Hôm qua có một cô gái tìm chú để hỏi:
“Từ khoảng tháng sau có một bạn nam hầu như ngày nào cũng tìm cháu nói chuyện trên facebook, nhưng dạo gần đây anh ấy chợt biến mất, cũng không nhắn tin cho cháu như trước, chú có thể giúp cháu phân tích lí do hay không?”
“Thế trang cá nhân của anh ta gần đây có cập nhật hay không?” chú hỏi
“Có chứ, mỗi ngày đều đăng bài.”
“Nếu như thế thì, loại trừ khả năng anh ta xảy ra chuyện ngoài ý muốn, lịch sử nói chuyện của các cháu, cháu còn giữ không?” Chú lại hỏi
“Vẫn còn!”
Thế thì cháu lật thử xem, từ lúc các cháu bắt đầu nói chuyện đến bây giờ, số lần anh ta chủ động nhắn tin cho cháu là bao nhiêu? Còn cháu chủ động nhắn cho anh ta bao nhiêu lần?”
“Hầu như đều là anh ấy chủ động nhắn, cháu chỉ chủ động duy nhất một lần.” Sau một hồi, cô gái trả lời.
“Thế cháu xem thử xem, mỗi khi nói chuyện, câu thứ ba thường là do ai nói?”
Có lẽ khoảng mười mấy phút sau, “Hầu như đều là anh ấy nói, điều này có ý nghĩa gì hay sao?” Cô gái hỏi
“Nếu như chàng trai ấy thường xuyên chủ động nhắn tin tìm bạn nói chuyện, cho dù là có chuyện hay không có, hơn nữa mỗi lần nói chuyện câu thứ ba đều do cậu ấy nói, thế thì chính xác là, cậu ấy nhất định thích cháu.”
“Cháu cũng cảm thấy anh ấy có lẽ là thích cháu, nếu như đã là thích cháu, thế tại sao gần đây lại biến mất cơ chứ, có phải là không thích cháu nữa rồi hay không?” Cô gái không hiểu nên hỏi.
“Haizzz, cậu ấy không chủ động tìm cháu, không phải là do cậu ấy không thích cháu nữa, mà là do cậu ấy cảm thấy cháu không thích cậu ấy.”
“Cháu cũng không phải là không thích anh ấy mà?” Cô gái gấp gáp giải thích.
“Nếu như cháu cũng thích cậu ấy, thế thì tại sao không bao giờ chủ động nhắn tin tìm cậu ấy? Tại sao trước giờ không chủ động nói câu thứ ba?”
“Trước giờ cháu không chủ động nhắn tin, điều này chú có thể hiểu, dù gì thì cháu cũng là con gái mà, cần phải làm giá một chút, nhưng mà khi cậu ấy chủ động nhắn ‘chào buổi sáng’ cho cháu, sau khi cháu chào lại, có thể chủ động nói câu thứ ba hay không? Cho dù là cháu nhắn một câu tối qua mấy giờ cháu ngủ? Hoặc là đã ăn sáng hay chưa?”
“Câu thứ ba trong cuộc trò chuyện rất quan trọng, thể hiện được thái độ, cũng là một loại phản hồi.”
“Thái độ và phản hồi này, có thể giúp cho người chủ động nhắn tin cảm nhận được an ủi và được chú ý.”
“Ngược lại, nếu như trước giờ cháu chưa bao giờ chủ động nhắn tin cho cậu ấy, cũng chưa bao giờ chủ động nhắn câu thứ ba, về lâu về dài, cậu ấy sẽ có cảm giác kiệt sức một cách sâu sắc, hơn nữa còn nghi ngờ chính mình, nghi ngờ chính bản thân mình đang tự mình đa tình. Lúc này cho dù trong lòng có thích cháu nhiều như thế nào đi nữa, cũng sẽ có suy nghĩ từ bỏ.”
“Dù gì thì tình cảm cũng cần có qua có lại, trước tình hình chưa nhận được bất kì phản hồi chính xác nào, ai cũng không thể nào cố gắng kiên trì tiếp tục cho được.”
Theo quan sát của chú, trong cuộc sống hiện thực ngày nay có rất nhiều cô gái giống với cô gái hỏi chú vấn đề này. Có lẽ là do ảnh hưởng của truyền thống văn hóa của chúng ta, hoặc có thể là do giáo dục của gia đình chúng ta là như thế, các cô gái luôn cho rằng các chàng trai mới là người nên chủ động, chủ động bắt chuyện, chủ động tìm đề tài nói chuyện, chủ động lên kế hoạch hẹn hò,… Cho dù là bản thân cũng thích anh ấy.
Đối với vấn đề này chú muốn nói: Điểm mấu chốt để bắt đầu tình yêu, chính là nằm ở sự “tự mình để lộ” duy trì kéo dài lẫn nhau, nếu như sau khi một bên “tự mình để lộ” rồi, nhưng bên còn lại lại không muốn cho biết phản hồi, hoặc là không muốn để lộ ý muốn của bản thân, thế thì cho dù thế nào, mối quan hệ này cũng không còn cách nào để tiếp tục được nữa.
“Tự mình để lộ” bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở việc: chủ động bắt chuyện, chủ động tìm đề tài nói chuyện, chủ động tìm hiểu đối phương, chủ động thể hiện cảm nhận của bản thân, chủ động bộc lộ cảm xúc trong lòng…
Cuối cùng
Chào mừng bạn quan tâm đến facebook của chú: Ông chú yêu đương.
Chú sẽ cùng cháu nói về một số chuyện khi đang yêu.