( bài viết tách ra để phân tích sâu vào tác động của Mỹ , vượt ngoài cả quan hệ Trung -Xô)
Như phân tích ở phần 3 , một đế chế Á Âu với khối Trung – Xô mạnh mẽ là nỗi ác mộng với Mỹ trong suốt thập niên 1950,1960 . Trong giai đoạn này , thông tin ít ỏi về nội bộ khối cs khiến Mỹ khó tiếp xúc tình hình và phiến diện trong dự đoán xu hướng quốc tế . Họ hình tượng hoá với học thuyết Domino về kịch bản rằng Trung Xô sẽ lần lượt Cộng sản hoá toàn bộ các quốc gia còn lại trên rìa Đại lục địa . Thúc đẩy nước Mỹ can dự sâu vào nền chính trị hàng loạt quốc gia Á Âu nhằm loại bỏ các đảng cộng sản tại đây. Đỉnh điểm là can thiệp vũ trang tại Việt Nam và Triều Tiên , coi đó là 2 thành trì chiến lược của thế giới tự do , chặn đứng bước tiến của khối Xô Trung.
Học thuyết domino lần đầu tiên bị ngờ vực trong chiến tranh Triều Tiên , khi Mỹ nhận ra sự hỗ trợ ít ỏi và miễn cưỡng của Liên Xô với quân đội Trung Triều .Sau khi liên quân Trung Triều đánh bật quân đội LHQ rất sâu , Không quân soviet đã thực sự để mặc cho không quân LHq phản công tàn sát các thê đội tiền phương của Tq mà chỉ hoạt động mạnh ở dải không phận biên giới Trung Triều.
Thập niên 1960 , các nhà hoạch định chiến lược Mỹ chăm chú dõi theo những dấu hiệu chia rẽ của khối Xô Trung , với đỉnh điểm xung đột 1969 , nghiền ngẫm và thú vị. Mỹ nhận ra cơ hội của họ đã tới.
1970 , Khi Mao quyết định hoà giải với Mỹ . Hai nước đã thông qua trung gian Albania , Pakistan và Ba Lan để có các cuộc gặp gỡ bí mật . 1971 Kissinger thực hiện hai chuyến thăm tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 7 và tháng 10 năm 1971 (lần đầu tiên được thực hiện bí mật) để trao đổi với Thủ tướng Chu Ân Lai, lúc đó phụ trách chính sách đối ngoại của Trung Quốc ( đọc thêm về ngoại giao bóng bàn ). Các chuyến đi của ông đã mở đường cho hội nghị thượng đỉnh đột phá năm 1972 giữa Nixon, Chu và Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, cũng như chính thức hóa quan hệ giữa hai nước, chấm dứt 23 năm cô lập ngoại giao và thù địch lẫn nhau. Các cuộc đàm phán đã kết thúc với mối quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và sự hình thành một liên kết chiến lược Trung-Mỹ chống Liên Xô. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ban hành Thông cáo Thượng Hải, một tuyên bố về quan điểm chính sách đối ngoại tương ứng của họ. Trong Thông cáo, cả hai quốc gia cam kết sẽ làm việc để bình thường hóa hoàn toàn các quan hệ ngoại giao. Hoa Kỳ thừa nhận lập trường của Trung Quốc rằng tất cả người Trung Quốc ở hai bên eo biển Đài Loan đều cho rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Tuyên bố cho phép Mỹ và Trung Quốc tạm thời đặt vấn đề Đài Loan và thương mại và truyền thông mở. Ngoài ra, cả Mỹ và Trung Quốc đều đồng ý hành động chống lại 'bất kỳ quốc gia nào' nỗ lực thiết lập 'quyền bá chủ' ở châu Á-Thái Bình Dương.
Quốc tế có các phản ứng đa dạng. Trong thế giới cộng sản, Liên Xô đã rất lo ngại rằng hai kẻ thù lớn dường như đã giải quyết được sự khác biệt của họ. Tổng thống Romania Nicolae Ceaușescu ca ngợi sáng kiến của Hoa Kỳ là “động thái vì hòa bình thế giới”. Một số chế độ cộng sản, bao gồm Cuba, Albania và Bắc Việt Nam, đã buộc tội Trung Quốc “đi đêm với chủ nghĩa đế quốc”. Triều Tiên tuyên bố rằng đó là điều ngược lại và rằng Hoa Kỳ đã buộc phải đầu hàng Trung Quốc, vì đã thất bại trong việc cô lập Trung Quốc.
Các đồng minh châu Âu và Canada của Mỹ hài lòng với sáng kiến này, đặc biệt là vì nhiều người trong số họ đã công nhận Trung Quốc. Ở châu Á, phản ứng hỗn hợp hơn nhiều. Nhật Bản đã bực mình vì đã không được thông báo về thông báo này cho đến mười lăm phút trước khi nó được đưa ra, và sợ rằng người Mỹ đã từ bỏ họ để ủng hộ Trung Quốc. Một thời gian ngắn sau đó, Nhật Bản cũng công nhận Trung Quốc và cam kết thương mại đáng kể với sức mạnh lục địa. Hàn Quốc và Việt Nam Cộng hòa đều lo ngại rằng hòa bình giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể có nghĩa là chấm dứt hỗ trợ của Mỹ cho các quốc gia này chống lại kẻ thù cộng sản của họ. Trong suốt thời gian tái lập quan hệ với Trung Quốc, cả hai quốc gia trên thường xuyên được Hoa Kỳ đảm bảo rằng họ sẽ không bị bỏ rơi.
Mối quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ đã mang lại lợi ích rất lớn cho Trung Quốc và tăng cường an ninh cho phần còn lại của Chiến tranh Lạnh. Trong khi Mỹ đã thấy ít lợi ích hơn so với những gì họ mong đợi, vì sự bực bội khi Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ kẻ thù của Mỹ ở Hà Nội và Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, cuối cùng, sự nghi ngờ của Trung Quốc về động cơ của Việt Nam đã dẫn đến sự phá vỡ hợp tác Trung-Việt và, khi Việt Nam tấn công Campuchia năm 1979, Chiến tranh Trung-Việt xảy ra. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều ủng hộ các chiến binh ở Châu Phi chống lại các phong trào do Liên Xô và Cuba ủng hộ. Lợi ích kinh tế của việc bình thường hóa là chậm vì phải mất hàng thập kỷ để các sản phẩm của Mỹ xâm nhập thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Hầu hết các tuyên truyền chống Mỹ đã biến mất ở Trung Quốc sau chuyến thăm Nixon; mặc dù vẫn thỉnh thoảng có những chỉ trích về chủ nghĩa đế quốc Mỹ, Liên Xô đã dứt khoát trở thành kẻ thù truyền kiếp của Trung Quốc trong những năm 1970.
25 tháng 12, 1978 , Việt Nam phát động chiến tranh biên giới Tây Nam nhằm lật đổ chế độ cộng sản chư hầu của Trung Quốc . Trung Quốc , Mỹ và đồng minh nhanh chóng viện trợ mọi mặt cho polpot nhằm kéo dài cuộc chiến . Liên Xô tương tự tăng cường viện trợ cho Vn , bác bỏ nghị quyết của Mỹ – Trung ở LHQ
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới Việt Trung với sự đồng ý ngầm của mỹ . Kết thúc với thiệt hại lớn với cả hai bên
24 tháng 12 năm 1979 , đến lượt So viet mở màn cuộc chiến ở afshanistan nhằm bảo hộ chư hầu cộng sản trước nguy cơ bị lật đổ . Mỹ Trung Anh ….. Viện trợ hàng loạt vũ khí thiết bị cho nhóm hồi giáo vũ trang sunny Mujahideen chống lại Liên Xô . Cuộc chiến dai dẳng này đã khiến Liên Xô sa lầy quân sự và bị cô lập ngoại giao , cuối cùng tạo cớ và thế cho Mỹ phát động hàng loạt các chính sách chống Soviet trong suốt thập niên 1980
Vào đầu những năm 1980, nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm bán thành khí chiếm hơn 4/5 toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Soviet – cao hơn tất cả các nước khác.
Liên Xô và “những bạn bè của mình” có được một nguồn ngân sách chủ yếu từ việc xuất khẩu dầu mỏ. Cứ mỗi lần nâng giá thêm 1 USD/thùng thì trong ngân khố quốc gia Liên Xô có thêm 1 tỷ USD. Và Mỹ quyết định phát động chiến tranh dầu mỏ .
Vào tháng 4 năm 1981, Giám đốc CIA là W. Casy đã tới thăm Arập Xeud để gặp đồng sự của mình là Sếp an ninh Tiurki al Fasal của Arập Xeud và nhà vua al Saud. Ông ta, sau khi thông báo nguy cơ chiếm doạt sự giàu có của Arập Xeud từ phía các nước láng giềng thân Liên Xô, đã đàm phán về “mối quan hệ” giữa Arập Xeud với Mỹ đối với những vấn đề của Liên Xô.Kết quả là Arập Xeud tăng lượng khai thác lên gấp 5 lần, từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng, “cung vượt cầu” đã khiến giá dầu thế giới giảm tới gần 55%, từ xấp xỉ 30 USD/thùng, xuống còn hơn 10 USD/thùng, khiến ngân sách Liên Xô thất thu trầm trọng . Trong khi đó , Mỹ đã đánh phá giá đồng USD tới gần 30% Khiến Liên Xô nhận được từ xuất khẩu dầu mỏ bằng đồng USD đã giảm giá tới 1/4 và vẫn nhập khẩu hàng tiêu dùng và trang thiết bị từ châu Âu bằng các đồng tiền đang lên giá của các nước này. Mùa hè năm 1986, Liên Xô đã phải tăng lượng xuất khẩu dầu mỏ lên 5 lần nhưng cũng chỉ mua được một khối lượng trang thiết bị của Tây Đức như cách đó một năm trước . Kết quả là, bắt đầu từ năm 1985, thâm hụt ngân sách của Liên Xô ngày càng lớn (từ 18 tỷ rúp năm 1985 lên đến 76 tỷ rúp năm 1990). Đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đứng đầu khối xã hội chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng.
Chạy đua vũ trang. Bộ phận này của chiến tranh kinh tế đã kéo Liên Xô vào vòng quay những chi phí to lớn cho lĩnh vực vũ trang, gây ra những tổn thất khổng lồ – sau khi chuyển hướng nền kinh tế sang tổ hợp công nghiệp quân sự, Liên Xô đã không thể phát triển như họ mong muốn nếu như không có mối đe dọa thường xuyên từ bên ngoài.
Ronald Reagan với học thuyết “làm kiệt quệ” Liên Xô không chỉ bằng con đường “những cuộc chiến tranh địa phương” mà cả bằng cuộc chạy đua vũ trang không thể kiềm chế.
Đồng thời Mỹ còn tiếp tục xiết chặt cấm vận công nghệ đối với Liên Xô để ngăn cản việc khai thác tài nguyên năng lượng tại các mỏ và gây ra những tổn thất cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế Liên Xô. Thậm chí Mỹ đã tung ra những thông tin sai lệch về công nghệ và các chi tiết phế phẩm. Điều này đã dẫn đến việc nhiều xí nghiệp phải ngừng hoạt động vì những kiểu “phá hoại kinh tế” như vậy.
( Ronald reagan còn phát động chiến tranh lương thực , chiến tranh tài chính , chiến tranh tuyên truyền , vận động giá vàng , chiến tranh sắc tộc , chiến tranh văn hoá , chiến tranh thông tin …… Nhưng dài quá mà t lười viết )
Giống như rất nhiều đế chế trước đó, Liên Xô cuối cùng cũng sụp đổ và tan rã, không phải vì một thất bại quân sự trực tiếp mà là kết cục của một chuỗi những căng thẳng về kinh tế và xã hội.