LỢI ÍCH CỦA SANG CHẤN TÂM LÝ

Đừng nhìn tiêu đề mà phán xét nhé, nhưng thực sự thì tớ chuẩn bị nói về lợi ích mà 1 người sẽ nhận được nếu vượt qua được cơn sang chấn tâm lý nhé.

**Sang chấn tâm lý (post-traumatic stress disorder – PTSD) là gì? **

Sang chấn tâm lý là hệ quả của việc trải qua tình huống căng thẳng hay mang tính đe dọa đến cuộc sống, khiến cá nhân trải nghiệm sự quá tải về cảm xúc và thể chất và để lại những tác động, hậu quả lâu dài lên các khía cạnh như thể chất, cảm xúc, xã hội, tinh thần hay tâm linh.

Đây là sự rối loạn xuất hiện ở một số cá nhân sau khi họ đối mặt với một biến cố gây tổn thương nào đó – chẳng hạn như chiến tranh, nguy hiểm tính mạng, bạo hành, v.v. Nhưng thời này thì còn chiến tranh gì nữa, có 1 nơi cũng làm bạn bị PTSD mà bạn không hề hay biết đó: chốn văn phòng. Những người mắc chứng PTSD trong môi trường công sở ít hơn so với những người đã từng trải qua chiến tranh tuy nhiên, bạo hành, hỏa hoạn và thậm chí khủng bố tấn công đều có thể xuất hiện trong môi trường làm việc.

**Phát triển sau sang chấn tâm lý **

Có lẽ bạn đã nghe nói về sang chấn tâm lý sau tổn thương (post-traumatic stress disorder – PTSD). Mặt khác, phát triển sau sang chấn (Post-traumatic growth – PTG) là khái niệm chỉ việc một cá nhân được hưởng lợi từ sự tổn thương.

Ví dụ, họ có thể phát triển sức bật tinh thần mạnh mẽ hơn. PTG không phải là một ý tưởng mới – các nền văn minh và tôn giáo xưa đã luôn coi nỗi đau khổ là một phương tiện mang lại trải nghiệm có khả năng thay đổi cuộc đời – nhưng thuật ngữ “phát triển sau sang chấn” chỉ mới được đưa ra bởi các nhà tâm lý học người Mỹ Tedeschi và Calhoun vào giữa những năm 1990.

Nghiên cứu của họ cho thấy 90% số người vượt qua sự kiện gây sang chấn tâm lý sẽ có ít nhất một sự phát triển nào đó sau sang chấn, chẳng hạn như cảm giác trân trọng cuộc sống. Điều này có phù hợp với nghiên cứu chứng minh xung đột và sang chấn tâm lý có tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực đã nói ở trên không? Bạn cần lưu ý rằng sự phát triển không phải là kết quả trực tiếp của sang chấn tâm lý.

Thay vào đó, để tạo ra sự phát triển này, chúng ta cần nỗ lực. PTG phản ánh nỗ lực của những người mắc chứng PTSD khi làm quen với hiện thực mới sau sự kiện gây sang chấn tâm lý; đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển.

Việc vượt qua xung đột có thể còn đem lại những ích lợi khác. Chẳng hạn, nó giúp chúng ta học cách tìm kiếm sự giúp đỡ. Dù đây là một ý kiến có vẻ vô lý, nhưng những trải nghiệm tiêu cực ở nơi làm việc có thể đem đến sức bật tinh thần lớn hơn. Ngay cả những hậu quả xấu đối với sức khỏe như mất ngủ hay các vấn đề về tiêu hóa cũng có thể là động lực khuyến khích các cá nhân thực hiện hành vi thúc đẩy sức bật tinh thần, ví dụ như tìm kiếm chỉ dẫn và sự giúp đỡ

Trên đây là một đoạn mình rất thích về cuốn Sức bật tinh thần của tác giả Susan Kahn, bà đã đưa ra rất nhiều khía cạnh khác nhau của năng lực kiên cường, sức bật tinh thần của con người. Song song với đó, ở mỗi chương sách, bà đều có để các bài tập để người đọc có thể thực hành rồi từ từ rèn luyện sức bật tinh thần cho mình. Như bạn thấy thì như đoạn trích nếu ta rèn luyện được sức bật tinh thần thì sẽ rất tốt để vượt qua các khủng hoảng tâm lý gặp phải tại chốn văn phòng.

Minh hoạ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *