MESSERSCHMITT BF-109: ĐÀN ĐẠI BÀNG SẮT CỦA ĐỆ TAM ĐẾ CHẾ

Ở giai đoạn đầu của cuộc Đệ nhị thế chiến, người Đức đã thể hiện sự bố đời trong tác chiến khi chỉ với hơn 1 năm, họ đã vả vỡ mõm 8 nước châu Âu mà trong đó có 1 thằng thuộc rank cường quốc thế giới là Pháp. Chuỗi killstreak này chỉ dừng lại khi bác “Ler” gặp bác “Chill” với trận hòa trên lý thuyết giữa Anh và Đức (nhưng thực tế thì Đức thua sml ra).

Và để đạt được những thành tựu vô nhân tính ấy, ngoài binh đoàn linh cẩu thép vốn đã quá quen thuộc ra thì lực lượng không quân Luftwaffe cũng góp phần không nhỏ để nước Đức thâu tóm cả châu Âu. Và để làm được điều đó, Luftwaffe cần có cho mình những người phi công giỏi, can đảm hay quan trọng không kém là những chiếc máy bay chất như nước cất được chế tác bởi những kỹ sư người Đức. Trong đó phải kể đến loài đại bàng sắt trứ danh Messerschmitt Bf-109.

-THÔNG SỐ KỸ THUẬT (cơ bản):

•Chiều dài: 8,95 m

•Sải cánh: ~9,93 m

•Chiều cao: 2,60 m

•Vận tốc tối đa: ~640 km/h (ở độ cao 6.300m)

•Tầm bay tối đa: 880-1144 km

•Độ cao tối đa (a.k.a trần bay): 12 km

•Vũ khí: 2 súng máy 13mm (tính theo đường kính nòng); 1 pháo 20mm hoặc 30mm; 1 bom 250 kg hoặc 4 bom 50 kg; 2 rocket; 2 cụm pháo 20mm dưới cánh

-SỰ RA ĐỜI CỦA KẺ SĂN MỒI:

Vào năm 1933, sau khi Hitler lên nắm quyền, ông ta đã bắt đầu công cuộc cải tạo nước Đức từ 1 con Alaska hiền lành bị xích cổ bởi các cường quốc Đồng minh thành 1 con chó Pitbull hung dữ sẵn sàng xơi tái bất cứ đứa nào dám bố láo. Và để phục vụ cho quá trình ấy, không quân Đức cần những chiếc tiêm kích đánh chặn (máy bay được thiết kế chuyên dụng để ngăn chặn và tiêu diệt máy bay địch) hiện đại để thay thế đống máy bay 2 tầng cánh vốn đã lỗi thời đang phục vụ.

Yêu cầu của loại máy bay này là phải đạt được tốc độ tối đa 400 km/h ở độ cao 6km, và phải duy trì được điều đấy trong 20 phút; nó cũng cần có ít nhất 3 con hàng súng máy 7,9 mm với 1.000 viên đạn/khẩu hoặc 1 pháo 20 mm với 200 viên; ưu tiên tốc độ bay ngang, tốc độ lên cao, khả năng cơ động và 1 nùi tiêu chí khác nữa. Nhắm theo đống yêu cầu ấy, mỗi nhà thầu sẽ được làm 3 mẫu để cạnh tranh vào năm cuối 1934. Tuy ban đầu không được mời tham gia cuộc cạnh tranh, song nhờ uy tín cao khi sản xuất ra máy bay thể thao Bf-108 vô cùng thành công, Messerschmitt đã muộn màng tham gia cuộc chơi vào năm 1935.

Chiếc Bf-109 được thiết kế dựa trên nguyên tắc “cấu trúc nhẹ cân” tương tự Bf-108, theo tôi hiểu thì các bộ phận của máy bay được gắn trên cùng 1 bộ khung nhằm phân phối trọng tải giữa chúng (cái này tôi sợ độc giả bị loạn với bản thân mình cũng khá mơ hồ về khái niệm này nên chỉ dám ghi như vậy, nếu sai xót mong mọi người bổ sung). Một đặc điểm nữa trong thiết kế của Bf-109 là việc bộ càng đáp (hay chính là cái bánh xe để máy bay hạ cánh hoặc đứng trên mặt đất) được gắn thẳng vào thân máy bay chứ không phải ở cánh như 1 số loại khác, điểm này vừa lợi vừa hại, nhưng chủ yếu là hại. Nó lợi ở chỗ vì bánh xe nằm ở thân máy bay, nên khi cần bảo trì cánh, các kỹ sư có thể tháo hoàn toàn đôi cánh máy bay mà vẫn yên tâm chiếc tiêm kích vững. Còn hại thì cũng do nằm ở thân, khoảng cách giữa 2 bánh đáp nhỏ, từ đó máy bay sẽ khó giữ thăng bằng (nó giống việc bạn đứng chụm chân 1 chỗ sẽ dễ ngã hơn đứng dạng chân ra vậy), cùng với độ nghiêng lớn của buồng lái so với mặt đất làm tầm nhìn khi ở dưới mặt đất gần như bằng không khiến việc cất-hạ cánh của loài đại bàng này quả là 1 cơn ác mộng.

Vũ khí của Bf-109 ban đầu được lắp ở thân máy bay, giúp nó có 1 đôi cánh mỏng và nhẹ khi không phải mang súng. Nhưng sau này người Đức đã phải add thêm 2 khẩu pháo 20mm vào đôi cánh để không bị lép vế trước loài diều hâu Spitfire 8 súng của Anh. Ngoài ra còn khá nhiều đặc điểm liên quan đến khí động học của con này nhưng vì không muốn biến post thành 1 bài giảng vật lý tẩm chloroform nên mình xin phép bỏ qua, bác nào muốn có thể lên wiki xem nhé!

Nguyên mẫu đầu tiên của Bf-109 được xuất xưởng vào tháng 5/1935, và sau 1 thời gian cải tiến về động cơ, nó đã được cho bay thử vào tháng 9 rồi gửi đi cạnh tranh với các mẫu khác. Sau đó 2 nguyễn mẫu nữa cũng được cho xuất xưởng, thử nghiệm, rồi gửi đi cạnh tranh.

Tham gia cuộc cạnh tranh đối đầu trực tiếp, Bf-109 tuy sinh sau đẻ muộn song cũng nhờ vậy, chúng đã thừa hưởng những tinh túy của các thiết kế máy bay hiện đại, giúp Messerschmitt nhanh chóng vượt mặt các đối thủ của mình. Sau cùng Bf-109 thắng He 112 (đối thủ duy nhất xứng đáng với nó ở cuộc thi) nhờ những ưu điểm vượt trội và được chính thức đưa vào sản xuất đầu năm 1936.

-HUYỀN THOẠI VỀ ĐẠI BÀNG SĂN MỒI:

Bf-109 lần đầu phục vụ trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) cho phe Quốc gia của nhà độc tài Francisco Franco. Đến khi thế chiến 2 nổ ra, nó được dùng với vai trò máy bay chiến đấu chủ lực của quân Đức Quốc Xã và đứng đầu bảng xếp hạng với vai trò máy bay loại săn được nhiều mồi nhất thế chiến 2 (chủ yếu là ở Liên Xô vì khác với các tổ lái tăng huyền thoại, mấy bác phi công Nga ngố nhìn chung khá đuồi nếu so với Đức ?).

Ở giai đoạn đầu thế chiến 2, Messerschmitt đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho những nạn nhân xấu số của Hitler. Các máy bay của quân Đồng minh, từng chiếc từng chiếc một, bị xé toạc trước những đòn khạc lửa của đại bàng Đức. Kết hợp với đoàn quân tăng thiết giáp khát máu ở dưới mặt đất, chỉ trong 2 năm, 8 nước đã dời thủ đô của mình về Berlin (thật ra là 9, nếu tính cả Áo). Thế nhưng khi đánh đến Anh, bầy đại bàng săn mồi nhanh nhẹn nay được chỉ thị đi làm vệ sĩ cho mấy cái máy bay ném bom chậm chạp (vốn không phải mục đích ban đầu của nó, giống việc bạn thuê sát thủ làm vệ sĩ vậy), cùng với 1 số yếu tố khác, các phi công của Bf-109 hay của không quân Đức nói chung đã bị Không quân Hoàng gia Anh dập cho mất đời làm cha (các yếu tố ấy là gì thì mình có viết 1 bài rồi, anh em muốn có thể click vào link ở dưới để xem).

Mặc dù tan nát trên bầu trời đảo sương mù, Bf-109 vẫn tỏ ra mình là 1 kẻ săn mồi nguy hiểm trên các chiến trường khác như ở Bắc Phi, Địa Trung Hải hay đặc biệt là ở thánh địa Cộng sản, Liên Xô. Lý do chủ yếu là vì phi công Đức tuy rén phi công Anh nhưng lại ao chình hơn phi công Liên Xô chứ chất lượng máy bay thì cũng ngang nhau, đặc biệt Liên Xô có em hàng Il-2 Shturmovik nổi tiếng trâu chó, vẫn phè phè bay dù cặp cánh chả khác gì 2 cái dép tổ ong. Điều đấy làm không quân Liên Xô gần như pay màu trong những ngày đầu của chiến tranh Xô-Đức.

Thế nhưng sự thống trị của nó chỉ kéo dài đến năm 1942, khi Messerschmitt buộc phải san công cho loại tiêm kích mới hiện đại hơn của Đức, Focke-Wulf Fw 190. Và đến khoảng cuối cuộc chiến, khi phi công Hồng quân sau 1 hồi “tu” cũng đã đủ điểm sức mạnh để đọ chim với Đức, cùng với đó là sự tham chiến của bầy quái vật trời xanh đến từ xứ cờ Hoa, Không quân Đức dần thất thế, Bf-109 cũng chìm vào dĩ vãng.

Gắn liền với những chiếc tiêm kích huyền thoại cũng là những phi công huyền thoại. Sẽ không quá khó để bạn bắt gặp 1 phi công Bf-109 hạ được từ 100 máy bay địch trở lên (ừ thì tất nhiên, đó lại là máy bay Liên Xô ?) và trong số đó phải kể đến huyền thoại Erich Hartmann, người đã diệt được hơn 300 máy bay địch, người được các chiến sĩ Hồng quân đặt biệt danh “Con quỷ đen”. Điều kinh khủng của chế này là ông chưa từng bị bắn hạ bởi bất kỳ máy bay địch nào, mà chỉ hạ cánh khẩn cấp vài lần vì dính mảnh vỡ của máy bay ông hạ hay do trục trặc kỹ thuật. Ông chiến đấu đến tận ngày Đệ tam đế chế suy tàn và buộc phải đầu hàng quân đội Mỹ.

-TRONG TAY QUÂN ĐỘI HẢI NGOẠI:

-Đức: con Bf-109 này ngon quá, ta hãy sản xuất thật nhiều để chinh phục bầu trời châu Âu.

-Mấy nước khác: eh, ăn một mình là đau bụng đấy :)))

-Đức: …

Và thế là Bf-109 đã được đưa vào biên chế quân đội của 1 số nước khác.

Đầu tiên phải kể đến là Phần Lan, nhận thấy “người anh em” giàu ý chí nghị lực ở Bắc Âu đang cay cú vụ Liên Xô cậy đồ ngon – quân đông bully mình (cái này mình làm rồi, link để ở dưới luôn :>), Hitler đã bán nhẹ hơn 160 chiếc Bf-109 Messerschmitt cho bé Lan để phục thù. Nhờ món đồ Đức chất lượng cao này, không quân Phần Lan tạm thời có thể tự tin so kèo với người Nga. Thua Đức chưa đủ nhục, Không quân Liên Xô tiếp tục “đội quần” khi để mấy thanh niên ất ơ Bắc Âu bắt nạt khi họ mất tận hơn 600 chiếc trong khi bé Lan chỉ hao hụt 34 chiếc Bf-109. Thế nhưng sau cùng, Phần Lan dù ao chình mấy thì đứng về phe phản diện cũng là dở, nên đến cuối cuộc chiến, họ buộc phải quay xe sang phe Đồng minh, chĩa mũi súng về Đức và dùng chính bầy Bf-109 để xâu xé Không quân đối phương.

Cùng với Phần Lan, Thụy Sĩ và Nam Tư cũng mua Bf-109 về để tăng cường sức mạnh quân sự. Và điều thú vị là cả 2 ông này cũng dùng gậy ông đập lưng ông, lấy đại bàng Bf-109 để oánh lại chính chủ cũ của nó. Thụy Sĩ thì chủ yếu đi đánh mấy con chim Đức (hay cả Đồng minh) hư hỏng dám xâm phạm không phận của mình chứ cũng không bị xâm lược. Thế nhưng Nam Tư thì không may mắn như thế, hãy lên google map vào năm 1941 và bạn sẽ thấy thủ đô Nam Tư là Berlin ?.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *