LƯU TÚ VÀ HÀNH TRÌNH KHÔI PHỤC NHÀ HÁN.Lược dịch: Dragon's Amory.

LƯU TÚ VÀ HÀNH TRÌNH KHÔI PHỤC NHÀ HÁN.Lược dịch: Dragon's Amory.

LƯU TÚ VÀ HÀNH TRÌNH KHÔI PHỤC NHÀ HÁN.
Lược dịch: Dragon's Amory.
Sự ra đời của Đông Hán được xem như lần tái sinh đầy bất ngờ của nhà Hán, sau khi triều đại này tưởng như đã hoàn toàn diệt vong. Hành trình đứng lên từ nắm tro tàn và lấy lại quyền lực vốn có của Hán thất quả thật là kỳ diệu.
Đối với những người yêu thích thời đại Tam Quốc, có thể dễ dàng nhận ra hai câu truyện về sự sụp đổ của Đông Hán và Tây Hán có nhiều nét tương đồng với nhau. Trong mỗi câu truyện kể trên, chúng ta đều thấy hình bóng của một triều đình rệu rã với những lộng thần tiếm quyền, một đất nước hỗn loạn với các cuộc khởi nghĩa liên miên, và cuối cùng là một thời kì đầy biến động với hàng loạt lãnh chúa tham vọng. Và rồi như một quy luật, thời đại binh đao loạn lạc kết thúc bằng một triều đại mới, một ông vua mới. Tuy nhiên, việc dòng tộc họ Lưu vẫn là những người cai trị Đông Hán khiến giai đoạn nội chiến sau sự diệt vong của nhà Tây Hán thường bị lãng quên.
LỘNG THẦN CƯỚP NGÔI.

Vương Mãng (45 TCN – 23) là một quyền thần nhà Hán, đồng thời là cháu trai Vương Thái hậu. Nhờ xuất thân của mình, ông dần leo lên những vị trí quan trọng trong bộ máy quan lại nhà Hán. Với chức Thị trung, Vương Mãng sớm trở thành cố vấn thân cận nhất của Hoàng đế.

Tương tự như nhân vật Macbeth trong vở kịch cùng tên của đại văn hào Shakespeare, những rối loạn trong nội bộ Hán thất cùng với áp lực từ tầng lớp nông dân đang ngày càng nghèo đói đã thúc đẩy dã tâm đoạt ngôi, thay đổi thiên hạ của Vương Mãng.
Hán Ai Đế băng hà, để lại một ngai vàng trống, không người thừa kế. Người ta kể rằng, ông đã dành quá nhiều thời gian cho những mối tình đồng giới của mình mà chẳng mảy may nghĩ tới việc tìm người thừa tự. Vì vậy, sau cái chết của ông, Vương Thái hậu cùng đứa cháu trai quyền cao chức trọng của mình đã nắm hết toàn bộ triều chính.
Để củng cố quyền lực, Vương Mãng tiêu diệt tất cả phe phái chính trị đối địch trong triều. Trong thời gian nhiếp chính, ông tiếp tục thanh trừng nhiều Hoàng tử có khả năng đe dọa vị trí của mình. Cuối cùng vào năm 8, Vương Mãng công khai tuyên bố chiếm đoạt ngai vàng, lập ra triều đại nhà Tân tồn tại 14 năm.
TÂN HOÀNG ĐẾ.

Không đơn thuần chỉ là kẻ cướp ngôi trắng trợn, Vương Mãng đã bộc lộ nhiều phẩm chất đáng khen của một Hoàng đế thực thụ. Điều này khiến ông trở thành đối tượng nghiên cứu thú vị dành cho các nhà sử học xét lại suốt hàng ngàn năm sau thời Đông Hán.

Vương Mãng hoàn toàn có thể trở thành một nhân vật nằm trong “thùng rác của lịch sử” nếu không xét tới việc: ông là một nhà cải cách quyết liệt, người cố gắng sửa chữa những sai lầm của các vị vua Tây Hán. Hoàng đế Vương Mãng là một người theo chủ nghĩa Nho học truyền thống, ông tìm mọi cách để cải tổ bộ máy quan liêu đã tồn tại suốt cả trăm năm.

Trong những thập kỉ cuối của nhà Tây Hán, hiện tượng địa chủ chiếm hữu diện tích lớn đất nông nghiệp diễn ra phổ biến. Nhiều nông dân bị ép phải làm việc gần như cả đời cho đám địa chủ này vì những khoản nợ không thể hoàn trả.

Cuối thời Tây Hán, đại bộ phận nông dân mất ruộng, lâm vào tình trạng “bần cùng hóa”. Họ phải làm việc quần quật cho tới chết trên những cánh đồng của địa chủ. Tệ hơn, tầng lớp quý tộc ngang nhiên từ chối mọi cải cách giảm độc quyền ruộng đất nhằm cải thiện cuộc sống cho nông dân mà triều đình đề ra. Trong bối cảnh này, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân chực chờ bùng nổ.
Theo mô hình thời Tây Chu, Vương Mãng san sẻ một phần lợi tức của triều đình cho nhân dân, ngăn chặn thương nhân phá giá bằng cách ban luật cấm độc quyền các mặt hàng như sắt, muối, thủy sản, rượu,… Đặc biệt, ông kiên quyết tịch thu bớt ruộng đất của địa chủ, chia lại cho nông dân và cấm mọi hành vi buôn bán nô lệ.
MẦM MỐNG NỔI LOẠN.

Như một hệ quả tất yếu, những quyết sách triệt để của Tân đế gây ra làn sóng phản ứng dữ dội từ chính tầng lớp nắm quyền. Giới quý tộc đương nhiên là những kẻ bất mãn nhất, họ không chấp nhận đất đai của mình bị nhà nước tịch thu rồi đem chia đều cho nông dân. Chỉ sau vài năm, Vương Mãng buộc phải dừng cải cách ruộng đất.

Nhiều phe phái đã sẵn sàng nổi dậy, không chỉ giới quý tộc mà giờ đây, cả những nông dân Vương Mãng từng giúp đỡ cũng muốn kéo ông khỏi ngai vàng. Việc cai trị quá hà khắc thông qua bộ luật mới cùng với chế độ thuế khóa nặng nề phục vụ cho nhiều chiến dịch quân sự, khiến dân chúng vô cùng phẫn nộ.
Tình trạng bạo loạn bắt đầu nổ ra khi nhiều châu, huyện quanh kinh thành từ chối đóng thuế và nạp cống phẩm cho triều đình. Với chính sách để chính quyền trực tiếp quản lý nông dân của Vương Mãng, ngay cả khi thoát được vòng kìm kẹp của các địa chủ thì người nông dân vẫn phải chịu áp bức từ đám quan lại địa phương. Trong hoàn cảnh thiên tai triền miên, sưu cao thuế nặng, lại bị bóc lột nặng nề từ cả địa chủ lẫn tham quan, nông dân không thể tiếp tục nhẫn nhịn và vùng lên khởi nghĩa ở nhiều nơi trên toàn quốc.
Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 20 đến năm 22, đã có gần chục cuộc nổi loạn, tập trung phần nhiều ở các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Giang Tô, Hà Bắc và Hồ Bắc ngày nay. Hai nhóm phiến quân lớn mạnh nhất là “Xích Mi”“Lục Lâm”.
CHÀNG NÔNG DÂN.
Trong những năm tháng tại vị cuối cùng của Vương Mãng, khi mà hai cuộc khởi nghĩa “Xích Mi”“Lục Lâm” đang càn quét qua mọi vùng nông thôn, một trưởng giả giàu có tên Lý Thủ thường nói với con trai Lý Thông của mình rằng: “họ Lưu phục hưng, họ Lý giúp đỡ”. Lời tiên tri này quả thật ứng nghiệm với Lưu Tú, người sau này trở thành Hán Quang Vũ Đế, Hoàng đế đầu tiên của nhà Đông Hán.

Với cuộc đời và những chiến công của Lưu Tú, không sai khi gọi anh là Agustus của phương Đông. Dù là con cháu Hoàng tộc, Lưu Tú có xuất thân chỉ là thứ dân. Về mặt huyết thống, anh là cháu sáu đời của Hán Cảnh Đế. Mặc dù là họ hàng xa của Hán Vũ Đế nhưng gia đình Lưu Tú có cuộc sống rất khiêm nhường.

HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU.
Là con út trong gia đình ba anh em trai, thưở thiếu thời, Lưu Tú được miêu tả là một anh chàng hiền lành, cẩn trọng trong lời nói và thiếu quyết đoán trong hành động. Dù học rất giỏi nhưng vì tính khiêm tốn, Lưu Tú bị anh trai Lưu Diễn chê là có tầm nhìn hạn hẹp, chỉ luẩn quẩn trong nhà, chú tâm những điều vụn vặt. Trái ngược với cậu em “an phận”, ông anh Lưu Diễn sớm bộc lộ hùng tâm giành thiên hạ. Ngay khi Vương Mãng cướp ngôi, Lưu Diễn đã nuôi mộng phục hưng Hán thất. Nghe được lời tiên tri của cha con họ Lý, chàng trai Lưu Diễn lập tức cùng với em trai mình tập hợp lực lượng, dựng cờ chống Vương Mãng vào năm 22.
Người ta sớm nhận ra rằng, rồi đây chàng trai trẻ 27 tuổi Lưu Tú cũng sẽ bộc lộ năng lực tuyệt vời của dòng họ Lưu trong việc dùng người. Để rồi, chỉ trong một năm, Lưu Tú dành liên tiếp những chiến thắng quan trọng trên con đường hồi sinh vương triều nhà Hán.
(Còn tiếp.)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *