- Đề thi chỉ đánh giá được một phần nhỏ của năng lực tiếng Anh nhưng lại được coi là “tất cả”, gây ảo tưởng và học lệch cho người thi.
- Đề thi nặng về số lượng mà không có chiều sâu, người điểm cao thực ra chỉ là kẻ “lắm mồm” chứ không phải là người “nói hay”.
- Lệ phí thi lên tới gần 5 triệu là quá cao so với công sức của Ban Tổ Chức, mà tấm bằng chỉ có giá trị trong 2 năm. Đây chính là “ăn cướp” sinh ra từ độc quyền. Số tiền đó đầu tư vào học tiếng Anh cho giỏi thật còn hơn.
- Chưa kể chi phí luyện thi có thể lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con luyện, dẫn đến bất bình đẳng nếu dùng IELTS để xét tuyển.
- Nhiều trường Đại Học ở Việt Nam tuyển thẳng người có điểm IELTS cao, nhưng xin lỗi: bằng Đại Học còn không có giá trị với thành công và giàu có nữa là bằng IELTS.
- Nhiều chương trình TV, người nổi tiếng, báo chí cổ xúy cho IELTS, nhưng cái sai vẫn là sai dù nhiều người ủng hộ nó. Hoặc là họ không đủ tầm để chỉ ra được giỏi tiếng Anh thật sự là gì, hoặc là vô tâm do có “ăn chia” trong đó.
- Nhiều công ty đòi hỏi hoặc đánh giá cao ứng viên có bằng IELTS vì… sếp không đủ trình để biết ai giỏi tiếng Anh nên phải dựa vào 1 tờ giấy. Người giỏi chỉ cần thử 30 giây là biết thật giả.
- Tư duy “bằng cấp” kéo xã hội khỏi “đẳng cấp”, sinh ra muôn vàn tiêu cực và lãng phí. Lịch sử đã cho thấy bao vết xe đổ mà chưa tỉnh hay sao? Bằng Tiến Sĩ còn chưa ăn ai nói gì bằng IELTS!
- Mà đâu có ai đòi người bản xứ phải thi IELTS? Do đó nên lấy mục tiêu: DÙNG ĐƯỢC TIẾNG ANH NHƯ NGÔN NGỮ THỨ 2 để làm thang đo, chứ không phải là những tờ giấy hàn lâm, máy móc như TOEIC, IELTS, B1,…
Từ chuẩn ngôn ngữ thứ 2, Việt Nam có thể tự tạo ra 1 chứng chỉ tiếng Anh dùng trong nước, có lệ phí thi phù hợp với túi tiền người dân hơn, miễn sao đánh giá đúng trình độ thực tế của người học.
Nguồn 👉 Hoàng Đế Tiếng Anh