Thông điệp được gửi gắm trong câu chuyện hết sức chân thực dưới đây đáng để chúng ta đọc thật chậm và nghĩ thật lâu. Bởi, nó là lẽ sống đẹp đẽ mà mỗi người cần có.
.
.
Chồng tôi dạy học tại một trường cấp 3, gia đình chúng tôi sống ngay trong khuôn viên trường.
Hôm đó, một nữ sinh đến nhà, đi cùng là một người đàn ông trung niên. Nhìn qua, tôi đoán chắc đó là bố của cô học sinh đó.
Tôi mời họ vào nhà. Hai bố con dè dặt ngồi xuống ghế. Họ đến không có việc gì, chỉ là người bố đạp xe hơn 40km đến trường thăm cô con gái đang học trung học phổ thông.
“Tiện ra thăm cháu nên chúng tôi ghé qua thăm thầy giáo”, ông bố nói. “Chúng tôi ở quê không có gì, chỉ có hơn chục quả trứng gà , gà nhà mới đẻ”. Nói đoạn, ông gỡ chiếc túi vải đang đeo trên vai xuống.
Số trứng được giữ cẩn thận trong chiếc túi đựng đầy vỏ trấu, nhìn thoáng qua cũng biết ông đã gói, bọc rất cẩn thận vì sợ trứng bị va đập vào nhau mà vỡ.
Trước tình huống ấy, tôi đề nghị hai bố con ở lại cùng làm bánh xèo ăn. Không ngờ, nét mặt hai người tỏ vẻ căng thẳng, nhất mực từ chối.
Chỉ đến khi tôi mượn vai vế thầy giáo của chồng để giữ chân, họ mới chịu ở lại. Khi cùng ăn, hai bố con tỏ ra khá rụt dè nhưng tôi cảm nhận được rằng họ rất vui. Tiễn cô học trò và vị phụ huynh đó về, nét mặt chồng tôi như có biểu hiện lạ lùng.
Anh lấy làm ngạc nhiên vì từ trước đến nay, tôi luôn từ chối mọi món quà được đem đến, không hiểu vì sao lần này lại vì hơn chục quả trứng gà mà phá vỡ quy định ngầm của mình? Thậm chí còn mời hai bố con cô học trò ở lại ăn bánh bao?
Nhìn ánh mắt đầy băn khoăn của chồng, tôi cười và kể lại cho anh nghe một việc mà mình đã trải qua cách đây 20 năm. Và từ sự việc đó, tôi biết rằng… có những thứ bị coi là cỏ rác nhưng với một ai đó, nó lại là thứ vô cùng quý giá…
Vào một ngày hè khi tôi mới 10 tuổi, bố tôi muốn gọi một cuộc điện thoại cho chú tôi khi đó đang ở xa. Trời tối, tôi theo sau bố, bước thấp bước cao trong bóng đêm, vượt qua 5km để đến bưu điện của thị trấn.
Trên vai tôi khi đó đeo một cái túi vải lớn, bên trong đựng 7 củ khoai mật vừa mới đào từ trong vườn nhà. Đó là những củ khoai mà bố tôi đã ra công vun trồng…
Những củ khoai mật rất ngon đó , bố tôi cất công xin giống rất xa, chăm bón kỹ lưỡng, trồng 3 đi trồng lại nhiều lần, mới cho củ và đó là năm đầu tiên kết quả, vỏn vẹn chỉ được 7 củ. Bố tôi ngày nào cũng chăm bón, mong cây ra củ từng ngày. Thế nhưng tối đó, toàn bộ củ khoai thu hoạch được. Cô em tôi buồn phát khóc, bị bố quát lớn: “Số khoai này mang đi để làm việc”.
Nhưng bưu điện đã hết giờ làm tự bao giờ. Quản lý điện thoại là một người họ hàng xa với nhà tôi, bố bảo tôi gọi là cô.
Đến nhà cô đó, cả nhà họ đang ăn tối. Bố tôi trình bày lý do, cô chỉ “ừ” một tiếng, chẳng có thêm động thái gì.
Tôi và bố đứng ngoài cổng đợi, cho đến khi cô ăn xong cơm, xỉa xong răng mới ló mặt ra nói: “Đưa số điện thoại cho tôi rồi đợi ở đây. Tôi đi gọi xem có gọi được hay không.”
Thái độ lạnh lùng của cô đó thực sự đã gây sốc tôi rất nhiều. 5 phút sau, cô quay lại nói: “Gọi được rồi, cũng nói rõ mọi chuyện rồi, phí gọi điện thoại là 9,5 xu.”
Bố tôi vội lục túi quần tìm tiền và giục tôi mau bỏ khoai ra. Không ngờ, cô chỉ tay, nói: “Không, không cần! Nhà tôi thứ này không thiếu, hai người vào chuồng lợn mà xem, lợn ăn cũng không hết!”
Trở về nhà, tôi theo sau bố, ôm túi khoai mật khóc dọc đường. Chỉ vì chúng tôi nghèo mà tình nghĩa họ hàng cũng nhạt. Chỉ vì nghèo, chúng tôi dường như chẳng có một chút tự tôn nào trong mắt người khác.
Trong suốt quá trình trưởng thành của tôi sau này, cái chỉ tay của bà cô kia đã đeo bám, hằn sâu trong lòng tôi. Nó chẳng khác nào một cái roi mềm luôn quất mạnh vào tâm hồn tôi vậy.
Tôi không bao giờ lặp lại động tác như cô họ tôi đã làm – động tác đã đổ một lớp mực đen, hằn sâu trong ký ức của một đứa bé. Và tôi tin rằng, những chiếc bánh xèo hôm nay sẽ lưu lại một ký ức gột không phai trong tâm trí cô học sinh bé nhỏ.
Và tôi cũng tin, sức mạnh của trái tim biết yêu thương luôn lớn hơn sức mạnh của sự tổn thương gây ra cho người khác.
Người nghèo nhưng chí không ngắn, người nghèo họ cũng có lòng tự tôn như chúng ta!