“Tạm biệt bà!”
Tôi nhìn bà bước vào ô tô từ phía ga-ra. Bà tôi quay lại, vẫy tay chào trước khi xe đóng cửa và đi xa khỏi nơi này.
“Sao con lại nói như vậy chứ Amy?” giọng của mẹ tôi cất ra từ phía sau hỏi.
“Dạ?”, tôi trả lời, bối rối.
“Sao con lại nói câu “tạm biệt” với bà?”
Tôi chững lại, tự hỏi bản thân xem liệu mình có sai sót gì. “Thì, bởi vì bà mới rời khỏi đây chứ sao”, tôi lầm bầm.
“Tạm biệt có nghĩa là mãi mãi đấy Amy à”.
“Oh… Vâng ạ”.
“Đừng nên nói tạm biệt. Con có thể nói “hẹn gặp lại”, nhưng đừng nói tạm biệt. Con sẽ không muốn nói từ đó đâu, tạm biệt là không tốt”, mẹ nói với tôi một cách nghiêm khắc.
“Vâng, con xin lỗi”.
Tôi cảm thấy thật tệ. Nước mắt bất chợt rơi xuống. Tôi không hề muốn nói lời tạm biệt như vậy với bà tôi. Tôi không muốn điều đó trở thành mãi mãi.
—
Mặc dù vậy, với những người đã ra đi, tôi chưa bao giờ nói câu tạm biệt với họ cả.
Nhưng, không ngờ họ lại ra đi mãi sau lần cuối chúng tôi gặp nhau. Và tôi đã chẳng biết gì cho đến khi quá muộn.
Những lời thì thầm cuối cuộc điện thoại trước khi kết thúc, nụ cười và cái vẫy tay chào khi tôi lên xe, hay mảnh giấy với nghệch ngoạc những dòng chữ viết mà tôi thấy được… Đó là mãi mãi. Đó chưa bao giờ là “tạm biệt” cả, cho đến cuối cùng.
“Tạm biệt nhé” không phải là từ để nói về “mãi mãi”. “Hẹn gặp lại” cũng có thể là lần cuối cùng. “Tôi yêu em” cũng có thể mang ý nghĩa như vậy. Và “Sớm khỏe ha”, cũng không khác gì nhiều.
Bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành mãi mãi. Một lời tạm biệt như để đảm bảo vậy, rằng sẽ vẫn còn lần sau ta gặp. Nhưng, đó cũng là một điều ta không lường trước được. Đôi khi, bạn sẽ không biết rằng liệu lần này có phải là lần cuối cùng.
Tôi vẫn cảm thấy nỗi sợ ngay cả khi nói “Hẹn gặp lại”, bởi vì lời tạm biệt có thể được nói bằng rất nhiều từ; một số trong số đó mà bạn chưa bao giờ nghĩ rằng nó mang nghĩa như vậy.
Nên là, hãy tạo ra một kết thúc để bạn không phải hối tiếc. Bất kỳ điều gì bạn nói cũng có thể là câu chào tạm biệt một ai kia…
Và mãi mãi chính là một nghĩa khác của lời tạm biệt.