Lửng mật là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Không giống các loài lửng khác, nó mang nhiều sự tương đồng giải phẫu với loài chồn và được phân loại là loài ít quan tâm (nhóm các loài sinh vật không thỏa các tiêu chí như loài nguy cấp, loài sắp bị đe dọa) do phạm vi rộng lớn của nó và sự thích nghi môi trường chung. Nó chủ yếu ăn thịt và ít nguy cơ bị săn trong tự nhiên vì lớp da dày của nó và khả năng phòng vệ rất dữ dội.
Lửng trưởng thành có chiều cao đến vai 23–28 cm với chiều dài cơ thể 55–77 cm, với đuôi dài 12–30 cm. Con cái nhỏ hơn con đực. Con đực nặng 9–16 kg trong khi con cái nặng 5–10 kg trên trung bình. Nhưng lửng mật rất nhanh nhẹn và… liều mạng. Đến sư tử chúng cũng không ngán thì chuyện cướp thức ăn của cáo, linh cẩu, báo là điều quá bình thường.
Lửng mật ong khét tiếng về sức mạnh, sự hung dữ và độ dẻo dai. Nếu có cuộc thi tranh giành ngôi vị “liều” nhất hành tinh thì chắc cái tên lửng mật sẽ được xướng lên vô cùng trang trọng. Chúng sẵn sàng lao vào tấn công, tranh cướp thức ăn với sư tử mà chẳng mảy may sợ hãi, người ta từng ghi lại được cảnh 6 con sư tử trưởng thành từng phải lùi bước trước 2 chú lửng mật. Ong đốt, lông nhím và vết cắn của động vật hiếm khi xâm nhập vào da của chúng. Nếu ngựa, trâu bò hoặc trâu Cape xâm nhập vào hang của một con lửng mật ong, nó sẽ tấn công chúng.
Đừng nhìn mặt ẻm ngu ngơ ngây thơ, dáng đi khệnh khạng, nhưng thực chất mấy ẻm hung hãn hơn ta tưởng nhiều. Ở vùng đồng cỏ châu Phi, chẳng con thú nào thấy sốc khi chứng kiến cảnh một chú lửng mật lông 2 màu bé như con chó đứng “quánh lộn” cực ngầu giữa đàn sư tử, hoặc cắn nhau với cả rắn hổ mang. Không phải vì cảnh tượng ấy diễn ra đều đặn hàng ngày đâu, mà bởi đám động vật sống tại đó quá quen với cái nết “đầu gấu” của lũ lửng mật rồi!
Một điều đặc biệt của loài lửng mật là khả năng đề kháng độc. Các nhà khoa học đã chứng kiến lửng mật ong bị rắn hổ lục cắn, tuy nhiên chỉ sau 2 tiếng, Lửng mật ong tỉnh dậy như chưa có điều gì xảy ra. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng đặc biệt này của lửng mật ong nhằm tìm ra chất chống nọc rắn tự nhiên.
Lửng mật ong chủ yếu là sinh hoạt đơn độc, nhưng ở châu Phi người ta cũng đã được nhìn chúng đi săn theo cặp trong mùa sinh sản vào tháng Năm. Nó cũng sử dụng các hang cũ của lợn đất, lợn u mắt và mối. Lửng mật là một thợ đào lành nghề, có thể đào đường hầm vào mặt đất cứng trong 10 phút. Các hang này thường chỉ có một lối vào, thường chỉ dài 1–3 m với một buồng làm ổ không được lót bằng bất kỳ loại vật liệu nào.
Lửng mật, nghe tên thì ngọt ngào đáng yêu thế đấy nhưng sự thật chúng chỉ được gọi theo tên món khoái khẩu mật ong mà thôi (¯︶¯) Chiếc Lửng này sẵn sàng trèo cây hoặc vách cao, chịu hàng chục phát đốt của ong chỉ để thỏa mãn cơn thèm mật. Nó còn thường hợp tác với loài chim honey guide, để tìm đến các tổ ong, khi một con chim honeyguide chỉ đường cho lửng mật thành công, lửng mật sẽ dành một phần nhỏ tổ ong cho chim, nhưng một số lửng mật khá tham ăn nên thường bị loài chim honey guide dẫn đến các loài thú săn mồi như sư tử để trừng phạt.
Vì đam mê ăn trộm mật ong nên tạo hóa đã ban cho tụi lửng lớp da dày như áo giáp, riêng vùng da quanh cổ dày đến tận 6mm để nếu bị ong đốt cũng chả vấn đề gì. Chúng có cặp mắt khá bé và đôi tai nhỏ ẩn dưới lớp lông dày, mà các cụ bảo rồi cấm có sai, ti hí mắt lươn vậy bảo sao như quân trộm cắp như phường bất lương (!?)
Trong phim “Đến thượng đế cũng phải cười” có ai còn nhớ chiếc lửng mật này khi cắn ông tiến sĩ, cắn không nhả đôi giày ra, ổng phải tháo đôi giày ra để cho nó cắn, đi trên sa mạc nóng quá ổng phải lấy đôi giày lại, vừa đi vừa lê theo con này đủ hiểu nó lì đòn cỡ nào, rượt tới cùng luôn =)))
Lửng mật khá hiếu chiến, nên trừ những lúc buộc phải đánh nhau với các loài thú ăn thịt to lớn nguy hiểm thì chúng toàn đi “cà khịa” gây gổ với mục đích… cho vui thôi! Tuy chân của lửng mật khá ngắn nhưng chúng lại rất khỏe, móng vuốt cũng sắc bén, sẵn sàng đánh tay đôi với kẻ khác chứ không thèm chạy trốn luôn. Có vẻ như đám hổ báo sư tử còn sợ ngược lại lũ lửng mật, bởi mấy con lông đen trắng ấy khác gì “Chí Phèo” trong thế giới động vật đâu cơ chứ! Chả ai bắt nạt được lửng mật cả, đến loài người còn chịu thua nết lì lợm của chúng.
Tham khảo nhiều nguồn
Via: Tiểu Vừng