Bó chân là một tập tục gây đau đớn ra đời từ 1000 năm trước ở Trung Quốc, mục đích của việc bó chân là để cho chân của những cô gái trở nên nhỏ nhất có thể, thứ mà được coi là biểu tượng của địa vị và sắc đẹp. Tục bó chân đã bị cấm vào năm 1912.
_____________________
Mặc dù bị cấm nhưng tục bó chân vẫn còn tiếp diễn cho tới vài năm sau đó. Thêm vào đó, hầu hết phụ nữ có đôi chân đã bị bó lại đều sống cuộc sống của họ theo cách đó. Mẹ đỡ đầu của tôi cũng là một người bị bó chân. Bà mất vào đầu những năm 1990.
>u/nothisistheotherguy (223 points)
Vâng, gia đình tôi sống ở Đài Bắc từ năm 1987 tới năm 1990, ở khu nhà đầu tiên tôi ở có một người phụ nữ lớn tuổi với đôi chân bị bó, chúng tôi có thể thấy bà ấy tập tễnh đi ra chỗ vỉa hè hai lần một ngày từ ban công của chúng tôi.
>>u/BravesMaedchen (57 points)
Trời ơi, mình ghét đi bộ nếu mình cảm thấy hơi mệt, mình thậm chí không thể tưởng tượng được việc tập thể dục hai lần một ngày bằng việc đi bộ trên đôi chân đã bị phá hủy.
_____________________
u/CheesecakeFull9053 (1.8k points)
Một giây phút im lặng dành cho các cô gái phải chịu đựng cuộc tra tấn vô nghĩa này. Phần kỳ lạ nhất là bàn chân thậm chí không thực sự trông nhỏ và xinh xắn sau khi bó lại như vậy mà nó chỉ dày và trông giống như một cái móng guốc.
>u/Redcagedbird (627 points)
Mình nhớ đã đọc ở đâu đó rằng họ thực sự không cởi mấy đôi giày đó ra, chỉ trong trường hợp họ đi tắm thôi. Họ luôn đi những đôi tất mỏng, những đôi dép, đôi giày xinh xắn được trang trí một cách tinh xảo khi họ không mang những đôi giày mang tính chất lịch thiệp ấy.
>>u/colectiveinvention (713 points – x1 silver)
Bạn có thể tìm thấy một cuộc phỏng vấn trên Youtube với một người phụ nữ Trung Quốc lớn tuổi bị bó chân. Bà ấy nói rằng động cơ thực sự đằng sau nó là khiến cho người phụ nữ không thể đi bộ một mình hoặc thậm chí không thể rời khỏi nhà, luôn phụ thuộc vào người chồng của mình.
>>u/AcanthocephalaOk7954 (170 points)
Mình đã đọc ở đâu đó rằng đôi chân bị trói đầy tội nghiệp này thường có mùi khá nặng. Mình cho rằng ngay cả khi được rửa và kì cọ hàng ngày thì việc giữ cho đôi chân được sạch và thơm quả là một việc khó. Những đôi chân đó có nhiều gấp cũng như kẽ nhỏ, khó có thể cọ một cách dễ dàng.
>u/wyanmai (71 points)
Bản thân bàn chân đã nhỏ hơn nhiều rồi, và hầu hết phụ nữ sẽ luôn quấn chân bằng vải ngay cả khi không mặc quần áo.
Có những học giả Trung Quốc từ những năm 1920 đã viết rằng họ thích việc đôi chân bị bó của vợ mình có mùi hôi và thích ngửi chúng khi họ bị bí từ trong lúc viết lách. Mình cũng chả biết nữa, con người thật là kì cục ý.
_____________________
u/Fuckoff555 (750 points – x1 silver – x1 helpful)
Chiếc giày trong hình hiện được đặt tại Bảo tàng Louise Weiss ở Saverne, Pháp.
Quá trình bó chân được bắt đầu trước khi vòm bàn chân có cơ hội phát triển đầy đủ, thường ở độ tuổi từ 4 đến 9. Việc bó chân thường bắt đầu trong những tháng mùa đông vì bàn chân có nhiều khả năng bị tê và do đó cơn đau sẽ không quá nghiêm trọng.
Đầu tiên, mỗi bàn chân sẽ được ngâm trong một hỗn hợp ở nhiệt độ ấm gồm các loại thảo mộc và máu động vật; điều này nhằm mục đích làm mềm bàn chân và hỗ trợ sự bó chân. Sau đó, các móng chân được cắt ra sau càng xa càng tốt để ngăn ngừa sự phát triển bên trong và nhiễm trùng sau đó, vì các ngón chân phải được ép chặt vào lòng bàn chân. Băng bông, dài 3 mét và rộng 5 cm, được chuẩn bị bằng cách ngâm chúng trong hỗn hợp máu và thảo mộc. Để có thể thu nhỏ kích thước của bàn chân, các ngón chân ở mỗi bàn chân được ép theo hình vòng cung, dùng lực ép mạnh xuống dưới và ép vào lòng bàn chân cho đến khi các ngón chân gãy.
Các ngón chân bị gãy được giữ chặt vào lòng bàn chân trong khi bàn chân sau đó được kéo thẳng xuống với cẳng chân và vòm bàn chân bị ép cho gãy. Băng được quấn liên tục theo động tác hình số tám, bắt đầu từ mặt trong của bàn chân đến mu bàn chân, sau đó băng qua các ngón chân, dưới bàn chân và xung quanh gót chân, những ngón chân mới gãy thì bị ép chặt vào gan bàn chân. Sau mỗi vòng quấn quanh bàn chân, vải buộc được thắt chặt, kéo mắt cá chân và gót chân lại với nhau, làm cho bàn chân gãy gập ở hình cung, và ép các ngón chân bên dưới phần đế bàn chân. Phần vải dùng để quấn chân được kéo chặt đến mức cô gái không thể cử động ngón chân của mình và các đầu của tấm vải buộc sau đó được khâu lại để cô gái không thể nới lỏng chúng ra.
Đôi bàn chân bị gãy của cô gái cần rất nhiều sự quan tâm và chăm sóc, và phần vải sẽ được tháo ra thường xuyên. Mỗi khi chân không bị bó thì sẽ được rửa sạch sẽ, kiểm tra các thương tích ở các ngón chân, và cắt tỉa móng một cách tỉ mỉ. Khi chưa bị bó, bàn chân gãy cũng được bóp nặn để làm mềm và lòng bàn chân của cô gái thường được đập để giúp các khớp và phần xương gãy linh hoạt hơn. Bàn chân cũng bị ngâm trong một thứ hỗn hợp khiến cho bất kỳ phần thịt hoại tử nào cũng có thể rụng ra.
Ngay sau thủ thuật này, ngón chân bị gãy của cô gái đã được gập lại và bàn chân sẽ tiếp tục bị bó lại. Những sợi vải buộc được kéo chặt hơn sau mỗi lần tháo vải như vậy. Nghi thức không ràng buộc và ràng buộc này được lặp lại thường xuyên nhất có thể (đối với người giàu ít nhất một lần mỗi ngày, đối với nông dân nghèo hai hoặc ba lần một tuần), với những đôi chân mới bắt đầu bị bó lại. Nói chung, việc đó được thực hiện bởi một thành viên nữ lớn tuổi trong gia đình của cô gái hoặc một người bó chân chuyên nghiệp (người mà thực hiện việc làm gãy chân và bó chân về sau). Người ta cho rằng việc để người ngoài làm thì sẽ tốt hơn vì nếu chính mẹ của cô gái làm thì người mẹ sẽ cảm thấy thương xót cho đôi chân của con gái mình và sẽ không còn muốn bó chân con gái mình thật chặt nữa.
Đối với hầu hết những người bị bó chân, họ sẽ hoàn toàn không cảm nhận được gì ở đôi chân của họ. Tuy nhiên, một khi một bàn chân đã bị đập nát và bó lại, việc cố gắng đảo ngược quá trình bằng cách không bó lại tạo ra cảm giác rất đau đớn, và sẽ không thể nào đảo ngược lại quá trình này mà thiếu đi cơn đau thấu trời xanh một lần nữa.
>u/Fuckoff555 (411 points – x1 helpful – x1 wholesome)
Các vấn đề sức khỏe:
Vấn đề phổ biến nhất với bàn chân bị bó là nhiễm trùng. Bất chấp việc thường xuyên cắt tỉa móng chân và được chăm sóc cẩn thận, chúng vẫn thường xuyên mọc ngược vào trong, bị nhiễm trùng và gây thương tích cho các ngón chân. Đôi khi, vì lý do này, móng chân của cô gái sẽ bị lột ngược lại và cắt bỏ hoàn toàn. Việc buộc chân quá chặt có nghĩa là sự lưu thông ở bàn chân bị gián đoạn, và sự tuần hoàn máu đến các ngón chân gần như bị cắt đứt, vì vậy bất kỳ vết thương nào ở ngón chân đều khó có thể lành và có khả năng trở nên nặng dần, dẫn đến các ngón chân bị nhiễm trùng khiến cho thịt thối rữa. Phần thịt bị hoại tử ban đầu cũng sẽ tạo ra mùi hôi, và sau đó, mùi này có thể đến từ các vi sinh vật khác nhau sinh sống trên các nếp gấp của chân. Hầu hết những phụ nữ được điều trị thường không ra ngoài thường xuyên và bị tàn tật.
Nếu nhiễm trùng ở bàn chân và ngón chân xâm nhập vào xương, nó có thể khiến chúng mềm đi, dẫn đến ngón chân bị rụng; tuy nhiên, điều này được coi là một điểm có ích vì bàn chân sau đó có thể bị bó chặt hơn nữa. Những cô gái có ngón chân nhiều thịt đôi khi sẽ có những mảnh thủy tinh hoặc mảnh gạch vỡ lọt vào phần bó bên cạnh bàn chân và giữa các ngón chân, gây ra thương tích cho bàn chân cũng như sự nhiễm trùng. Bệnh tật chắc chắn kéo theo sự lây nhiễm, có nghĩa là tử vong do sốc nhiễm trùng có thể xảy ra do bó chân, và một cô gái sống sót có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về sức khoẻ hơn khi cô ấy lớn lên. Người ta cho rằng có tới 10% trẻ em gái có thể đã chết vì chứng hoại thư và các bệnh nhiễm trùng khác do bó chân.
Khi bắt đầu bị bó, nhiều xương bàn chân sẽ vẫn bị gãy, thường là mất nhiều năm. Tuy nhiên, khi cô gái lớn lên, xương sẽ bắt đầu lành lại. Ngay cả khi xương bàn chân đã lành, chúng vẫn dễ bị gãy lại nhiều lần, đặc biệt là khi cô gái đang ở độ tuổi thanh thiếu niên và bàn chân vẫn còn mềm. Xương bàn chân của các cô gái thường được cố tình bẻ một lần nữa để thay đổi kích thước hoặc hình dạng của bàn chân. Điều này đặc biệt xảy ra với các ngón chân, vì các ngón chân nhỏ là thứ được yêu thích lúc bấy giờ. Phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng bị gãy hông và các xương khác khi ngã, vì họ không thể giữ thăng bằng một cách chắc chắn trên đôi chân của mình và ít có khả năng đứng dậy từ tư thế ngồi. Các vấn đề khác có thể phát sinh từ việc đi bộ bằng chân bao gồm liệt và teo cơ.
_____________________
Dịch bởi Sơn.