COVID- 19 tại Việt Nam: nỗi sợ, nước mắt, niềm tự hào và ân huệ
Steve Jackson (Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)
TLDR: Về cơ bản là khen Việt Nam
Source: https://medium.com/@stevejacksonHN/covid-19-in-vietnam-the-fear-the-tears-the-pride-and-the-debt-f0932a71012d
{——————————————————}
Một anh bạn nào đó tại châu Á có mẹ già ở Anh. Trò chuyện trên mạng với bà, bà bảo rằng bà đã đọc về cái “bi thảm chậm rãi” đang ảnh hưởng mọi người, vốn là hậu quả của COVID-19.
Bà ấy đã chảy dài những giọt lệ và khóc thương cho những người xấu số. Tôi đã thừa nhận rằng mình không thể ngủ ngon. Ngay cả những thứ nhỏ nhặt cũng khiến tôi đa cảm buồn rầu. Tôi không thể nghĩ quá xa về tương lai vì mọi thứ lúc đó dường như quá đỗi u tối.
Sau sự kiện tại Vũ hán, mọi thứ được triển khai nhanh chóng ở Việt Nam. Nhà trẻ của đứa bé con chúng tôi được lệnh đóng cửa. Khẩu trang trở thành thứ bắt buộc phải đeo. Chiến dịch truy vết những người mang mầm bệnh rầm rộ hết công suất. Một ứng dụng được tung ra trên điện thoại thông minh với vài tính năng khác nhau. Quan trọng hơn hết, bạn có thể bấm nút một cái và những người trong bộ đồ bảo hộ an toàn sinh học sẽ xuất hiện ngay.
Người dương tính COVID-19 được đưa đi chữa trị. Người tiếp xúc với người bị nhiễm được cho đi cách ly. Người tiếp xúc với người tiếp xúc người bị nhiễm COVID-19 cũng được đưa đi cách ly. Người mà tiếp xúc… Ôi thôi bạn hiểu mà đúng không?
Khi những chuyện này đang diễn ra tại Việt Nam, châu Âu bị mất kiểm soát vì COVID-19. Đáng để tâm nhất là Ý. Hàng trăm người chết mỗi ngày và nước Anh cũng không ngoại lệ.
Về phía mình, nhà trẻ đóng cửa từ hàng tuần đến hàng tháng trời. Vì vậy tôi phải làm việc tại nhà. Thoạt đầu cha con chúng tôi vì nhau để cố gắng ở cùng nhau, mà lại chẳng dễ dàng gì. Sau vài tuần chúng tôi thử gửi con gái mình đến nhà ông bà tại Việt Nam từ thứ hai đến thứ sáu. Hai tuần sau đó, không ai cảm thấy vui vẻ gì hết cả. Nhớ con nhiều, và tôi lo lắng còn hơn cả khi đối phó với mấy lần nhõng nhẽo của đứa bé con tôi.
Tôi đón con về nhà, cha mẹ và con cái, cùng nhau vượt qua khó khăn.
Giai đoạn này, có một điều phi thường đang diễn ra tại Việt Nam. Những người như chúng tôi ở nơi này dần nhận ra đây như chuyện siêu anh hùng vậy.
Thấy hai bức ảnh trái ngược này khiến bản thân tôi muốn khóc thật to. Tấm hình đầu tiên là ảnh của những người lính ngủ trên sàn nhà. Ảnh thứ hai là những thanh thiếu niên người Việt, có lẽ là vừa quay về từ phía bên kia đất nước, nói chuyện với nhau trên mấy chiếc giường tầng kèm theo khẩu trang trên đôi má.
Những người lính đã nhường lại giường của họ cho những người bị cách ly. Những người lính cũng nấu ăn và dọn dẹp vì nhiệm vụ của mình.
Những người lính này đang phụng sự nhân dân. Họ giúp cho người dân sống sót.
Vào thời điểm này mười nghìn người đang được cách ly.
Và rồi có một người phụ nữ bị nhiễm COVID-19 bay về từ châu Âu. Cô bị đưa đến bệnh viện, rồi chính phủ cách ly cả khu phố nơi cô ta ở. Mạng xã hội Việt Nam lúc ấy như bùng nổ.
Nhưng đây luôn là điểm khác biệt. Nếu tiến trình điều tra thông suốt thông tin có thể bị làm thái quá đến độ gây nguy hiểm, nhưng sâu thẳm trong cảm xúc của mọi người, rằng, mọi ca bệnh, và tất cả mạng sống nơi đây đều đáng được trân trọng.
Việt Nam vẫn chưa có ca tử vong nào.
Hàng nghìn người Việt đổ về từ khắp năm châu bốn bể. Từng người một được cho đi cách ly. Ai ai cũng hiểu đây là điều phải làm.
Nếu bạn là một gã da trắng trung niên, khá là khó để tự định hình lại mình. Khi cái chuyện này bắt đầu xảy ra, bên chúng tôi chỉ mới có đi đếm số lượng máy thở mà thôi. Khi mà COVID-19 tràn vào Việt Nam, tôi đã cá chắc rằng quốc gia này rồi sẽ khốn khổ. Ít nhất thì Anh Quốc là nước phát triển mà. Tôi có nên bay ngay về nhà không nhỉ? Tôi đã không dám cho mình lạc quan. Làm sao Việt Nam chống chọi được đây? Rồi Việt Nam kháng cự ra sao đây?
Một bệnh viện tại Hà Nội xảy ra ổ dịch. Lớn đến nỗi người ta phải đến đó khử trùng và cách ly toàn bộ nơi đây. Số ca nhiễm tăng lên dần dần.
Chúng tôi chờ một sự bùng nổ, tới mức mà mọi chuyện không còn kiểm soát được nữa.
Rồi chẳng có gì xảy ra cả.
Từ từ, biểu đồ tròn bị oanh tạc bởi các ca hồi phục. Rồi có nhiều ngày mà người ta không phát hiện ca nhiễm mới nào.
Vẫn chẳng ai qua đời vì COVID-19 cả.
Rồi cũng đến, hàng tuần trôi qua đến cả tháng mà chẳng có ca lây nhiễm nào thêm.
Trường học mở cửa trở lại. Niềm phấn khởi! Tôi muốn lục ngay ra cái lá cờ Việt Nam từ hồi cổ vũ đá bóng rồi cột nó vào xe máy của mình khi lái xe đến trường. Tôi muốn chúc mừng, đập tay với mọi bậc phụ huynh và thầy cô giáo.
Sự bình thường đã quay trở lại. Ôi những vụ kẹt xe trông thật huy hoàng làm sao! Ngay cả những ngày nóng 40oC cũng chẳng khiến tôi khó chịu gì cả. Bầu trời xanh tương phản với kí ức về nỗi lo âu xám xịt mùa đông lạnh lẽo.
Tôi có cảm giác gia đình tôi đã thắng cuộc đánh liều này.
Ở quê nhà Anh Quốc, họ hàng tôi vẫn đang cầm cự, đương nhiên, tôi rất lo cho họ. Các chị em bên tôi cũng đi dạy học, trường học cũng sắp mở cửa trở lại. Anh rể tôi thì làm việc xuyên mùa cách ly xã hội khá nhiều vì nhiều đứa trẻ anh ấy đang dạy được cho là có nguy cơ bị phơi nhiễm. Tình hình của họ không khả quan cho lắm.
Cha mẹ tôi bị cách ly, ban đầu chỉ cho ra ngoài khi muốn dắt chó đi dạo thôi. Họ đã làm quen và mọi chuyện dần được cởi bỏ những khó khăn một chút. Họ thừa biết để không đưa bản thân mình gặp nguy hiểm nhưng cha mẹ tôi cũng đang tận hưởng thời gian cách ly xã hội.
Nhưng có lẽ sẽ mất nhiều năm cho đến khi tôi gặp lại họ.
Ở Anh, tỉ lệ tử vong do COVID-19 là 42.000 người. Thực tế, nó còn phải cao hơn như vậy đến 50%.
Nhưng mà Việt Nam thì vẫn không có ca tử vong nào cả.
Thi thoảng truyền thông quốc tế cũng như những học giả nghi ngờ con số này. Việt Nam đang giấu diếm gì đó, đúng không? Rồi khi đã thấy tận mắt sự thật, những người này lại đổi câu hỏi lại:
“Ủa nhưng chắc chắn cũng phải có ít nhất một hay hai ca tử vong nào đó chứ nhỉ?”
Có những người cứ lo tập trung soi mói quá nhiều vào số ca tử vong ở Việt Nam trong khi đó hàng nghìn người đã thiệt mạng do COVID-19 ở ngay tại quê nhà của chính họ.
Tuần này, tôi muốn trích dẫn một lời trong bài hát Ghen Cô Vy mà Việt Nam đã sản xuất để truyền bá việc rửa tay và mang khẩu trang. Tôi muốn tìm đoạn nhạc với phụ đề tiếng Anh trên Youtube. Vậy mà vài tháng trở lại đây tôi lại khá mệt với bài hát này vì nó phát ở khắp nơi, từ loa trên mấy chiếc xe tải chạy qua chạy lại trên đường, cho đến khắp quả địa cầu. Đây là manh mối đầu tiên cho thấy Việt Nam sắp tung ra một màn phản pháo đại dịch đẳng cấp thế giới.
Tôi ngạc nhiên vì những giây phút hoài niệm mà bài hát ấy mang lại.
Tôi nợ một ân huệ với Việt Nam. Có thể tôi sẽ trao lại cái gì đó. Hoặc có thể tôi cũng sẽ phấn đấu để trở nên tốt hơn.
Việt Nam cũng có thể vươn lên nữa đấy, hoặc ít nhất nhất là tiếp tục phát huy như thế này mãi. Cái phong cách đẳng cấp thế giới này đấy. Sự thông suốt thông tin, sự cởi mở, sự đoàn kết của cả quốc gia. Họ vận dụng các điều này vào mọi thứ. Đây, chính là một tiêu chuẩn mới.
# Việt Nam Không bỏ ai lại phía sau (#VietnamLeavesNoOneBehind). Hãy nhìn cái hashtag này ở khắp nơi trong công cuộc chống COVID-19 đi, bạn có thể thấy gì?
Người ta nói người Việt chăm chỉ nhưng chẳng thể sáng tạo. Một bài hát nổi tiếng toàn cầu chứng minh điều này sai. Người ta nói Việt Nam có thể sản xuất nhưng không thể phát triển. Ồ rồi mấy bộ kit xét nghiệm, ứng dụng kia kìa, chọn đi.
Tôi cá luôn là Việt Nam rồi sẽ có vắc-xin. Việt Nam làm được mọi thứ!
Tôi đã nghe khá nhiều về những người chỉ trích Việt Nam rằng “chủ nghĩa yêu nước cực đoan” và “chủ nghĩa đám đông” đang xuất hiện ở đây. Tôi không đồng ý. Đây gọi là tự hào. Tự hào và Tự tin.
Vẫn không ca tử vong nào cả.