LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN MỘT SỐ DÂN TỘC KHÔNG BỊ HÁN HÓA DƯỚI GÓC NHÌN KINH TẾ

LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN MỘT SỐ DÂN TỘC KHÔNG BỊ HÁN HÓA DƯỚI GÓC NHÌN KINH TẾ

Lịch sử luôn tồn tại những điều thú vị, thông thường chúng ta thấy các dân tộc mạnh, những kẻ chinh phục thường đồng hóa dân tộc yếu, kẻ bị chinh phục. Nhưng lịch sử của đông á lại có trường hợp thú vị là kẻ mạnh xâm chiếm kẻ yếu nhưng lại bị đồng hóa ngược: thời ngũ hồ loạn hoa, người mông cổ và người mãn châu xâm chiếm trung quốc lại bị đồng hóa ngược thành hán. Nhưng người hán mạnh lại không thể biến các cộng đồng nhỏ yếu xung quanh nó(triều tiên, việt, tráng(choang)) thành hán được, mặc dù sức ảnh hưởng văn hóa-chính trị-quân sự lên các cộng đồng này là rất lớn và lâu dài.
Vậy nguyên nhân nằm ở đâu?
Nhiều quan điểm cho rằng tráng(choang) và việt nằm ở phía nam xa xôi nên sức ảnh hưởng của hán yếu. Nhưng triều tiên cách trung nguyên chẳng là bao xa đó thôi.
Tôi cho rằng yếu tố kinh tế đóng góp lớn đến sức phản kháng văn hóa của các cộng đồng này trước sự bành trướng của văn hóa hán.
Cụ thể, trước hết nói về các thế lực nhập hoa thời ngũ hồ thập lục quốc và trường hợp người mông cổ+mãn: họ là các dân tộc du mục, tức là kinh tế dựa vào chăn thả gia súc. Đặc điểm của loại hình kinh tế này là yêu cầu về trình độ thấp, cách thức tổ chức phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng đơn giản, giữa các nhóm dân cư ít có sự liên lạc bởi đặc trưng mỗi quần thể dân cư cần một khoảng diện tích rộng lớn để chăn thả nên tạo ra sự giãn cách giữa các quần thể, hay còn gọi là mật độ dân cư thưa thớt dẫn đến sự liên lạc giảm xuống. Điều đó cản trở sự hình thành các truyền thống một cách lâu dài và thống nhất của một tập hợp các cộng đồng.
Khi người hồ-mông cổ-mãn xâm nhập trung hoa, họ tiếp xúc với một nền kinh tế nông nghiệp ở trình độ cao hơn: kinh tế trồng trọt thâm canh.
Ở nền kinh tế trồng trọt thâm canh nó nổi trội hơn kinh tế du mục ở các điểm:
-1. Diện tích canh tác nhỏ dẫn đến các quần thể dân cư dày đặc hơn=>mức độ liên lạc giữa các thành viên trong quần thể với nhau hay giữa quần thể này với quần thể kia được tạo ra và duy trì nhiều hơn. Tạo điều kiện cho sự hình thành và duy trì các truyền thống có tính lâu dài và rộng lớn.
-2.kinh tế thâm canh đòi hỏi trình độ tổ chức xã hội cao hơn, cần sự hợp tác của nhiều người để xây dựng nên các công trình tập thể như đê điều, mương máng…sự hợp tác này, lại một lần nữa làm tăng mức độ liên lạc giữa mọi người với nhau, qua đó hình thành các ý thức, tập tục chung của cộng đồng, tức là truyền thống.
Có thể ví dụ bằng một sự so sánh giản đơn thế này: 2 người đi làm ruộng với nhau vì ít di chuyển thì sẽ có điều kiện nói chuyện với nhau nhiều hơn=>hình thành các ý thức chung. Còn 2 người cưỡi ngựa đi chăn cừu vì phải liên tục di chuyển chỗ này chỗ kia nên ít có thời gian nói chuyện với nhau=>mỗi người đều chạy theo suy nghĩ riêng của mình.
Giữa những người sống chung một đồng bằng, khai thác nước chung từ một con sông thì tính chất công việc buộc họ phải hợp tác để cải tạo thiên nhiên,trị thủy dẫn đến hình thành cộng đồng lớn có ý thức chung.
Còn những người trên một thảo nguyên, họ không cần cải tạo thiên nhiên nên không sinh ra đòi hỏi phải hợp tác. Nhóm nào biết nhóm ấy nên không tạo ra ý thức chung giữa các cộng đồng nhỏ, mỗi nhóm lại chơi theo kiểu riêng của mình.
Bởi sự liên lạc của kinh tế thâm canh là nhiều hơn, dày hơn nên con người của nó cũng trở nên bảo thủ hơn, khó chấp nhận sự khác biệt hơn. Còn kinh tế du mục thì phóng khoáng hơn nên dễ chấp nhận sự khác biệt.
Mặt khác, khi dân du mục chinh phục được lãnh thổ của dân thâm canh sẽ gặp khó khăn hơn nếu muốn bắt dân thâm canh đi chăn thả như họ bởi rào cản mật độ dân cư dày, diện tích canh tác nhỏ không phù hợp với việc chăn thả như thảo nguyên. Nên dân du mục không thể đồng hóa dân thâm canh.
Nhưng dân thâm canh lại có thể đồng hóa được dân du mục vì như đã nói ở trên, không thể chăn thả được ở diện tích nhỏ hẹp và dân dày nên buộc người du mục phải từ bỏ lối kinh tế chăn thả chuyển sang thâm canh. Một khi họ đã bỏ việc chăn thả nghĩa là họ không còn duy trì truyền thống trước đó nữa, và họ học tập lại từ đầu, hòa nhập vào lối sống của dân sở tại-những kẻ bị chinh phục.
Có những thời điểm kẻ du mục chinh phục cho phá nát ruộng vườn của kẻ thâm canh để lấy đất chăn thả, điều đó làm mất đi nguồn sống của kẻ bị chinh phục và kích thích họ chống lại kẻ thù mạnh mẽ hơn, sự chống trả trở nên dai dẳng đến khi nào có kết quả: hoặc là kẻ du mục bị đuổi khỏi lãnh thổ kẻ thâm canh, hoặc là kẻ chinh phục chấp nhận từ bỏ lối chăn thả trả lại ruộng đất và như thế nó đã chấp nhận hòa tan vào văn hóa của kẻ bị chinh phục.
Đó là nguyên nhân dẫn đến hồ-mông-mãn tuy xâm lược được trung hoa nhưng lại chết ngược dưới tay người hán. Mặc dù người mãn có vẻ thành công hơn khi bắt người hán phải mặc quần áo kiểu mãn và cắt tóc đuôi sam nhưng về cái cốt lõi vẫn bị hòa tan vào hán, điều đó được chứng minh bởi việc sau khi nhà thanh sụp đổ thì dân tộc mãn cũng tưởng chừng như biến mất luôn cùng với triều đại đó.
* * *
Về phần người triều tiên, việt, tráng(choang) những dân tộc này cũng có trình độ thâm canh không thua kém gì người hán nên mặc dù chịu sức ép lớn bởi văn hóa hán nhưng tính bảo thủ của cộng đồng đã tạo ra sức phản kháng văn hóa mạnh mẽ, cộng với yếu tố độc lập về chính trị, lãnh thổ địa lý khiến cho văn hóa hán chỉ có thể ảnh hưởng thôi chứ không thể đồng hóa được hoàn toàn.

Kết luận: người hồ-mông-mãn bị chết ngược trong tay người hán là bởi sự yếu kém cố hữu của kinh tế du mục so với kinh tế canh tác thâm canh. Còn người triều tiên, việt, tráng(choang) có trong tay trình độ kinh tế thâm canh nông nghiệp không thua kém gì người hán nên không bị biến thành hán.
_TRUYỀN_ngày 23/05/2020
Chú thích ảnh: để xây dựng được hệ thống ruộng bậc thang trên cao như thế này cần sự hợp tác của nhiều người tạo ra tính cố kết cộng đồng.(ảnh mang tính chất minh họa sinh động cho bài viết)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *