*Nguyên Nhân
Lịch sử Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạn có lúc thịnh, suy khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến nhà Đường của Trung Quốc do Hoàng đế Lý Uyên thành lập khi nhà Tùy sụp đổ. Tiền nhà Đường là 1 thời kỳ phát triển cực thịnh với chính trị ổn đinh, quân đội hùng mạnh, kinh tế phát triển và lãnh thổ rộng lớn nhờ đó mà Trung Hoa bấy giờ trở thành “Mẫu quốc” của nhiều quốc gia. Nhưng giai đoạn nào cũng có biến động và nhà Đường cũng không thể tránh khỏi.
Ngày 16 tháng 12 năm 755, một cuộc biến loạn lớn nhất lịch sử Trung Quốc đã nổ ra dưới thời Hoàng đế Đường Huyền Tông. Cuộc phản loạn do An Lộc Sơn và Sư Tử Minh cầm đầu kéo dài qua ba đời vua gây ra nhiều thiệt hại, đặc biệt là về người khi ghi chép trước thời loạn là 53 triệu người thì sau khi dẹp loạn chỉ còn 17 triệu người (nguồn: có thể bạn chưa biết?).
Đường Huyền Tông là vị Hoàng đế tài giỏi không kém so với các Hoàng đế đời trước, ông đã tạo ra một thời kỳ phát triển thịnh vượng vào thời gian đầu trị vị. Sau thời gian đó, sự cai trị xảy ra nhiều mâu thuẫn trong đời sống xã hội. Cuộc biến loạn được lý giải từ nhiều nguyên do.
Đầu tiên, khi nói đến các cuộc phản loạn, khởi nghĩa tất cả đều phải có nguyên do hoặc là người dân bị áp bức nên đứng lên khởi nghĩa, hoặc là những kẻ cầm đầu nhân thời cơ người dân bị áp bức bốc lột nên lấy danh nghĩa dấy loạn. An Lộc Sơn và Sư Tử Minh là trường hợp thứ 2.
Từ cuối những năm Khai Nguyên(713-741), Đường Huyền Tông không còn tỉnh táo, anh minh như lúc đầu trị vị thay vào đó là cuộc sống xa xỉ, thêm nữa thời kỳ này nhà Đường gây chiến với các nước lân cận nên chế độ binh dịch càng gắt gao, ngoài ra khi gây chiến còn gây sức ép lên tài chính, ngân khố nhà nước chính vì điều đó để đáp ứng nhu cầu, chính quyền bấy giờ tăng thuế. Không những thế, khi có ý chỉ tăng thuế từ trung ương về địa phương, các quan lại ở địa phương cũng nhân cơ hội làm giàu cho bản thân khiến nhân dân ngày càng cơ cực, nhiều người trốn thuế bằng cách bỏ đi nơi khác. Đây là cơ sở đầu tiên để Loạn An Sử bùng nổ.
Từ thời nhà Tùy, đã có nhiều tộc khác từ bên ngoài vào Trung Hoa sinh sống. Qua thời Đường, có xảy ra việc các tướng nhà Đường ngược đãi khiến họ nổi dậy chống chính quyền. Tuy đã giải quyết mâu thuẫn này, nhưng qua năm Thiên Bảo tình hình lại căng thẳng.
Đường Huyền Tông ngày càng sống trong khoái lạc, xa hoa ít quan tâm đến việc triều chính khiến cho các quan lại trung ương rút khỏi chính quyền, các thế lực như bọn gian thần Lý Lâm Phủ, các hoạn quan Cao Lực Sĩ(hoạn quan mà nghe tên oai phong ghê chưa:)), lực lượng ngoại thích Dương Quốc Trung đấu tranh khi công khai khi ngấm ngầm nhưng mục đích cuối cùng là có lợi cho bản thân.
Chế độ mộ binh do Tể tướng Lý Lâm Phủ đề xuất khiến cho
binh lính ngày càng phụ thuộc vào chỉ huy, việc này dễ dàng giúp các chỉ huy trực tiếp nắm binh quyền nổi loạn. Ngoài ra, Đường Huyền Tông còn “thả rông” việc chiêu mộ binh lính ở các trấn ngoại biên vì muốn mở rộng lãnh thổ. Chính vì thế, binh sĩ các trấn ngoại biên của các tướng địa phương ngày càng đông so với binh sĩ trung ương. Tuy nhiên, thời kỳ lập quốc của nhà Đường vốn không cho các tướng lĩnh trấn giữ ngoại biên quá lâu, khi làm đủ thời gian, sẽ được gọi về triều đình để làm các chức quan trong trung ương thậm chí là chứ Tể tướng, ngoài ra còn có 1 người Hán được phân công đi theo để giám sát nhờ đó mà hạn chế tình trạng cát cứ mặc dù được tự do chiêu quân.
Khi Lý Lâm Phủ lên làm Tể tướng, lo sợ các tướng ngoại biên khi được gọi về triều sẽ đe dọa chức Tể tướng của mình nên đã khuyên Đường Huyền Tông thay vì chọn người Hán làm tướng ngoại biên thì chọn người Hồ, Lý Lâm Phủ đưa ra nhiều lý do chặc chẽ nên đã thuyết phục được Hoàng đế điều này đã giúp Lý Lâm Phủ cũng cố chức vụ của mình bởi vì khi người Hồ làm tướng ngoại biên sẽ không được gọi về để làm các chức vụ trung ương vì trình độ văn hóa thấp. Sở dĩ Đường Huyền Tông đồng ý ngay là vì ngay trước khi Lý Lâm Phủ đưa ra chủ ý thì Tiết độ sứ Hà Tây Vương Thừa Tự bị vu cáo dùng binh lực bản độ giúp Thái tử cướp ngôi. Đường Huyền Tông chưa nghe rõ chuyện đã lập tức đưa Vương Thừa Tự đi chém đầu và đồng ý với ý kiến của Lý Lâm Phủ. Một trong những người Hồ được cử đi trấn giữ biên ải có An Lộc Sơn. Đây là cơ hội phát triển lực lượng riêng ở vùng biên ải, gây nên Loạn An Sử.