Mẹ tôi là nhà ngoại cảm – P22 (Hết)

Chương 22: Mẹ Tôi Là Nhà Ngoại Cảm (End)

Suốt cả đêm hôm đó Tuấn đã thức trắng chỉ để ngồi ngẫm nghĩ lại những gì mà bà Liên từng nói với hắn lúc chiều. Ngồi dựa lưng vào tường gần ngay song sắt, hắn cẩn thận lật từng trang sách ra đọc một cách say mê, có những khi đọc đến đoạn cao trào hắn lại co người lại vì sợ, nhưng rồi khi hiểu ra ý nghĩa của câu chuyện ấy thì hắn mới không còn sợ hãi nữa.

Hai tuần sau ngày tử hình Tuấn, bà Liên nhận được một lá thư từ bên phía trại giam gửi về, đó chính là lá thư cuối cùng của Tuấn, nét chữ tuy có lẽ viết hơi vội nên nó không được nắn nót cho lắm, mặc dù thế nhưng bà ấy vẫn vui khi đọc nó.

“Gửi Liên!

Khi mà chị đọc được bức thư này thì có lẽ là tôi đã sớm phải trả giá bằng mạng sống của bản thân với những tội lỗi mà mình đã gây ra, đến giờ phút này tôi mới nhận ra được những điều mà khi xưa tôi từng mắc phải, nhưng giờ thì đã quá muộn màng rồi đúng không? Tôi ước như thời gian có thể quay trở lại để mình được một lần có cơ hội sửa sai, ngoài trời vẫn đang mưa, mưa to lắm chị Liên ạ, tôi vẫn đang ngôi đọc cho hết quyển sách mà chị gửi cho tôi vào lần cuối chúng ta gặp nhau, nó rất hay và ý nghĩa, cảm ơn chị đã gửi nó cho tôi dù là có hơi trễ để tôi có thể trực tiếp đứng trước chị nói những lời này nhưng tôi mong rằng đây sẽ là nhưng điều chuộc lỗi cuối cùng mà tôi có thể làm, bên dưới đây là địa chỉ thông tin về mẹ của em Tiến, mong rằng em ấy có thể tha lỗi cho tôi nếu sau này có gặp lại cậu bé ấy ở một thế giới khác.”

Đọc hết lá thư bà Liên đã sụt sùi trong nước mắt, niềm vui sướng cùng với nỗi thương lòng dành cho một người xa lạ đối với kẻ ác biết quay đầu thật là lắm bi ai, một câu chuyện tưởng chừng như chỉ có trong cổ tích mà trong đó những con người ấy chính là mỗi một mảnh ghép trong câu chuyện.

Phải mất hơn một tuần sau bà Liên mới có thể bình tâm và đủ can đảm để đi một chuyến từ quê Bạc Liệu đến thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà mẹ ruột của Tiến ở, bà chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại phải đi một nơi nào đó ở xa quê nhà mà đi nhiều lần đến như vậy chỉ vì một đứa trẻ hoàn toàn không phải là ruột rà máu mủ. Tiếp tục lặn lội theo những thông tin ghi trên lá thư của Tuấn, bà Liên tìm đến được một ngôi nhà có phần sang trọng và đầy nét cổ kín nằm trong một con hẻm đối diện một tu viện.

Hỏi thăm một số người gần đó thì mới biết chủ nhân của ngôi nhà đó là vợ chồng ông Ninh, bước đến bên cửa cổng bà Liên nhấn liền mấy hồi chuông, được một lát sau mới thấy người làm ra mở cửa.

-Cô tìm ai?

-Tôi đến để tìm bà Trang vợ của ông Ninh chủ ngôi nhà này.

-Cô tìm họ có việc gì không để tui chạy vô báo họ ạ?

-Chỉ là có một số chuyện cần gặp trực tiếp để nói thôi, phiền chị vào nhắn với bà chủ.

Vừa nghe xong, cô người làm gật đầu rồi chạy tót vào trong, được chừng vài phút sau thì bà Liên mới được mở cửa mời vào, bà Liên cố dẫn Tiến cùng vào trong nhưng Tiến vẫn ngập ngừng không chịu bước qua cánh cổng ấy.

-Con sao vậy?

-Thôi má vào một mình đi, con đợi ở ngoài cũng được, nhà họ có thờ thần giữ cửa con không vào được.

Vậy là một thân một mình bà Liên tự động bước vào trong đó, vong cậu bé Tiến đứng ngoài cổng nhìn theo bóng dáng bà mà không rời mắt, vào đến nơi bà Trang mời nhà ngoại cảm ngồi, niềm nở vừa mời khách dùng trà vừa cất lời hỏi.

-Không biết chị là ai và đến đây có việc gì không? Chồng tôi vừa đi công tác đến tháng sau mới về.

Bà Liên gật đầu rồi đáp:

-Thưa chị nhà! Tôi là nhà ngoại cảm, người khác thường gọi là Út Liên, nhưng chị có thể gọi tôi là Liên được rồi.

-Đang khi không một nhà ngoại cảm lại đến thăm ngôi nhà này thì thật là điều ngạc nhiên.

-Không có gì ngạc nhiên đâu, duyên nợ chưa dứt thì làm sao mà tự mình buồn bỏ được.

-Ý của chị là gì?

-Không biết cô Trang có còn nhớ chuyện của gần mười hai năm về trước không?

Vừa dứt lời bà Trang đã tái xanh mặt khi nghe đến chuyện liên quan đến mười hai năm trước, mặc dù thế nhưng bà ta vẫn cố giữ nét mặt bình tỉnh để trả lời:

-Mười hai năm gì chứ? Tôi không biết.

-Mười hai năm trước có một phụ người phụ nữ đã nhẫn tâm bán đi chính đứa con ruột của mình cho một tên buôn người chỉ để lấy được vài trăm nghìn, rốt cuộc thì tại sao cô lại có thể làm như vậy với con ruột mình đứt ruột đẻ ra vậy, cô Trang?

Bà ta bắt đầu ngạc nhiên hơn khi nghe hết ngần ấy chuyện từ bà Liên:

-Bà… bà… sao bà lại biết được chuyện này.

-Cô Trang không cần biết tại sao tôi biết đâu, mà điều cô cần biết bây giờ đó là chuộc lại lỗi lầm trước di ảnh của con mình kia kìa.

Bà Liên dường như không kiềm chế được nữa nên đã đứng lên, đôi mắt trợn trừng lên nhìn thẳng vào vị phu nhân cao quý ấy.

-Vừa sinh ra đã không nhận được tình thương từ cha mẹ ruột, mười hai năm sống trong địa ngục cùng bố mẹ nuôi đồng thời là ông bà chủ, mười hai năm khao khát được tìm lại người mẹ vô tình năm xưa đã vứt bỏ nó chẳng có lỗi lầm gì, đến giờ phút cuối vẫn phải chết trong bệnh viện mà không ai nhận xác. Cô có thấy đứa bé đó đáng thương không? Nó chết rồi nhưng nó chưa hề oán trách ai cả, một đứa bé ngoan và hiền lành như thế sao lại có thể chịu đựng những đớn đau tuổi nhục đó kia chứ.

Bà Liên nói trong uất nghẹn, nước mắt bà ứa mãi không ngừng khi kể lại những chuyện đau lòng đó.

-Tôi… tôi…

-Cô còn muốn biện minh thêm gì nữa?

-Làm sao bà biết được chuyện này? Làm sao bà hiểu được tôi khi mà bà không phải là người trong cuộc được.

-Vậy thì cô giải thích đi.

Bà Trang mặt buồn bã kể lại:

-Năm đó có thể nói là khoảng thời gian ám ảnh nhất đời của một người phụ nữ mang thai mà người chồng, người cha của cô ấy lại không ở bên cạnh chăm sóc, tôi đã khóc rất nhiều khi con người bội bạc ấy rời bỏ mẹ con tôi, đến khi sinh ra nó rồi mà tôi thì lại không có đủ sức để nuôi nó, bà nghĩ tôi muốn làm thế sao? Nhưng mà nếu bây giờ bà muốn tôi nhận lại con mình thì cũng không thể nào được.

Vừa nói đến đây, thì từ ngoài cửa một cậu bé khác gần bằng tuổi với Tiến chạy lon ton vào.

-Thưa mẹ con mới đi học về, thưa cô con mới đến.

Thằng bé kháu khỉnh giống y như Tiến.

-Thì ra cô đã có con rồi ư.

Cậu bé kia theo người làm dẫn lên lầu để cho bà chủ và vị khách quý trò chuyện, bà Trang lúc này mới thở dài.

-Bà thấy rồi đó! Giờ tôi đã có gia đình khác, một đứa con ngoan và một ông chồng giàu có. Nếu như giờ họ biết tôi còn có một đứa con đã mất thì họ sẽ nghĩ gì về tôi? Tôi không muốn cái gia đình này phải xáo trộn lên vì tôi nữa, tôi chịu đau khổ đủ rồi, bà hãy để tôi yên đi.

-Cô nói vậy mà nghe được sao? Vậy còn đứa bé kia, nó cũng là con của cô vậy, nó chịu biết bao nhiêu sư khổ cực đó là do nó đáng nhận lấy điều đó hay sao?

-Đúng! Nó đáng bị như vậy, cha nó bỏ nó thì tôi cũng đành chịu.

-Cha nó bỏ nó, cô cũng muốn bỏ nó, giờ chỉ nhận là mẹ nó thôi để nó có thể thanh thản mà đầu thai thôi cũng khó với cô như thế sao cô Trang?

-Không nói nhiều nữa, người đâu rồi mau mời người này ra khỏi nhà cho tôi.

Vừa giằng co với người giúp việc bà Liên nói với theo:

-Cô… nên suy nghĩ lại những chuyện mình đã làm với con mình thì hơn, …đừng tạo thêm nghiệp nữa.

Sau chuyến đi lần đó, khi trở về với căn phòng cũ kĩ, bà Liên lại nhớ đến cậu bé Tiến, nhớ đến những chuyến đi, những cuộc trò chuyện mà chỉ có bà và cậu bé mới biết. Bà thầm nghĩ rồi ai sẽ đưa linh hồn ấy ra khỏi những nỗi buồn kia đây? Đêm đó bà không ngủ được, thấy Tiến đứng lấp ló bên ngoài cửa sổ bà lại càng thấy ray rứt trong lòng, vì dù có cố gắng cách mấy cũng không thể giúp Tiến hoàn thành tâm nguyện của mình.

Cậu bé cứ đứng đó không nói gì, nhưng có lẽ chính cậu cũng có thể hình dung được điều gì đó từ ánh mắt của bà Liên.

-Má đừng buồn vì con nữa.

-Má… má… xin lỗi.

Bà Liên muốn nói lời xin lỗi nhưng cổ cứ nghẹn lại không thốt ra từ nào rõ ràng.

-Có lẽ đó là do ý trời, con nghĩ là con đã tìm được người mà con cần tìm rồi.

Má vất vả rồi, chúc má ngủ ngon.

Cơn gió trời thoáng qua cánh cửa sổ phòng bà Liên, thoáng chốc cậu bé nằm cạnh bà, khuôn mặt trắng bệch tiều tụy ấy dù có đáng sợ mấy nhưng khi cậu bé cười tươi nhìn bà Liên một cách trìu mến vẫn có một chút cảm giác ấm áp từ Tiến dành cho người mẹ nuôi của mình.

“Mẹ đã là người mẹ tuyệt vời nhất đối với con rồi, con sẽ không thể tìm thấy ai tốt bằng mẹ nữa”

Giọng nói khẽ bên tai bà Liên làm bà mãn nguyện, bà thiếp đi sau cơn mê ngủ cùng cực, tiếng gió đập vào cửa sổ bên ngoài vẫn cứ vang lên những tiếng “lạch cạch” đều đặn, ngọn đèn trăng treo ngoài trời cũng xóa mờ sau làn mây giữa khuya vắng.

Sau đêm đó, bà Liên không còn gặp lại cậu bé Tiến thêm được lần nào nữa, những kí ức với cậu bé ấy đối với bà dường như sâu đậm hơn bao giờ hết, những đêm gió thổi bên cửa sổ bà vẫn len lén nhìn ra để mong chờ ai đó ngồi ngoài kia nhìn bà như mọi khi nhưng giờ nó đã không còn như trước nữa.

Ba năm sau, mẹ con bà Liên bốc mộ của Tiến ở sau nhà mình đem hỏa thiêu rồi đưa cốt vào chùa của thầy Từ Hanh, từ đó ngày đêm được thầy đọc kinh siêu độ mà mau chóng đầu thai sang kiếp khác.

Về phần bà Út Liên, sau này bà vẫn đi đây đi đó cùng Yến để giúp siêu độ và tìm mộ cho những gia đình bị thất lạc hài cốt.

Câu chuyện về cuộc đời của mẹ Yến chỉ vỏn vẹn như thế mãi cho đến khi Yến lấy chồng ở Cà Mau và hạ sinh được một bé gái thì vài tháng sau đó bà Liên mất. Nhưng câu chuyện về nhà ngoại cảm lặng thầm ấy vẫn được Yến kể cho các con nghe sau này.

“Câu chuyện kể về một người phụ nữ có một đôi mắt nhìn thấy được cõi u minh, những câu chuyện về những linh hồn vất vưởng nơi cõi trần chờ đợi người có duyên đến giúp hoàn thành tâm nguyện sau khi chết.”

—Hết—

Lời kết: cảm ơn các bạn đã theo dõi truyện trong thời gian qua, truyện đến đây là kết thúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *