền và bán chúng đến tận nhà khách hàng. Cho đến tận hôm nay, đó vẫn là chiến lược của Zara. Họ “sao chép” mẫu mã quần áo từ những nhà thiết kế khác và trong khi những nhà thiết kế này mất cả tháng để đưa chúng lên kệ hàng thì Zara đã sản xuất số lượng lớn ở Châu Á và đưa chúng lên bày bán chỉ sau 2 tuần. Nói cách khác, họ sao chép từ những thương hiệu lớn (Dior, Givenchy…) và bán chúng sớm hơn. Nhờ vậy mà quần áo của họ có được vẻ ngoài đắt tiền nhưng giá lại rẻ, và còn cập nhật đúng xu hướng thời trang mới nhất.

Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả!

Chiến lược của Zara bao gồm cả việc chỉ trữ một lượng hàng hóa rất ít và cập nhật mẫu mới thường xuyên. Không giống như các thương hiệu khác chỉ cập nhập một lần mỗi mùa, Zara thay mẫu mới hai lần mỗi tuần. Điều này đồng nghĩa với việc người mua hàng nếu muốn mua thứ gì đó, thì họ sẽ cảm thấy rằng phải mua ngay tại chỗ để đảm bảo nó không bị hết hàng. Và như vậy, họ luôn đi trước một bước.

Zara giống như Goldman Sachs của ngành thời trang: Đạo đức có thể không cao, nhưng rất hiệu quả.

———————–

https://qr.ae/TSwUDj

————————

Bình luận của Nick Lekuona:

Tôi cho rằng bài nãy đã đơn giản hóa hơi nhiều. Zara (đúng ra là tập đoàn Inditex) có rất nhiều nhà thiết kế làm việc cho họ, nên vấn đề ở đây không phải là việc “sao chép” các nhà thiết kế khác, mặc dù đúng là họ đi theo xu hướng thời trang cho mùa sau của những thương hiệu khác khi bắt đầu sản xuất. Nhưng điểm cốt lõi đến từ việc họ tự tạo ra thiết kế của mình. Rồi sau đó hoàn thiện nó, sản xuất và phân phối theo một cách rất nhanh gọn, vì vậy họ ra mắt hàng hóa gần như cùng lúc với các thương hiệu lớn.

Bổ sung cho điểm trên, một điểm khác biệt nữa là họ sản xuất một lượng hàng hóa nhỏ theo từng mẫu mã, thay thế chúng vài lần mỗi mùa. Điều này tạo ra cho khách hàng một tâm lý khẩn trương do mẫu mà họ thích có thể bị thay thế trong vòng vài tuần, tạo ra việc mua hàng nhanh chóng.

Nói về sản xuất, ban đầu họ chủ yếu sản xuất ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng khi quy mô kinh doanh mở rộng thì điều này trở nên bất khả thi, nên họ đã phân bổ quá trình sản xuất ra nhiều nơi. Không quan trọng là việc thuê nhà máy ở Trung Quốc để giảm chi phí, mà ở đây là câu hỏi về quy mô và khả năng đáp ứng được nhu cầu và quy trình thiết kế-sản xuất-phân phối một cách nhanh chóng.

Một yếu tố quan trọng khác đó là chiến lược sản xuất hàng hóa chỉ dùng cho một mùa. Có nghĩa là chất lượng hàng hóa chỉ đủ bền cho đến mùa thời trang kế tiếp, và bởi vì giá của nó khá rẻ, nên khách hàng có tâm lý sẽ bỏ quần áo cũ và thay bằng đồ mới. Đó là một sự thấu hiểu tâm lý khách hàng, những người muốn chạy theo xu hướng nhưng không muốn tốn quá nhiều tiền, một cách xuất sắc, đổi lại thì họ mua được một sự cân bằng hợp lý giữa giá cả – chất lượng tính theo nguyên liệu thô.

Việc phân phối trực tiếp thông qua cửa hàng của chính họ cũng giúp gia tăng lợi nhuận do họ không phải chi tiền cho các bên trung gian, và những cửa hàng này, được thiết kế sang trọng và đặt ở những địa điểm trọng yếu tại những thành phố lớn cũng là công cụ quảng bá đắc lực của Zara, thay vì các hình thức quảng cáo tốn kém chẳng hạn như chiếu trên truyền hình.

Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, Zara định giá sản phẩm dựa theo thương hiệu của họ được nhận diện như thế nào tại mỗi quốc gia. Tại một số nước, bạn sẽ thấy cùng một mẫu nhưng giá sẽ khác nhau so với những nơi khác, và điều này không phải do ảnh hưởng của tỷ giá tiền hoặc chi phí vận chuyển (tất nhiên nó cũng một số tác động nhất định). Nhưng điểm cốt lõi ở đây là việc nhận diện thương hiệu: tại Tây Ban Nha, thì Zara là thương hiệu dành cho tầng lớp lao động chân tay, và nó được định giá tương tự, nhưng ở Mexico, thì nó lại được nhìn nhận là một thương hiệu cao cấp nên giá sẽ cao hơn nhiều. Zara tận dụng điều này và thu lợi nhuận nhiều nhất có thể thông qua việc định giá khác nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *