LOẠI VŨ KHÍ CHIẾN TRANH NÀO CÓ CÁCH CHẾ TẠO ĐƠN GIẢN TỚI MỨC QUÂN ĐỊCH KHÔNG NGỜ ĐẾN TÁC DỤNG CỦA NÓ?

Còn tùy vào định nghĩa của mấy người về “vũ khí” nữa. Một trong những vũ khí hiệu quả nhất mà ít được nhắc tới là …chông đinh. Vô cùng dễ chế tạo, chỉ đơn giản là lấy hai thanh sắt, nung mềm ở giữa, rồi xoắn vào nhau ( hoặc ở thời trung cổ, mấy người chỉ cần lấy miểng kim loại vụn rải ra là được). Sau đó thì mài nhọn phần đầu. Xong. Không thể đơn giản hơn ha. 

Thế thì, tại sao chông đinh lại nguy hiểm ? Đơn giản là không có phương pháp nào để khắc chế hiệu quả mấy cái đồ này cả. Nếu những người lính muốn hành quân hàng chục dặm một ngày, họ cần được trang bị những đôi giày thoải mái, trong khi đế giày bọc giáp chắc chắn không thể đi kèm với sự dễ chịu được. Và điều đó cũng đồng nghĩa đầu nhọn của chông đinh sẽ xuyên thẳng qua chân của bất kỳ chàng trai đen đủi nào nếu không để ý bước chân của mình.

Khi đó, anh lính đáng thương của chúng ta sẽ không thể hành quân được nữa, và đương nhiên không thể tham gia giao tranh được. Trong khi đó quân đội vẫn phải bố trí người để chăm sóc cho anh ta, ít nhất là cho đến khi hậu cần tới. Về mặt chiến thuật, tử trận ngay lập tức có khi còn tốt hơn. Bởi lẽ nếu anh lính bị xuyên qua bàn chân bởi một cây chông dính bùn, tỉ lệ sống sót vẫn sẽ rất cao với công nghệ y học hiện đại. Tuy nhiên, gánh nặng tâm lý và hậu cần để lại cho đồng đội, và khả năng anh ta phải nói lời tạm biệt với cái chân thân yêu của mình vì nhiễm trùng vẫn rất đáng kể. 

Thế nếu đi chầm chậm, cẩn thận qua bãi chông thì sao ? Ờ được, nhưng mà nó cũng đồng nghĩa với việc mấy người không chỉ trở thành mồi ngon cho mấy tay súng núp bụi khi tự đặt mình trong tình trạng bị cô lập và không thể rút lui nhanh chóng, mà còn kéo dài thời gian hành quân khi phải mất rất nhiều công sức chỉ để vượt qua một đoạn đường ngắn. Nếu mấy cái chông đinh này mà đặt ở trong những lùm cỏ cao, thì tình hình còn tệ hơn nhiều. 

Bộ binh không ổn rồi, thế kị binh thì sao ? Ờ…không nha. Vấn đề vẫn như cũ. Móng ngựa chỉ có thể bảo vệ một phần nhỏ bộ guốc của ngựa chiến, vì vậy mấy cây đinh vẫn sẽ đâm thẳng vào chân ngựa thôi. Lúc đó, khả năng cao là con ngựa sẽ hoảng loạn và lồng lên, quăng luôn người kỵ sĩ xuống và trở thành nạn nhân tiếp theo của bãi “mìn thô sơ” này. 

Không phải tự nhiên mà, một số chỉ huy từ chối việc điều quân vào những khu vực nhất định vì có khả năng ở đó bị rải chông đinh đâu. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *