Một góc nhìn khác về Sấm Ký Trạng Trình: Toán Xác Suất Thống Kê

Một góc nhìn khác về Sấm Ký Trạng Trình: Toán Xác Suất Thống Kê
Trong thế chiến thứ hai, một giáo sĩ Do Thái ở Slovakia là Michael Dov Weissmandl đã có những phát hiện tình cờ của ông khi cố công tìm kiếm các thông điệp ẩn giấu trong kinh Torah. Phát hiện nổi tiếng nhất của ông là bắt đầu từ một “mem” (ký tự trong tiếng Do Thái phát âm giống như “m”) nào đó trong kinh Torah và đọc tiếp 50 chữ cái một, ta sẽ thấy chuỗi “mem shin nun hay” là đánh vần tiếng Do Thái của từ Mishneh, từ đầu tiên trong tiêu đề của tác phẩm bình giải kinh Torah của Maimonides – một học giả Do Thái ở thế kỷ mười hai. Bây giờ hãy nhảy qua 613 chữ cái tiếp theo (tại sao 613? bởi đó là số điều răn trong kinh Torah) rồi lại bắt đầu đọc các chữ cái cách nhau 50 vị trí, bạn sẽ thấy các chữ ghép thành Torah -> trọn tiêu đề cuốn sách của Maimonides.
Giữa thập niên 1990, một nhóm nghiên cứu ở đại học Hebrew ở Jerusalem: Rips, Witztum và Rosenberg, những người được đào tạo cả về toán học và tôn giáo, đã phân tích tập dữ liệu 304.805 ký tự của kinh Torah để nhằm trả lời câu hỏi đầy khiêu khích: “kinh Torah có biết trước tương lai không?”
Công cụ họ lựu chọn là “chuỗi ký tự cách đều” ELS như Michael Dov Weissmandl đã dùng. Họ chọn 32 giáo sĩ Do Thái nổi tiếng trong toàn bộ lịch sử Do Thái hiện đại, từ Avraham HaMalach tới Yaabez.Trong tiếng Do Thái, các con số có thể được ghi lại bằng các chữ cái nên ngày sinh, ngày mất của các giáo sĩ cung cấp thêm nhều chuỗi ký tự để xử lý. Đầu tiên là họ tìm kiếm trong sách Sáng Thế(Genesis) các ELS của tên, ngày sinh/mất của các giáo sĩ và tính toán khoảng cách trong văn bản giữa các chuỗi tên với các chuỗi ngày sinh/mất tương ứng sau đó xáo trộn và lập lại một triệu lần(một tỷ lệ rất nhỏ của tồng số hoán vị có thể của 32) và kết quả là xếp hạng liên kết đúng giữa tên – ngày sinh/mất là thứ 453 trên 1 triệu cách xáo trộn. Họ làm lại với các văn bản khác “Chiến Tranh và Hòa Bình”, sách tiên tri Isaiah .. trong tất cả các trường hợp này, xếp hạng liên kết đúng nằm ở giữa.
Tạp chí Khoa học Thống Kê 1994 đã đăng nghiên cứu của họ và gây hứng thú cho nhà báo Mỹ Michael Drosnin. Drosnin đã truy lùng các ELS của riêng mình và xem mỗi cụm các chuỗi mình tìm được như là một lời tiên tri thần thánh cho các sự kiện tương lai.
Năm 1997 ông xuất bản cuốn “The Bible Code” Mật mã Kinh Thánh, bìa in hình một cuốn kinh Torah trông có vẻ cổ, đã phai màu, với các chuỗi ký tự được khoanh tròn đánh vần các từ Do Thái “Yitzhak Rabin” và “assassin who will assassinate”(sát thủ sẽ ám sát), tuyên bố về việc đã cảnh báo Rabin về vụ ám sát ông ta năm 1995 là một quảng cáo quá sức thuyết phục cho cuốn sách.Cuốn sách cũng có các tuyên đoán dựa theo kinh thánh Torah về chiến tranh vùng vịnh và sự va chạm của sao chổi Shoemaker-Levy 9 với sao Mộc năm 1994. Mật mã Kinh Thánh trở thành cuốn sách bán chạy hàng đầu, Drosin xuất hiện trên The Oprah Winfrey Show và CNN, thậm chí có cuộc hội kiến riêng với nội các tổng thống Clinton để chia sẽ học thuyết về .. ngày tận thế ) (năm 2010 ông đăng trên Thời báo New York cảnh báo Obama rằng theo chuỗi ký tự ẩn trong Torah, Osama bin Laden có thể đã có một vũ khí hạt nhân)
Nhưng ngay khi các mật mã đang thu hút sự chấp nhận rộng rãi của công chúng thì nền móng của chúng lại bị tấn công trong thế giới toán học, sự tranh cãi đặc biệt gay gắt giữa cộng đồng lớn các nhà toán học Do Thái chính thống. Khoa toán đại học Havard, Shlomo Sternberg chỉ trích David Kashdan cùng những người có cách nhìn tương tự là “một trò lừa”, “không những tự rước sự xấu hổ cho chính họ mà còn làm hổ thẹn nền toán học”.
Luận điểm các nhà toán học phản bác là dựa trên một định luật toán học: [1]”Định Luật Về Số Lớn” do Jakob Bernoulli phát biểu trong sách Ars Conjectandi(Nghệ thuật phỏng đoán), nói theo ngôn từ đơn giản: “nếu xác suất xảy ra của một sự kiện là p, thì p là tỷ lệ khả dĩ nhất của những lần xuất hiện sự kiện so với tổng số lần thí nghiệm và khi số lần thử tiến đến vô cùng thì tỷ lệ thành công trở thành p là chắc chắn”
Điển hình là câu chuyện “Người môi giới chứng khoán Baltimore”, câu chuyện kể rằng một ngày nọ có một nhà môi giới chứng khoán báo tin cho bạn gợi ý rằng một cổ phiếu nào đó sắp tăng mạnh, và đúng như anh ta đoán, cổ phiếu đó tăng.Và đáng kinh ngạc hơn là bạn nhận liên tiếp 10 lần tiên đoán đúng của anh ta, vào lần thứ 11, bạn nhận được lời mời đầu tư từ anh ta, bạn có nhận lời không ?
Bạn có thể dùng toán xác suất để xem anh ta có phải ăn may cả 10 lần không: mỗi lần đoán anh ta có 50% dự đoán đúng -> xác suất 10 lần liên tiếp đoán đúng là : 1/1024 (nhân 1/2 mười lần), nói cách khác cơ hội anh ta bịp bạn gần như bằng không. Nhưng mọi thứ trông khác đi khi bạn kể lại câu chuyện từ góc nhìn của người môi giới Baltimore. Tuần đầu tiên anh ta đã gửi 10.240 bản tin, một nữa dự đoán cổ phiếu tăng, một nữa dự đoán cổ phiếu giảm, sang tuần sau có 5.120 nhận kết quả đúng, tuần sau nữa là 2.560 và cứ thế tời tuần thứ mười sẽ có mười người “may mắn” nhận được mười lựu chọn thành công liên tiếp – bất kể thị trường chứng khoán đang hoạt động thế nào.
Sau đó là luận điểm về [2]”Dư địa” do Brendan Mckay, một nhà khoa học máy tính Úc, và Dror BarNatan, một nhà toán học Do Thái, đưa ra. Họ cho rằng các giáo sĩ trung cổ không có hộ chiếu hay giấy khai sinh để cho họ có một cái tên chính thức, họ có thể được nói đến bằng các danh hiệu và bằng các cách khác nhau. Xét trường hợp giáo sĩ Avraham ben Dov Ber Friedman, một nhà thần bí Do Thái giáo Hasidic ở thế kỷ 18, người đã sống và làm việc ở làng Do Thái Fastov thuộc Ukraine. Nhóm của Witztum đã dùng các danh hiệu “Rabbi Avraham” vả “HaMalach” (thiên thần). McKay và Bar-Natan phát hiện ra rằng sự linh hoạt trong các lựu chọn tên dẫn tới các thay đổi mạnh mẽ trong chất lượng kết quả. Họ thí nghiệm trên bản dịch tiếng Hebrew của tiểu thuyết Chiến Tranh và Hòa Bình và kết quả cũng cao như Sách Sáng Thế. Trong một bài báo sau này, họ đã yêu cầu một giáo sư giảng dạy kinh Talmud ở đại học Tel Aviv lấy một danh sách các tên gọi khác không tương thích với kinh Torah và kết quả chỉ khá hơn sự ngãu nhiên một chút. McKay và Bar-Natan đã đưa ra một vấn đề thuyết phục về sức mạnh của dư địa.
Các học giả sùng đạo Do Thái đã rất khôn ngoan khi từ chối sự hấp dẫn của mật mã. Một giáo sĩ Do Thái nổi tiếng đã hỏi một người ủng hộ mật mã: “Vậy hãy nói cho tôi, anh sẻ làm gì khi tìm thấy một mật mã trong kinh Torah nói rằng ngày Sabbath đáng lẽ phải là ngày chủ nhật?”. “Sẽ không có mật mã kiểu vậy” người kia trả lời, “bởi vì Chúa yêu cầu ngày Sabbath phải vào thứ bảy”. Người giáo sĩ già không từ bỏ “được rồi, nhưng nhỡ có thì sao ?” Người đồng nghiệp trẻ im lặng một lúc và cuối cùng nói “thế thì tôi cho là tôi phải suy nghĩ về nó”. Lúc này người giáo sĩ đã xác định rằng [3] các mật mã phải bị bác bỏ.
Ở Việt Nam mình có “Sấm Ký” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà người ta dùng để đồn đoán thế thời.
“Sấm Ký” viết dưới dạng thể thơ lục bác và có nhiều bản khác nhau. Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký” là gốc của bản Quốc ngư Hoàng Xuân và Thời Tập. Bản AB.444 Viện Hán Nôm gốc của bản quốc ngữ Mai Lĩnh. Ngoài bản A còn có ít nhất ba dị bản về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20 văn bản, trong đó 7 bản là tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội. Trước 1975, tại miền Nam đã có khoảng 20 bản quốc ngữ.
Đầu tiên ta có thể khẳng định người ta dựa vào Sấm Ký nguyên nhân lớn nhất là cái danh của Sấm Trình, có thể do ông rành kinh dịch và có những điều tiên liệu đúng đắn cũng có thể do giới Chính trị nhét chữ vào mồm ông để đạt mục đích, ở đây tôi không bàn về điều này và tôi cũng không khẳng định rằng Sấm Ký chỉ là do Trạng Trình hứng lên viết bừa mà ông có viết có chủ đích tiên tri, như trong cảm đề “viết cho hậu thế xem chơi”. Nhưng vấn đề là Sấm Ký ấy viết cho khoản thời gian nào, nếu ông tiên liệu cho thời thế phân tranh hợp nhất nước ta tới khi Gia Long lên ngôi thì tôi cho là hợp lý và Sấm Ký có thêm phần sức nặng, chưa xét đến đúng sai. Nhưng đằng này con cháu cố nhét chữ vào mồm ông để suy đoán thời thế tới tận ngày nay và cả tương lai, chưa kể là bàn luôn cả chuyện thế giới, đó là vấn đề.
Mặc dù ta thấy khác với cách “xài” kinh Torah ở trên là dân Việt phân tích hẳn một câu thơ hay đoạn thơ lục bát trong Sấm Ký, nhảy chử thì nhiều tổ hợp hơn là nguyên câu thơ, nhưng điều đó cũng chả nói lên được là xác suất sẽ giảm đi một khi số lần thử quá lớn.
Như đã thấy về [1] Định luật số lớn, từ thời Sấm Trình tới nay và mãi về sau là một khoảng thời gian quá dài và mỗi giây trên đất nước Việt Nam có cả hàng ngàn sự kiện lớn bé xảy ra, một lượng phép thử quá lớn. Việc một sự kiện trong tương lai trùng hợp với câu chữ của “Sấm Ký” là điều “chắc chắn xảy ra” như Jakob Bernoulli đã khẳng định.
Cái thứ [2] “Dư Địa”, ta thấy rõ là ta dùng Sấm Trình để lý giải suy đoán “sự kiện trong nước ta”, mà văn hóa lịch sử ta có bị đứt gãy đâu, nó liền một dải, thành thử ra các tên, họ, địa danh, các ẩn dụ có tính văn hóa truyền thống mang tính mơ hồ và có thể suy diễn ra nhiều nghĩa như: Trần, Nguyễn, tí, sửu ,dần, mẹo, bò đái, hổ , kê, ngưu, nam bắc, nam phương, bắc phương, tứ phương, tướng tai, kẻ gian, thánh nhân, thiên tử …. đều có cơ hội lớn để trùng khớp với các sự kiện trong tương lai.
Thêm nữa thói quen của dân ta là tự tiện sửa chữa, thêm bớt các bản chính cho nên truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương đã bị tam sao thất bản.. Nhiều người sau này sửa sấm ký hoặc bóp méo văn nghĩa cho vừa khuôn khổ quyền lợi của phe nhóm họ. Như thời xưa Sấm Ký mang tính cách bí mật thuộc phạm vi quốc cấm, phải cất kín cũng như Kim Cổ Kỳ Quan, Tứ Thánh, chỉ bàn bạc với người thân mà thôi. Thái độ của nhân dân đối Sấm Ký khác với Lục Vân Tiên và truyện Kiều. Ấy cũng bởi ngày xưa các nho sĩ dùng Sấm ký để chống triều đình , chống Pháp, mà bọn tay sai cũng dùng sấm ký vu oan giá họa cho dân lành cho nên quan quân đã bắt bớ dân chúng, và người ta phải cất giấu các tài liệu này.
Sấm ký có thể bị lợi dụng với mưu đồ không tốt đẹp như [3], do đó tốt nhất hãy chỉ xem nó như là văn hóa phi vật thể thôi.
——-
nguồn:
Để không phạm sai lầm – Jordan Ellenberg
Sấm Trạng Trình toàn tập – Nguyễn Thiên Thụ
Wiki





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *