MẸ CỦA NGỌA TRIỀU LÊ LONG ĐĨNH CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI CHÀM ???

MẸ CỦA NGỌA TRIỀU LÊ LONG ĐĨNH CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI CHÀM ???

1/ Những ghi chép và giả thuyết chính

– Bộ sử thời Trần là Việt sử lược cho biết mẹ của Lê Long Đĩnh là “hầu di nữ”. Giáo sử Trần Quốc Vượng dịch là “con gái cô hầu khách”; Giáo sư Nguyễn Gia Tường dịch là “cô gái làm công giúp việc cho người”.

– Bộ sử thời Lê là Đại Việt sử kí toàn thư thì cho biết mẹ của Ngọa Triều là “chi hậu diệu nữ”. Còn bộ sử thời Nguyễn là Khâm định Việt sử thông giám cương mục có thêm lời chua là “Con gái quan Chi hậu tên là Diệu, không rõ họ là gì”.

– Bài viết Bệnh Án Của Ngọa Triều Hoàng Đế của tác giả, bác sĩ Hồ Đắc Duy có đoạn viết như sau: Long Đĩnh lại có thể là một người lai Chiêm Thành vì trong Đại Việt Sử Lược Quyển I trang 21 chép và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 232 chú giải như sau: Mẹ của Lê Long Việt và Lê Long Đĩnh là Hầu Di Nữ (Con người hầu gái người Chiêm Thành) (Bản người viết dùng được đăng tải vào tháng 7/2012 trên trang Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương).

-> Nhận xét 1: Dựa vào kiến thức y khoa, cùng những sự kiện được chép trong các sách sử và lời bàn của sử gia thời Tây Sơn là Ngô Thì Sĩ, tác giả Hồ Đắc Duy đã rất thận trọng khi viết rằng “cho nên nói vua là kẻ ham mê tửu sắc, đau bệnh trĩ, lâm triều phải nằm là chuyện cần phải xét lại”.

-> Nhận xét 2: Dựa vào những ghi chép của sách sử thì không có cơ sở để khẳng định mẹ của Ngọa Triều Lê Long Đĩnh là người Chiêm Thành và tác giả Hồ Đắc Duy cũng đã rất thận trọng khi viết rõ là “có thể”.

– Bài viết Điềm báo thảm trong giấc mơ mẹ vua Lê Trung Tông của tác giả Lê Thái Dũng cũng có đoạn viết như sau: Có quan điểm cho rằng, bà Diệu Nữ là người Chiêm, bà sinh hoàng tử Lê Long Việt năm Quý Mùi (983) sau khi Lê Đại Hành ở ngôi được 3 năm và sau khi vua chinh phạt Chiêm Thành trở về (…) Nếu đúng bà Diệu Nữ là một cung nữ bị bắt về nạp vào trong cung từ năm Nhâm Ngọ (982) thì có thể nói hai vua Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều mang trong mình một nửa dòng máu Chiêm Thành và có lẽ đây là nguyên nhân dẫn đến những xáo trộn trong cung đình nhà Tiền Lê (…) Bấy giờ, liệu quần thần nước Đại Cồ Việt với quan điểm về chủng tộc có thể chấp nhận hoàng đế của mình mang một nửa dòng máu của “người Man Di” và để yên cho một vị mẫu nghi thiên hạ là một phụ nữ Chiêm Thành hay không? Có phải người phụ nữ mang tên Hầu di nữ hay Diệu Nữ là một trong những người phụ nữ Chiêm Thành mà Lê Đại Hành đưa về sau cuộc chinh phạt phương Nam hay không? Có phải cái chết của Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều có nguyên nhân sâu xa từ xuất thân của mẹ hai vị vua này? Tất cả đều là những câu hỏi khó có câu trả lời” (Bản người viết dùng đăng tải vào tháng 8/2013 trên trang Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

-> Nhận xét 3: Tác giả Lê Thái Dũng đã dẫn thêm sự kiện Lê Hoàn nam phạt Chiêm Thành năm 982, để cho thấy về mặt thời gian không có gì mâu thuẫn và tác giả cũng cho rằng: sự khác nhau về dòng máu đã phần nào giúp giải thích những xáo trộn trong cung đình. Tuy nhiên, cuối cùng thì bản thân tác giả cũng phải thừa nhận rằng “tất cả đều là những câu hỏi khó có câu trả lời”. Ấy thế mà tác giả JQK lại khẳng định rất rõ rằng “Lê Đế Long Đĩnh còn có mẹ là người Cham” (Bản người viết dùng đăng tải vào tháng 8/2020 trên Group Nghiên cứu lịch sử)

2/ Lê Hoàn nam chinh năm bao nhiêu

– Thứ nhất là bàn xem Ngọa Triều Lê Long Đĩnh hưởng dương bao nhiêu tuổi (rất vặt vãnh phải không nhỉ). Người viết cho là không hề, bởi Toàn thư chép là Long Đĩnh thọ 24 tuổi (986-1009) nhưng Việt sử lược thì lại cho biết Ngọa Triều thọ 25 tuổi (985-1009). Tất nhiên giữa một bộ là chính sử và một bộ là dã sử thì bộ chính sử Toàn thư có giá trị hơn, nhưng may thay trong trường hợp này, chúng ta có Tống sử – Giao Chỉ truyện để đối chiếu, sách ấy cho biết Chí Trung (tên khác của Long Đĩnh) thọ 26 tuổi, nhưng người phương bắc lại xác định năm Ngọa Triều mất là 1010, nghĩa là Việt sử lược chép trùng khớp với sử của người phương bắc, nói cách khác Long Đĩnh sinh năm 985.

-> Chúng ta phải đi vòng như thế bởi vì tuổi thọ của Trung Tông Lê Long Việt được Toàn thư chép là 23 (983-1005) trong khi Việt sử lược chép là 25 (982-1006). Trên cơ sở Việt sử lược chép đúng về tuổi thọ của Long Đĩnh, chúng ta sẽ có niềm tin đối với nó hơn là Toàn thư trong việc chép về tuổi thọ của Long Việt.

– Thứ hai là bàn xem Lê Hoàn nam phạt Chiêm Thành năm nào? Trước đây mình cũng đã viết về chiến tranh Việt Chiêm từ cuối thời Đinh Tiên Hoàng đến hết thời Phật Hoàng Trần Nhân Tông và kết luận của mình là năm 984, chứ không phải năm 982 như sách sử vẫn chép. Cụ thể, các bạn xem hình phía dưới, vì nó rất dài, trình bày ở đây thì ko tiện.

-> Căn cứ vào 2 điều đã bàn ở trên, mình cho rằng: mốc thời gian mà tác giả Lê Thái Dũng nêu ra là rất cần bàn thêm, chứ không phải đã hoàn toàn hợp lí. Tất nhiên Long Việt sinh trước khi Lê Hoàn nam chinh, không có nghĩa là mẹ của Ngọa Triều không phải là người Chiêm. Phần 2 này mình chỉ bác bỏ việc mẹ của Long Việt được Lê Hoàn bắt cướp về rồi lấy sau cuộc nam chinh mà thôi. Còn bà ấy có phải là người Chiêm Thành hay không, thì căn cứ vào phần 1, chúng ta có thể khẳng định: ko có căn cứ nào để khẳng định việc ấy, nói cách khác, lời khẳng định “Lê Đế Long Đĩnh còn có mẹ là người Cham” là ko có cơ sở, nói suồng sã thì đó chỉ là chém gió ???

3/ Tài liệu tham khảo

– Đã nêu rõ trong bài! hi hi




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *