luong-toi-thieu-vung-nam-2024-tai-quang-ninh-tu-1/7-se-tang-hay-giam?

Lương tối thiểu vùng năm 2024 tại Quảng Ninh từ 1/7 sẽ tăng hay giảm?

Lương tối thiểu vùng 2024 Quảng Ninh được áp dụng cho 4 vùng

Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, tiền lương tối thiểu là mức tiền lương được Chính phủ ban hành theo từng năm. Đây là căn cứ để chủ sử dụng và lao động thương thảo tiền lương, trong đó doanh nghiệp trả lương cho người lao động phải không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vùng và phải đảm bảo trả lương cao hơn ít nhất 7% với các lao động có trình độ kỹ thuật, và thâm niên nghiệp vụ.

Theo quy định mức lương tối thiểu vùng 2024 Quảng Ninh hiện nay đang được áp dụng dựa trên 4 vùng kinh tế. Đây cũng là tỉnh, thành duy nhất trong cả nước được áp dụng tiền lương tối thiểu vùng cho 4 vùng kinh tế. Thường các tỉnh, thành phố khác tiền lương tối thiểu vùng chỉ áp dụng cho 2 vùng kinh tế.

Lương tối thiểu vùng 2024 Quảng Ninh từ 1/7 sẽ tăng hay giảm?- Ảnh 1.

Lương tối thiểu vùng 2024 Quảng Ninh được áp dụng cho 4 vùng kinh tế. Ảnh: QN

Cụ thể mức lương tối thiểu vùng 2024 Quảng Ninh đang áp dụng như sau:

Vùng I: Lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng. Áp dụng đối với: Thành phố Hạ Long.

Vùng II: Lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng. Áp dụng đối với: Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái; các thị xã Quảng Yên, Đông Triều.

Vùng III: Lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng. Áp dụng đối với: Các huyện Vân Đồn, Đầm Hà, Tiên Yên, Hải Hà.

Vùng IV: Lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng. Áp dụng đối với: Các huyện Cô Tô, Bình Liêu, Ba Chẽ.

Sau 1/7, lương tối thiểu vùng 2024 Quảng Ninh tăng hay giảm?

Cùng với việc tăng lương cơ sở, Chính phủ cũng quyết định tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 trong cả nước với mức tăng 6%. Sở dĩ mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 thấp hơn mức tăng lương cơ sở (tăng 30%) là bởi hiện nay mức lương tối thiểu vùng đã tiệm cận được với mức sống tối thiểu vùng.

Mặt khác liên tiếp qua những năm gần đây tiền lương tối thiểu vùng được điểu chỉnh liên tục nên mức lương tối thiểu vùng (tại khu vực tư) đang có tốc độ tăng nhanh hơn tiền lương cơ sở (tiền lương áp dụng cho khu vực công).

Lương tối thiểu vùng 2024 Quảng Ninh từ 1/7 sẽ tăng hay giảm?- Ảnh 2.

Mức tiền lương tối thiểu vùng 2024 Quảng Ninh áp dụng từ 1/7 tăng lên đáng kể từ 200 – 300 nghìn đồng, tùy vùng. Ảnh: N.T

Như vậy, kể từ 1/7 lương tối thiểu vùng tại Quảng Ninh sẽ tăng theo mức tăng cung của cả nước. Cụ thể:

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng I là: 4.960.000 đồng/tháng, 23.800 đồng/giờ;

Mức lương tối thiểu vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, 21.200 đồng/giờ.

Mức lương tối thiểu vùng III là 3.860.000 đồng/tháng; theo giờ là 18.6000 đồng/giờ;

Mức lương tối thiểu vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng; IV là 16.600 đồng/giờ.

Lưu ý đây chỉ là mức lương tối thiểu vùng theo quy định, thực tế hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh cũng đã trả mức tiền lương cao hơn cả mức lương tối thiểu vùng.

Theo nhận định, tăng mức lương tối thiểu vùng sẽ làm tăng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, điều này ít nhiều sẽ làm tăng chi phí tiền lương cho doanh nghiệp.

Khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp nợ lương, chậm lương, chậm tăng lương cho người lao động đều sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt từ 20 triệu đồng/lần đến 75 triệu đồng/lượt tùy thuộc vào hành vi vi phạm và số người lao động bị vi phạm.

Trường hợp doanh nghiệp trả lương cho lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị xử phạt từ 40- 150 triệu đồng/lượt.

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cũng buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại vào thời điểm xử phạt.

Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó.

Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *