Mình đến thăm Hagia Sophia trong lần đến Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái. Mình không chủ đích đ…

Hagia Sophia – Thổ Nhĩ Kỳ

Mình đến thăm Hagia Sophia trong lần đến Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái. Mình không chủ đích đến đây nên không tìm hiểu nhiều nó, chỉ là lịch trình đi chung thì mình đi thôi nên hình chụp bằng điện thoại chứ không phải bằng máy ảnh.

Điều đầu tiên làm mình bối rối khi vào đây là mình thấy cả hình ảnh của Chính Thống Giáo Phương Đông và Hồi Giáo cùng trong một nhà thờ. Ngay sau đó mình đã đọc nhanh và hiểu thêm về nó để hiểu hơn. Nhưng không có thời gian và không mang theo máy ảnh nên đã không có nhiều ảnh đẹp hơn cho anh em.

Mục đích mình chia sẻ bài này là vì hôm qua tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức chuyển chức năng từ một bảo tàng thành một đền thờ Hồi Giáo. Mình hơi buồn vì quyết định này của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ do mình là một người Công Giáo, mà còn vì việc này làm thay đổi mục đích ban đầu được xây lên và nó còn là nơi chứa đựng hàng ngàn năm lịch sử từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 20. Nó nên là một bảo tàng như nó đã từng từ năm 1935 thì hay hơn.

Hagia Sophia đầu tiên được xây từ năm 532 đến năm 537. Nó đã trở thành nhà thờ trung tâm của Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và trụ sở của Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis trong gần 1000 năm. Giáo hội chính thống giáo Đông phương và Giáo hội Công giáo Roma hiện nay thời đó coi nhau cùng chung một Giáo hội, chung một niềm tin. Thượng phụ Đạ kết thành Constantinopolis giống như Đức Giáo Hoàng ở Roma và Hagia Sophia giống như Đền thờ thánh Phêrô ở Rome bây giờ.

Năm 1054 chứng kiến cuộc Đại Ly giáo, chia cắt giáo hội thành hai phần, phương Tây với Giáo hội Công giáo Roma, và phương Đông với Giáo hội Chính thống Đông phương. Ngoài những bất đồng về thần học như mệnh đề Filioque, và thẩm quyền của Giáo hoàng, những dị biệt từ trước đó về văn hóa và ngôn ngữ giữa hai nền văn hóa Latinh và Hy Lạp cũng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự chia cắt.

Sự chia rẽ càng thêm nghiêm trọng sau sự chiếm đóng và cướp phá thành Constantinople trong cuộc thập tự chinh thứ tư vào năm 1204. Sự kiện cướp phá Nhà thờ Hagia Sophia và nỗ lực thiết lập Đế quốc Latinh nhằm thay thế Đế quốc Byzantium vẫn là một mối hiềm khích giữa hai phía kéo dài cho đến ngày nay.
Năm 1964, Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng phụ Đại kết Athenagoras I đã có cuộc gặp ở Jerusalem và vài năm sau đó, vạ tuyệt thông năm 1054 đã được hai giáo hội xóa bỏ.

Năm 2004, Giáo hoàng Gioan Phaolô II chính thức xin lỗi về việc tàn phá thành Constantinople năm 1204, và lời xin lỗi được Thượng phụ Bartholomew thành Constantinople chấp nhận.

Sau khi Đế quốc Ottoma chiếm Thổ Nhĩ Kỳ thì đã biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi giáo như là một dấu chỉ cho sự chiến thắng. Và nó đã tiếp tục được sửa chữa, nâng cấp, mở rộng… điều mình thấy hay là họ không đập bỏ đi mà sửa chữa, nâng cấp, mở rộng. Họ cũng không xoá bỏ mọi tranh ảnh trên tường Nhà thờ cũ mà đè lên hoặc bố trí lại.

Năm 1935 nước Cộng Hoà Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển Hagia Sophia từ đền thờ Hồi giáo thành bảo tàng.
Năm 2020 Thổ Nhĩ Kỳ lại chuyển Hagia Sophia từ bảo tàng thành đền thờ Hồi giáo.
Trong một phản ứng Đức Giáo Hoàng đã nói ngài đau buồn vì quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo. Cuhiep. Tinhte.vn





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *