Một câu chuyện 700 tuổi tuyệt vời!

Tác phẩm “Marco Polo – Từ Venice đến Thượng Độ” của Laurence Bergreen là một cuốn tiểu sử về Marco Polo kèm một vài trang của cuốn “Những chuyến du hành” (cuốn sách do Marco Polo thuật lại). Tác giả bằng cuốn sách này đã bình luận về độ chính xác của những gì mà Marco trông thấy.
Điều quan trọng cần lưu ý là Marco phân biệt rất rõ ràng giữa những gì ông “tận mắt chứng kiến” và những gì ông “nghe mọi người nói” về những vùng đất xa xôi, về con người hay những sinh vật kỳ lạ.
Marco đến châu Á vào thời điểm quân Mông Cổ đã chiếm Trung Quốc. Hốt Tất Liệt, cháu trai của Thành Cát Tư Hãn, đang là kẻ trị vì. Xanadu, thủ đô mùa đông của Hốt Tất Liệt và những chuyến đi của Marco là những gì đã truyền cảm hứng cho bài thơ của Coleridge, Kubla Khan. Thủ đô mùa hè mà Marco từng gọi là Cambulac chính là Bắc Kinh ngày nay.
Marco không phải là người viết cuốn “Những chuyến du hành”. Cuốn sách được viết tay bởi một nhà văn theo trường phái lãng mạn giả tưởng – một người đàn ông tên Rustichello. Rustichello đã tự thêm một số chi tiết của riêng mình và những câu chuyện ngụ ngôn Cơ Đốc Giáo. Marco gặp nhà văn này khi ông bị giam bởi người Genoa vì ông có vai trò trong cuốn tiến công của hải quân Venice với Genoa khi Ý vẫn còn là những thành phố riêng lẻ. Marco đã kể lại những câu chuyện của mình cho Rustichello trong nhiều năm sau khi ông trở về Venice.
Không một bản sao nào của cuốn sách gốc còn tồn tại. Nó được phiên dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, thường bởi những nhà sư, những người cũng thêm vào vài chi tiết do chính họ nghĩ ra hoặc trộn lẫn với các tác phẩm khác, làm cho các chương trở nên rối rắm. 175 năm sau khi cuốn sách ra đời nó mới có bản in đầu tiên. Có cả một ngành nghiên cứu xem trong 104 bản in sớm nhất của sách được tìm thấy – nội dung bên trong không đồng nhất – bản nào mới là bản gốc của Marco.
Một trường phái tư tưởng khác cho rằng Marco chưa từng đến Trung Quốc và ông thu thập tài liệu của mình từ những “thủy thủ ở các quán rượu”. Nhưng họ đã lầm. Chừng một năm trước tôi có đọc về một học giả muốn chấm dứt tranh luận này bằng khẳng định “Ông ấy còn không nhắc đến Vạn Lý Trường Thành!” Tin giả đấy! Vạn Lý Trường Thành khởi công sau khi Marco đã rời Trung Quốc được gần 100 năm. Thử nghĩ xem loại học giả nào có thể mắc sai lầm như thế này?
Đây là điểm mấu chốt: không quá khó để Marco đến được Trung Quốc. Làm sao những “thủy thủ trong quán rượu” có được những thông tin ấy? Venice là trung tâm thương mại và giao thương hàng hải lớn nhất vào thời điểm đó. Bạn chỉ cần đi thuyền đến một nơi nào đó thuộc vùng Cận Đông (ví dụ như Lebanon) rồi đi nhờ theo những đoàn lạc đà trên Con đường Tơ Lụa. Marco đã tìm thấy nhiều bộ tộc khác tại Trung Quốc: người Cơ Đốc Giáo, người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo. Khi đó Đạo Do Thái còn khá mới ở vùng Viễn Đông và người Mông Cổ không theo Đạo Hồi.
Marco không đi một mình. Ông ấy ở tuổi thiếu niên và đi cùng cha và chú mình vào năm 1269. Cha ông đã từng đi trước đó, và nhiều người châu Âu khác đã đi trước ông. Vài năm trước, một tu sĩ dòng Francis đã giao một bức thư từ Giáo hoàng Innocent IV đến cho triều đình Đại Hãn. Trước đó nữa, Benjamin thành Tudela, một giáo sĩ Do Thái đến từ Navarre đã tới Trung Quốc và viết một cuốn sách về những trải nghiệm của ông. Các học giả châu Âu không hề biết đến nó cho đến tận vài trăm năm sau vì nó được viết bằng tiếng Do Thái.
Khi Marco, cha và chú của mình trở về 24 năm sau đó, có một tài liệu pháp lý ở Venice cho biết họ đã lấy lại nhà của mình từ những người lạ chiếm cứ trong lúc họ đi vắng. Nếu không phải họ đến Trung Quốc, thì họ đã ở đâu trong suốt 23 năm? Marco không hề nhàn rỗi trong suốt thời gian ông ở Trung Quốc. Ông làm việc trực tiếp với Đại Hãn và đi khắp vương quốc với tư cách một người thu thuế. Đại Hãn có chính sách để người nước ngoài giám sát việc thu thuế của mình. Ông cũng đi khắp Trung Quốc đến Ấn Độ và Đông Nam Á.
Là một người tò mò, Marco và người thân của ông rất thích mối quan hệ giữa Đại Hãn và quan lại trong triều đình. Marco viết về những toan tính trong triều đình hàng trăm năm trước khi các nhà sử học biết đến những sự kiện này từ những nguồn khác. Làm thế nào mà “thủy thủ trong quán rượu” có thể biết chính xác những điều ấy? Marco còn viết về cuộc xâm lược thất bại của Đại Hãn ở Mông Cổ và quần đảo Java trước bất kỳ sử liệu nào khác. Những cuộc xâm lược ấy thất bại vì người Mông Cổ là những kỵ binh cừ khôi trên lưng ngựa nhưng lại là những thủy thủ đoàn tệ hại.
Một câu chuyện 700 tuổi tuyệt vời!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *