Nguồn: Fb Nguyễn Duy
================================
Trên thực tế, đã xuất hiện các bài viết xuyên tạc và bôi nhọ của các sử gia phương Tây, phi khoa học nhằm không chỉ vào cá nhân Stalin hay Lysenkov mà bôi nhọ cả nền khoa học Xô viết. Vì vậy, chúng ta hãy nói về những vấn đề đó như sau:
1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở của mọi ngành khoa học hiện đại.
Chủ nghĩa duy vật là một trường phái triết học, trong đó xác nhận bản chất của thế giới là vật chất. Thuyết di truyền của Menden dựa trên Chủ nghĩa duy tâm ? Không, mà là Chủ nghĩa duy vật. Ngay cả Lysenko cũng là sử dụng Chủ nghĩa duy vật. Còn Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của Chủ nghĩa duy vật.
2. Khoa học này không thể chi phối/bắt giữ khoa học khác !
Chủ nghĩa duy vật biện chứng nằm trong tổng khối lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định phép biện chứng duy vật như là “khoa học về mối liên hệ phổ biến” và là “khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy”, kế thừa và phát triển những tư tưởng đó, V.I.Lênin đã coi “phép biện chứng là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển”.
Vậy thì Chủ nghĩa duy vật hay Chủ nghĩa duy vật biện chứng là khoa học nền tảng cho việc nghiên cứu các ngành khoa học khác, điển hình ở đây là khoa học trong nông nghiệp. Không thể có cách hiểu khác đối với những người marxist về vấn đề này. Còn ngược lại, ko thể có cái gọi là khoa học nông nghiệp dựa trên Chủ nghĩa duy tâm.
3. Không chỉ Lysenko áp dụng Chủ nghĩa duy vật biện chứng vào khoa học ở Liên Xô. Mà là mọi nhà khoa học Xô viết đều sử dụng chủ nghĩa duy vật làm nền tảng, làm thế giới quan và phương pháp luận của mình trong việc nghiên cứu các ngành khoa học khác nhau.
4. Lysenko không khai thác “Chủ nghĩa duy vật biện chứng” phục vụ cho nhu cầu chính trị. Vì ở Liên Xô ko sử dụng chủ nghĩa duy tâm trong khoa học vậy nên, luận điểm này là lý luận hoàn toàn sai lầm và xuyên tạc trắng trợn lịch sử.
5. Lysenko nêu vấn đề “phép biện chứng” và “chủ nghĩa duy vật biện chứng” là hoàn toàn chính xác và dựa trên quan điểm của Đảng marxist – leninist chứ ko phải dựa trên tác phẩm của Stalin. Đây là lối tổ lái vấn đề.
6. Lysenko cũng ko phải cha đẻ của thuyết lai hóa, cơ sở của các công trình, mà ông sử dụng ở Liên Xô trong những năm 1930. Thực tế người “đẻ” ra thuyết lai hóa là nhà bác học hết sức nổi tiếng của Liên Xô, Michurin – thành viên danh dự của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Xô viết và Viện khoa học Nông nghiệp liên bang mang tên I.V. Lenin.
Michurin bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình từ 1875. Năm 1899 ông bắt đầu tậu riêng “khu vườn” của mình với diện tích 130.000 m2. Thành quả của Michurin rất được Lenin quan tâm, vì thế từ năm 1920, Người đã đề nghị Ủy viên nhân dân vấn đề Nông nghiệp Semion Sereda trực tiếp tham luận các công trình của Michurin. Ngày 20 tháng 11 năm 1923, Xô viết Liên Xô chính thức công nhận công trình “khu vườn” của Michurin là công trình có tầm quan trọng cấp quốc gia. Năm 1928, Liên Xô tổ chức một trạm di truyền chọn lọc trên cơ sở vườn Michurin, về sau trở thành Phòng thí nghiệm di truyền trung tâm mang tên Michurin vào năm 1934.
Tóm lại, Michurin là một trong những người sáng lập ra sự lựa chọn nông nghiệp khoa học. Ông đã nghiên cứu lai giống cây trồng có nguồn gốc tương tự và khác nhau, phương pháp canh tác liên quan đến quá trình sinh học tự nhiên, chỉ đạo quá trình đánh giá và lựa chọn cây con; tăng tốc quá trình lựa chọn với sự trợ giúp của các yếu tố vật lý và hóa học.
Như vậy, một lý luận khoa học về nông nghiệp đã được xây dựng trong vài chục năm đã đạt được thành quả là cơ sở rõ ràng cho ngành Nông nghiệp Xô viết.
7. Câu nói của Lysenko : “Biện chứng cho rằng bản chất không phải là trạng thái bất động,trì trệ và bất biến, mà trạng thái của nó luôn chuyển động và thay đổi liên tục, liên tục đổi mới và phát triển, và một cái gì đó luôn luôn tan rã và chết đi. Phương pháp biện chứng do đó cho rằng các hiện tượng nên được xem xét không chỉ từ quan điểm của phong trào của nó, mà còn về sự thay đổi, sự phát triển của nó, sự ra đời của nó và chết đi của nó”.
Thực chất ở đây là câu nói giải quyết về mặt phương pháp nhìn nhận khoa học chứ ko phải là sự phủ định đối với di truyền học như tác giả bài viết nhận định.
8. Stalin ủng hộ hay ko ủng hộ Lysenko không quan trọng vì ông là Tổng bí thư Đảng, cái ông cần là ngành Nông nghiệp Xô viết cần phải nhanh chóng đáp ứng được các nhu cầu thực tế của xã hội Xô viết. Đảm bảo một cách đầy đủ rằng người dân Xô viết ko phải chịu đói. Thực tế, Lysenko cần được sử ủng hộ của Dân ủy Nông nghiệp chứ không phải sự ủng hộ Stalin.
Cho dù Stalin ủng hộ Lysenko, nhưng cũng phải hiểu rằng không phải vì Lysenko CÓ HAY KHÔNG những bài phát biểu xu nịnh Stalin, mà bởi vì Lysenko tiếp tục các hoạt động dựa trên tinh thần của Michurin từ các cơ sở dựa trên mẫu “vườn Michurin”.
9. Stalin xuất thân từ gia đình nông dân có trình độ giáo dục thấp không liên quan gì đến trình độ khoa học của ông. Ngược lại, có thể thấy, ông từng học tại Chủng viện – lúc đó – ít nhiều là những cơ sở giáo dục tốt nhất trong hệ thống giáo dục Đế quốc Nga và thường xuyên đọc các tác phẩm khoa học phương Tây tại Thư viện của Tiflis (thủ đô Gruzia). Điều đó cho thấy bất kể anh xuất thân từ đâu, không có nghĩa là anh không có cơ hội tiếp xúc khoa học.
10. “ông có trình độ khoa học hạn chế ông hiểu biết về lý luận nhưng khoa học lại yếu”. Thực tế, nhận định này là vô nghĩa.
Mặc dù vấn đề đặt trên là đúng ở phương diện về kiến thức di truyền học, nhưng nó là vô nghĩa vì không có ý gì khác ngoài mục đích dìm Stalin. Ngược lại Stalin cần sự hiểu biết ngành Khoa học về vấn đề di truyền học xuất sắc làm gì chứ ? Vấn đề hiểu và biết ngành khoa học đó, và hiểu và biết ngành khoa học đó một cách xuất sắc là hai vấn đề khác nhau. Thực tế, Stalin không phải là kẻ không biết gì về các ngành khoa học ngoài khoa học lý luận của chủ nghĩa Mác, mà từ hồi học tại Chủng viện ông đã được đọc đến không ít tác phẩm khoa học của các nhà khoa học phương Tây, trong đó có cả Menden tại thư viện Tiflis. Cũng như là ông đã tiếp xúc nhiều nhân vật trong giới nghiên cứu khoa học về các vấn đề văn học, các nhà công nghiệp,các nhà nông nghiệp,các nhà quân sự … tất cả đều cần thiết cho việc hoạch định chính xác đường lối phát triển kinh tế của nhà nước Xô viết.
11. “với lại thuyết di truyền trong thời kỳ thập niên 20,30,40 ở Liên Xô rất ít người hiểu biết về di truyền,di truyền chỉ được biết rộng rãi ở phương tây,khi bàn về các vấn đề về khoa học Stalin thường ngây người ra chẳng hiểu gì”.
Như đã nói, thực tế sách của Menden đã tồn tại ngay trong cả các thư viện các cấp trong lãnh thổ đế quốc Nga. Và chưa có một nhà khoa học Xô viết về nông nghiệp nào lại chưa từng nghe thuyết di truyền của Menden, thậm chí ngược lại nó còn được biết rộng rãi trong giới khoa học. Cũng chưa từng có nhà khoa học Xô viết nào trong thập niên 30 lại chưa từng mài đít tại các thư viện của đế quốc Nga.
Stalin chẳng cần một sự hiểu biết xuất sắc về di truyền học, vì ông ấy là nhà cách mạng. Chỉ cần ông ấy hiểu đúng về tầm vai trò của khoa học di truyền là đủ, còn việc nghiên cứu di truyền học phải do những nhà chuyên môn đảm nhiệm. Nếu nói ông không hiểu gì về khoa học nông nghiệp, nhưng ông ấy lại xây dựng nền kinh tế Liên Xô trong nông nghiệp phát triển. Hóa ra tác giả đang cho rằng hàng triệu người Xô viết trong nông nghiệp là thiểu năng khi nghe lời một kẻ “thường ngây người ra chẳng hiểu gì” trong các thảo luận về khoa học nông nghiệp chăng ?
Đó là sự lừa dối trắng trợn !
12. Tác giả đề cập đến vấn đề công nghiệp hóa nhưng lại ko giải thích cụ thể vấn đề công nghiệp hóa đó ảnh hưởng đến việc nông nghiệp, cụ thể là vấn đề di truyền học trong nông nghiệp, cũng như là Lysenko lợi dụng công nghiệp hóa để làm gì. Tác giả chỉ đang cố tổ lái ngụy biện.
13. Ý thức hệ Xô viết và khoa học di truyền hoàn toàn không có sự mâu thuẫn đối lập. Vì thế không có chuyện Lysenko lợi dụng ý thức hệ Xô viết đề triệt tiêu khoa học về di truyền. Cũng không có bất kỳ cáo buộc nào nhắm đến các nhà khoa học di truyền dưới danh nghĩa : trái ý thức hệ cả.
14. Stalin phê phán sự cực đoan trong khoa học không phải là nhằm vào cá nhân Lysenko mà là phương pháp nghiên cứu khoa học chung, đôi lúc, người ta sử dụng không dựa trên một nền tảng khoa học marxist rõ ràng. Stalin đã phê bình rất nhiều đối với những nhà ngôn ngữ học và những nhà kinh tế học. Sao lại cứ định hướng một cách sai lệch như thế vậy ?
15. Stalin không có thẩm quyền khôi phục bất kỳ bộ sưu tập của ai, kể cả chính ông. Việc khôi phục bộ sưu tập của Vavilov là tính chất khách quan của công tác nghiên cứu khoa học, nếu như phương pháp khoa học đó không lỗi thời và vẫn còn tích cực thì không nên bỏ qua.
Còn nếu khăng khăng Stalin cho khôi phục, xin dẫn chứng bằng bất kỳ văn bản nào liên quan có chữ ký của Stalin.
16. Vấn đề gen trong cây trồng nông nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp, không thể nói là giải quyết một sớm một chiều. Thực phẩm biến đổi gen (GMO) hiện nay được ứng dụng trồng nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, Nga lại ko ưa chuộng thực phẩm này vì cho rằng nó có tác hại về sức khỏe, có khả năng thủ tiêu tính sinh sản tự nhiên của thực vật.
Tất nhiên, t ko phản đối những ứng dụng có tính tích cực của GMO, tuy nhiên cũng phải hiểu rằng người Xô viết ko chọn nó là vì có lý do của họ chứ ko phải do Lysenko tuyệt đối hóa quan điểm của mình mà không sử dụng. Và người Nga hiện tại, mặc dù ko có Lysenko, cũng đã tảy chay sản phẩm GMO này.
17. “Lysenko xem tuyệt đối hóa duy vật biện chứng như là luật bắt khoa học nằm dưới và phục tùng nó,còn Engel trong tác phẩm phép biện chứng của thiên nhiên cho thấy kết quả khoa học là làm phong phú và phát triển duy vật biện chứng và duy vật biện chứng tác động ngược lại khoa học như định hướng trật tự dẫn đường,Lenin phê phán việc tuyệt đối hóa một trong 2 vế(không tuyệt đối hóa khoa học và cũng không được tuyệt đối hóa triết học),Lysenko đã tuyệt đối hóa triết học để chi phối khoa học.”
Như đã dẫn ở trên, chủ nghĩa duy vật là một khoa học chứ ko phải là một vấn đề riêng – tồn tại độc lập với khoa học – để mà tuyệt đối hóa chủ nghĩa duy vật hay tuyệt đối hóa khoa học. Mà ở đây là quan hệ tác động qua lại và gắn kết của “phép biện chứng” và “khoa học”. Không tuyệt đối hóa ở đây là phủ định cái còn lại. Nghĩa là khoa học không dựa trên phép biện chứng duy vật là cái vô nghĩa/ phép biện chứng duy vật không nhằm nghiên cứu khoa học cũng là vô nghĩa. Không thể có cái cái lý luận “tuyệt đối là chọn 1 trong 2 vế” trên.
18. “Cũng vì vậy nền khoa học di truyền của Liên Xô lạc hậu hơn phương tây tới 30 năm”.
Như giải thích ở trên, kể cả di truyền học của Liên Xô đạt ngang Phương Tây, nhưng chưa chắc người Xô viết/ người Nga sẽ ứng dụng nó vào trong nông nghiệp.
19. Hoạt động cá nhân của Lysenko.
– Không thể nói ông ta không làm gì và lừa dối mọi người trong thời gian dài như thế được.
Nếu như ở Nga, cái tên Lysenko bị người ta phỉ nhổ vì những năm bôi trát bùn của thời kỳ “Cải tổ” thì ngược lại ở phương Tây, cái tên của Lysenko không những không mất đi mà ngược lại. Năm 1996, trong cuốn sách của tác giả J. Simmons giới thiệu về tầm quan trọng của các nhà khoa học đối với những cống hiến của họ thì Lysenko được xếp hạng 93.
Lysenko phát hiện ra rằng các yêu cầu của thực vật đối với độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố môi trường khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây trồng. Ông cho thấy rằng nếu các loại cây trồng bắt đầu phát triển, nhưng trong giai đoạn tiếp theo không nhận được các điều kiện cần thiết, nó sẽ dừng phát triển. Việc trồng ngũ cốc vào mùa xuân cho phép cây trồng kéo dài mùa sinh trưởng, nhưng không cho phép tránh tác động nghiêm trọng của mùa đông. Vernalization được ứng dụng một cách thực tế và có hiệu quả vào trong nông nghiệp. Điều này cho phép đẩy nhanh sự phát triển của thực vật vào mùa xuân, vì chúng đã trải qua một số giai đoạn trong quá trình bổ sung ở mùa đông.
(có thể tham khảo tại đây :https://en.wikipedia.org/wiki/Vernalization)
– Lysenko không công kích học thuyết của Morgan và Menden. Ông yêu cầu mọi khoa học phải đáp ứng nhu cầu thực tế của nền nông nghiệp Xô viết.
Phát biểu tại thảo luận nông nghiệp 1939 như sau: “I have repeatedly stated to geneticists-Mendelists: let's not argue, still I will not become a Mendelist. It's not about arguments, but let's work together in a strictly scientifically developed plan. Let's take certain problems, receive orders from the People's Commissariat of Agriculture (NKZ) of the USSR and scientifically carry them out. Ways, in the performance of this or that practically important scientific work, you can discuss, you can even argue about these ways, but it's not pointless to argue”.
– Ứng dụng của Lysenko là thực tế.
Hồi đó, Liên Xô chưa có các giống cây trồng cho năng suất cao vào mùa xuân. Nhờ ứng dụng “xuân hóa” của Lysenko, vào năm 1941, Liên Xô đã có 14 triệu ha đất ứng dụng và cho thu hoạch 150 triệu tấn ngũ cốc. (nước Nga hiện tại thu hoạch theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp liên bang khoa 2017-2018 là 135,393 triệu tấn ngũ cốc). Không thể phủ nhận những thành tựu này.
Năm 1936, Trofim Lysenko đã phát triển một phương pháp dập nổi (loại bỏ các ngọn chồi) từ sợi bông, và ứng dụng này được thực hiện cùng với những biện pháp tăng năng suất bông khác đang được ứng dụng trên thế giới.
Trong những năm trước chiến tranh, ông đã đề xuất ở các vùng phía nam của Liên Xô sử dụng trồng mùa hè của khoai tây để cải thiện chất lượng giống của nó. Trong thời gian chiến tranh, ông đã đề xuất trồng khoai tây với phần ngọn của củ khoai tây. Đáng ngạc nhiên là nó trở thành thực phẩm dùng nhìu trong những điều kiện hết sức khó khăn của chiến tranh. Nguy cơ chết đói được giảm bớt phần nào. Phương pháp này vẫn còn được ứng dụng cho đến ngày nay.
– Lysenko có là một nhà lai tạo xuất sắc không, tôi ko biết, nhưng tôi dám khẳng định, ông ấy là một người thầy tốt.
Nhiều người học trò của ông đã được ông dìu dắt và hướng dẫn rất tốt đã gặt hái nhiều thành công thực sự và có nhân cách tốt. Năm 1983, Donat A. Dolgushin, nhà lai tạo xuất sắc, Tiến sĩ khoa sinh học, Viện sĩ viện khoa học nông nghiệp, đã từ chối nhận danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa vì người ta xét lại và tẩy chay thành tựu của Trofim Lysenko – người thầy của ông. Tất nhiên thành tựu của ông khi đó là việc ứng dụng những công việc của Trofim Lysenko.
– Tố cáo Lysenko lợi dụng chính trị để đàn áp các nhà khoa học khác là một cáo buộc không đáng tin cậy.
Thực tế, đồng nghiệp của Vavilov là ông Peter Zhukovsky vẫn tiếp tục công trình nghiên cứu dang dở của Vavilov và không gặp bất kỳ trở ngại nào cả.