mac-benh-hiem-gap,-co-gai-mo-uoc-tro-thanh-nguoi

Mắc bệnh hiếm gặp, cô gái mơ ước trở thành người

Jewel Shuping (Bắc Carolina, Mỹ) sinh ra không có bất thường về thể chất nhưng cô ám ảnh bởi việc bị mù từ khi còn nhỏ.

Từ lúc Jewel Shuping 3-4 tuổi, mẹ cô đã để ý thấy cô hay đi trong phòng khách vào ban đêm. Khi 6 tuổi, chỉ cần nghĩ đến việc bị mù là cô sẽ rất vui mừng.

Biết được việc nhìn trực tiếp ánh mặt trời trong thời gian dài sẽ làm tổn thương mắt, Shuping dành thời gian ngồi dưới ánh mặt trời mỗi ngày. Cô thực hiện nhiều hành vi kỳ lạ khác nhau nhằm mục đích làm suy yếu thị lực của mình, trở thành mù hoàn toàn.

Để chuẩn bị cho việc trở thành người mù, Jewel Shuping đã học đọc chữ nổi khi còn là thiếu niên và thành thạo vào năm 20 tuổi.

Cô chia sẻ rằng, sau khi tham gia buổi nói chuyện với chuyên gia tâm lý, cô đã yêu cầu ông đổ chất thông tắc đường ống vào mắt cô để thực hiện ước mơ cả đời của mình. Nhà tâm lý học đã đồng ý yêu cầu sau khi hiểu rõ tình trạng của cô.

Mắc bệnh hiếm gặp, cô gái mơ ước trở thành người mù - Ảnh 1.

Jewel Shupin không hối tiếc khi khiến mình bị mù (Ảnh: Chụp màn hình).

Jewel Shuping cho biết, cô đã đợi 30 phút rồi mới đến bệnh viện. Các bác sĩ cố gắng cứu thị lực của cô nhưng không thành công. Jewel Shuping đã mất dần thị lực trong 6 tháng sau đó và gần như bị mù hoàn toàn.

Nhớ lại khoảnh khắc đổ chất thông tắc đường ống vào mắt, cô nói: “Thực sự rất đau đớn, mắt tôi như đang gào thét. Chất thông tắc đường ống cứ chảy xuống má và đốt cháy da tôi.

Những gì tôi có thể làm được là nghĩ đến việc mình sắp bị mù. Tôi rất hạnh phúc và vui mừng. Tôi cảm thấy tôi đang hoàn thiện chính mình, trở thành phiên bản hoàn hảo nhất”.

Có mong ước bị mù kỳ lạ là do Jewel Shuping mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID).

Đây là căn bệnh hiếm gặp, bệnh nhân thường tin rằng, một số cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể không thuộc về họ và chúng nên bị phá hủy. Họ sẽ tưởng tượng hoặc thực sự loại bỏ, phá hủy cơ quan này để đạt được sự thỏa mãn về mặt tâm lý.

Jewel Shuping cho biết, cô không hối hận về quyết định của mình. Tuy nhiên, cô cũng bày tỏ mong muốn các bệnh nhân BIID nên tránh làm hại bản thân.

“Đừng mù quáng như cách tôi đã làm. Tôi biết việc mình làm là cần thiết với mình, nhưng có lẽ một ngày nào đó sẽ có cách điều trị hội chứng BIID.

Người mắc BIID có thể khiến tàu chạy qua chân, chân bị đông cứng hoặc ngã từ vách đá để cố gắng làm mình bị liệt. Điều đó rất nguy hiểm. Họ cần sự giúp đỡ của bác sĩ và các chuyên gia”, Jewel Shuping nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *