1/ KÍNH NHÌN ĐÊM.
Nói một cách ngắn gọn, các lãnh đạo Hải quân Đế Quốc Nhật Bản biết rằng nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ thì Nhật sẽ không bao giờ có thể cạnh tranh được với nguồn lực công nghiệp khổng lồ của Hoa Kỳ. Cuộc chiến càng kéo dài thì Nhật càng trở nên bất lợi về mặt sản xuất mọi loại vũ khí. Việc này thúc đẩy họ tìm cách đưa ra nhiều ý tưởng để đối phó với lợi thế về quân số của Mỹ.
Một trong những ý tưởng đó chính là chiến đấu vào ban đêm. Họ tin rằng đánh trận vào ban đêm sẽ giúp Nhật có được yếu tố bất ngờ, giải quyết được lợi thế quân số của Mỹ và gây thiệt hại nặng nề lên quân địch.
Vì lý do này, quân Nhật tập luyện rất kỹ cho các trận chiến ban đêm, tập trung phát triển chiến thuật, vũ khí và công nghệ cho việc này. Một trong những công nghệ nổ bật được phát triển là một ống nhòm khổng lồ dùng để trực quan phát hiện tàu chiến của địch vào ban đêm.
Đây là một ống nhòm cực kỳ lớn, có thể bỏ vừa cả đầu người vào. Như mọi người có thể thấy trong hình. Không chỉ lớn mà còn cực kỳ, cực kỳ hiệu quả, thấu kính lớn giúp học có thể thu nhiều ánh sáng hơn so với các ống nhòm khác, giúp Nhật có tầm nhìn rất lớn vào ban đêm.
“Trên các tàu chiến của Nhật, ống nhòm hải quân được lắp đặt trên các vị trí cao hơn 90 feet, với nhiệm vụ chính là tìm các tàu chiến phe Đồng minh. Mục đích của ống nhòm khổng lồ như vậy là để thu vào nhiều ánh sáng nhất có thể. Những dụng cụ bằng đồng và thép khổng lồ này (đa phần trong số chúng được chế tạo bởi công ty Nippon Kogaku, sau này được biết đến với cái tên Nikon) thường đủ lớn để chứa cả đầu người vào bên trong, với thấu kính giúp thu lượng ánh sáng nhiều gấp 980 lần so với mắt người, cho phép học nhìn rõ một vật cách xa hơn 20 dặm. Các thiết bị 100mm, 20x được thiết kế bởi Nikon đã trở thành hình mẫu được sử dụng trên các tàu chiến của Anh… trong thế kỷ 21.”
Thêm nữa, những ống nhòm này còn hiệu quả nhờ những người sử dụng nó. Quân Nhật thường kiểm tra và đo mắt cho binh lính để chọn ra người có tầm nhìn xa hơn so mức trung bình để điều kiển kính nhòm.
Quân Nhật đã thành công tận dụng khả năng tác chiến vào ban đêm có một không hai của mình trong nhiều trường hợp, với ví dụ nổi tiếng nhất là Trận Đảo Savo – thất bại nhục nhã nhất của quân Mỹ trong Thế chiến 2. Trong trận này, phía Nhật đã phát hiện ra tàu chiến của Mỹ và Úc nhờ có ống nhòm và tiến bí mật vào hải phận do phe Đồng minh kiểm soát. Tới lúc quân Mỹ và Úc phát hiện thì đã muộn, Nhật nhanh chóng dùng đèn rọi vào tàu chiến phe Đồng minh và bắn ngư lôi liên tục, đến khi tiến súng dừng hẳn thì quân Đồng minh đã mất phần lớn tuần dương hạm, và thiệt hại của Nhật thì rất ít.
Kính nhìn đêm của Nhật Bản tốt tới nỗi chính Mỹ cũng phải sao chép và thay đổi một số thiết kế để đem đi sử dụng.
“Ống nhòm khổng lồ mà Hoa Kỳ sử dụng trong Thế chiến 2 chủ yếu được sao chép từ các mô hình của Nhật mà quân Mỹ may mắn lấy được. Một cuốn handbook của Bộ chiến Hoa Kỳ có đề cập và khen về ống nhòm của Nhật Bản, ngay lập tức, quân Đồng minh đã nghiên cứu cải tiến công nghệ này.”
Chắc ai cũng biết công nghệ mà Hoa Kỳ cũng phải sao chép thì chắc chắn tốt thế nào rồi.
2/ TÀU NGẦM CHỞ MÁY BAY. (Đặc biệt là Tàu ngầm lớp I-400).
Quân Nhật có một lực lượng tàu ngầm với công nghệ cực kỳ phát triển trong Thế chiến 2, có thể cạnh tranh với cả hải quân các nước Đồng minh phương Tây và Kriegsmarine của Đức. Cụ thể, chúng là loại tàu ngầm sân bay có thể chứa thủy phi cơ Aichi M6A Seiran, mỗi chiếc có thể mang 800 kg bom đạn và bay xa 650 km với tốc độ 475 km/giờ. Cánh của Seiran có thể gấp lại, đuôi ngang và dọc của máy bay cũng có thể gập xuống để có thể thu nhỏ đường kính của máy bay cho vừa với khoang chứa.
Ý tưởng thiết kế tàu ngầm sân bay không phải mới mẻ đối với Nhật. Trước Thế chiến 2 cũng có một số nước nghiên cứu mô hình thiết kế này rồi, nhưng Nhật Bản là nước đi đầu trong việc này và đã phát triển một loại tàu ngầm sân bay khá tốt.
Mỗi tàu có 4 động cơ diesel 3000 mã lực và được thiết kế đủ nhiên liệu để đi một vòng rưỡi quanh trái đất không cần tiếp tế. Mỗi chiếc nặng khoảng 6500 tấn và dài 120 mét, mang 4 súng phòng không, một khẩu pháo trên mạn tàu và 8 ống phóng ngư lôi. Ngoài ra còn có một cần cẩu thủy lực để nâng các thủy phi cơ đã hạ cánh gần đó lên boong tàu. Và một lớp phủ đặc biệt bao quanh bề mặt của tàu để làm giảm khả năng phát hiện tàu của sonar địch. Khoan chứa nhiên liệu cho các thủy phi cơ cũng được trang bị một loại công nghệ làm nóng nhiên liệu đặc biệt, cho phép làm giảm thời gian động cơ máy bay cần để thu nhiệt và cất cánh.
Khi quân Mỹ chiếm được một chiếc tàu ngầm I-400, họ đã bất ngờ trước kích thước, thiết kế và công nghệ của nó đến mức đem về tận Trân Châu Cảng để nghiên cứu. Khi Chiến tranh Lạnh đến gần Liên Xô đòi cử một phái đoàn thanh tra đến nghiên cứu tàu ngầm này, quân Mỹ đã đánh chìm chúng trên bờ biển Hawaii chỉ để những công nghệ này không rơi vào tay Liên Xô.
Tàu ngầm lớp I-400 là một công nghệ mà không một hải quân nào trên thế giới lúc đó có thể đem ra so sánh. Nhưng nó lại hoàn thành quá trễ và quá ít (Nhật chỉ mới hoàn thành có 3 chiếc này trước khi đầu hàng) để có thể làm thay đổi kết quả cuộc chiến. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn có thể nói là đi trước thời đại và là nguồn cảm hứng cho Mỹ phát triển tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo.