MAYBE YOU MISS THIS F**KING QUESTION
Sinh vật nào đi bằng 4 chân vào buổi sáng, 2 chân vào buổi trưa và 3 chân vào buổi chiều, và khi nó càng đi bằng nhiều chân thì nó càng yếu
Câu đố mẹo trên có vẻ đã quen thuộc với các bạn từ lâu lắm rồi nhỉ ? Nhưng nguồn gốc của câu đố này là của Nhân sư. Nếu nhân sư theo quan điểm của người Ai Cập là con thú đầu người mình sư tử thì trong thần thoại Hy Lạp, đây là loại linh vật có thân sư tử, đầu người và đôi cánh của loài chim. Nhân sư nổi tiếng nhất ở Hy Lạp là con từng gác cửa vào thành phố Thebes. Nó thường đưa ra những câu hỏi bí hiểm cho những ai muốn vào thành nếu người bị hỏi không trả lời được, nhân sư sẽ bóp cổ họ. Oedipus là người đã giải được câu đố hiểm hóc này, khi đưa ra đáp án là Con người – bò bằng 4 chân khi còn trẻ con, đi bằng 2 chân khi trưởng thành và chống gậy khi đã già.
Một câu đố khác của nhân sư, nhưng ít được nhắc đến hơn là “Có hai chị em: một người sinh ra người kia và người kia lại sinh ra người này”. Câu trả lời chính là ngày và đêm – hai từ trong tiếng Hy Lạp đều là giống cái.
Truyền thuyết kể tiếp rằng bị giải đố, Nhân sự xấu hổ vì thua đã tự lao mình xuống thềm đá và chết. Một phiên bản khác nói rằng nó tự ăn thịt mình. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Oedipus chính là đại diện cho sự chuyển tiếp của tôn giáo cũ (nhân sư đã chết) và sự trỗi dậy của cái mới, các vị thần Olympia. Những câu câu chuyện thần thoại đó nghe có vẻ hay đó nhưng thực ra tượng Nhân sự được tạc với hình dáng đầu người, thân sư tử, nằm trong tư thế phủ phục ở cao nguyên Giza, tả ngạn sông Nile. Khuôn mặt của tượng được cho là khắc họa chân dung của Khafra, vị pharaoh huyền thoại của đất nước Ai Cập. Có nhiều tài liệu cho rằng thời điểm xây dựng tượng nhân sư là vào giai đoạn 2558-2532 trước Công nguyên. Trích lời của bác Nguyên Phong trong cuốn sách Muôn kiếp nhân sinh rằng: “Không có bất kì thần linh nào trong các pho tượng. Ai Cập cổ đại là vương quốc đầu tiên đã dành ra nhiều thập kỉ để xây dựng rất nhiều lăng tẩm, tượng đài đồ sộ để ghi danh, ca ngợi công đức các triều đại Pharaoh, dù việc này đã làm tốn kém rất nhiều sức người sức của trong khi cuộc sống của người dân còn nghèo khó. Sau cùng Ai Cập hưng thịnh đã hoàn toàn sụp đổ, nền văn hóa chính thống đã bị lụi tàn, mai một và bị đồng hóa. Thần linh chỉ hiện diện trong tâm trí của những người thành tâm.”