Thật lòng mà nói, tôi có chút sợ hãi khi người khác thân thiết quá mức với mình.
Lúc ra ngoài đi ăn cùng nhau thì dùng đũa của mình trực tiếp gắp đồ ăn trong bát của tôi; không nói gì với tôi trước liền lấy máy tính của tôi đi để chuẩn bị tài liệu, chẳng hỏi được câu nào liền thay tôi chọn sẵn địa điểm đi chơi cuối tuần. Tôi biết rằng làm như vậy quả thật đều là những người rất thân thiết với tôi, nhưng quan hệ tốt đến thế nào đi chăng nữa cũng không có nghĩa là giữa chúng tôi có thể không có bất kì sự phân chia rõ ràng nào cả.
Càng lớn càng có thể nhận ra rằng thứ mà người trưởng thành để tâm nhất chính là “ý thức những ranh giới”
Từ trước đến giờ tôi cực kì khó chịu khi mẹ tôi vào phòng tôi mà không gõ cửa. Tôi luôn không thoải mái nói với mẹ tôi có tôn trọng sự riêng tư của một một chút được không nhưng mỗi lần tôi nói đến “sự riêng tư” với mẹ thì bà luôn cảm thấy đây là một chuyện rất nực cười.
Mẹ tôi thường nói một câu như thế này: “Con chui ra từ trên người mẹ, vì mẹ con là chính là của mẹ.” Kiểu logic này của mẹ khiến tôi “cạn lời” trong nhiều năm qua. Sở dĩ con người nghiên cứu ra “cửa” thỉ cũng chứng tỏ rằng có vài chuyện bản thân chúng ta muốn tự mình giải quyết, dù là cha mẹ cũng không có nghĩa là được phép tự ý can thiệp vào cuộc sống riêng của con cái.
Nhà triết học Arthur Schopenhauer đã từng đưa ra một lý luận là “Hedgehog’s dilemma (tạm dịch: Tình huống khó xử của loài nhím). Trong thời tiết lạnh giá, loài nhím cần phải sát lại gần với nhau để lấy hơi ấm thế những trên cơ thể chúng đều có gai, sát lại quá gần thì chúng lại bị gai trên người con còn lại đâm bị thương, bởi vậy nên những con nhím phải duy trì một khoảng cách với nhau.Thế nên bạn nhìn mà xem, mẹ của nhím con dù là muốn ôm lấy con mình nhưng sẽ kìm chế lại cái mong muốn đó. Bởi vì nếu không khống chế được cảm xúc của mình sẽ làm cho nhìn con bị thương.
Giờ nghỉ trưa ngồi tán phét với đồng nghiệp, nói đến mấy chuyện “cạn lời” nhất trên đời này, câu trả lời của một cô bạn trẻ khiến tất cả vô cùng chấn động. Đồng nghiệp nói lúc học đại học, bạn thân của cô từng thay cô ấy chia tay bạn trai mà không hề hỏi ý kiến của cô ấy đơn giản là vì cô bạn thân khia cảm thấy anh bạn trai không phù hợp với cô ấy. Cô ấy nói bản thân lúc ấy tức điên lên rồi, hai người họ là bạn thân nhất điều này quả không sai nhưng không có nghĩa rằng bạn thân có thể chỉ trỏ này nọ vào cuộc sống của mình càng không có nghĩa rằng bạn có thể thay cô ấy quyết định những lựa chọn của bản thân.
Bạn làm sao chắc chắn được thứ mà bạn thích đối với người khác mà nói có phải là thừa thãi hay không? Người đàn ông mà bạn cảm thấy tốt thì nhất định có thể mang đến hạnh phúc cho người khác? Đây không phải là muốn tốt cho người khác mà là muốn người ta sống theo cái kiểu mà bạn cho là tốt đẹp mà thôi.
Trên mạng có một câu như thế này: “ Điều cần thiết với người trưởng thành, cũng chỉ có thể là chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình.” Quan hệ càng thân thiết càng dễ khiến con người ta cảm thấy khủng hoảng, dường như chỉ cần bản thân không để ý một chút thì người ta liền có thể làm ra những chuyện khiến mình trở tay không kịp. Tiền lấy từ trong túi của mình ra mới được gọi là “lấy”, khi người khác không biết mà lấy tiền trong túi của họ ra thì gọi là “trộm”. Giữ cho tốt cái giới hạn của bản thân mới là sự tôn trọng cơ bản nhất đối với người khác.
Thật sự mà nói từ trước đến tôi chưa từng tự tiện xem điện thoại của người yêu, không phải là tôi tin tưởng anh hoàn toàn mà chỉ là bởi vì tôi cảm thấy giữa người yêu với nhau cũng cần phải “khách sáo”. Sự khách sáo này chính là để cuộc sống của đối phương được tồn tại chính bản thân của mỗi người bởi tình yêu không phải là “chiếm hữu” mà phải là “cộng sinh” cùng với nhau.
Trong “Bản hòa tấu hạnh phúc” Tạ Nam từng nói: “Đừng ép người khác dùng cách bạn thích để nói lời yêu thương.” Cô ấy nói: Tôi càng ngày càng nhận ra rằng thực ra hai người về cơ bản chính là hai cá thể độc lập, bởi vậy cần phải giữ cho nhau không gian riêng, có nhận thức về ranh giới là một việc vô cùng quan trọng.
Dù rằng em có yêu anh đến thế nào, anh có thương em đến đâu, chúng ta đã ở bên nhau bao lâu rồi đi chăng nữa thì cũng không nên lấy đó trở thành lý do để có quyền quyết định thay cho cuộc sống của nhau. Anh không thể lén lút lấy điện thoại block hết bạn thân của em; anh cũng không thể tùy tiện nghe điện thoại của em rồi “giúp” em từ chối lời mời của người khác; càng không thể vì anh cảm thấy em tâm trạng không tốt liền thay em đẩy những công việc quan trọng của em sang ngày khác.
Anh nói đây đều là vì anh quá yêu em, em đều hiểu, nhưng em càng hi vọng anh cũng yêu sự tự cho của chính bản thân em.
Nhà văn người Nga Yuri Vasilyevich Bondarev từng nói: “Nguồn cơn mọi đau khổ của con người đều đến từ việc thiếu đi nhận thức về ranh giới.”
Nhận thức về ranh giới của người trưởng thành cũng giống như không khí, một khi mất đi rồi thì sẽ biết nó quan trọng đến nhường nào. Bên cạnh nhau nhưng không có nhận thức về ranh giới cũng giống như việc buộc hai người khỏa thân chạy cùng nhau, chúng ta nhìn rõ mọi thứ của nhau nhưng bạn sẽ ngượng ngừng còn người ấy cũng rất khó xử.
Một mối quan hệ tốt đẹp nhất định không phải là không do dự cho nhau toàn cái quyền tự do “đi lại” hay tung hoàng ngang dọc trong thế giới của riêng mình. Chúng ta từng giây từng phút đều phải tâm niệm rằng luôn có những thứ không thể chạm vào được, quan tâm lẫn nhau, tự làm cho bản thân thêm nhiều màu sắc, dù là ở bất cứ danh nghĩa thân phận nào cũng phải hiểu được đâu là điểm dừng, đâu là chừng mực mới chính là sự thoải mái vừa ý nhất.
Tôi cho phép bạn đến với cuộc đời tôi làm một người khách quý nhưng hoàn toàn không đồng ý bạn làm chủ cuộc đời của tôi. Cảm ơn bạn đã coi tôi là người thân của mình nhưng tôi vẫn hi vọng chúng ta vẫn có được không gian riêng trong sự thân thiết đó!