Vào mùa xuân, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa nhiều, đây là thời điểm nhiều loại rau vào mùa tươi non mơn mởn, hương vị thơm ngon nhất.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều loại vi khuẩn, virus dễ sinh sản khiến mọi người hay mắc bệnh cúm, bệnh lây truyền đường hô hấp. Để bảo vệ mình, mọi người nên rửa tay thường xuyên, mở nhiều cửa sổ, giữ ấm, vệ sinh răng miệng, môi trường…
Ngoài ra, mọi người cũng cần nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật bằng cách ăn các loại rau củ, thực phẩm có chất chống viêm tự nhiên.
Có nhiều loại rau có chất kháng sinh, chống viêm hiệu quả như tỏi, cần tây, rau củ cải, tề thái, nấm… Dưới đây là 3 loại rau ngon miệng mà có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
1. Loại rau: Lá cải củ
Lá củ cải rất bổ dưỡng, chứa 150 đến 350 mg canxi trên 100 gam lá rau. Hàm lượng canxi có lá củ cải được xếp vào hàng tốt nhất trong số các loại rau, vượt qua sữa và đậu nành.
Ngoài ra, loại rau này còn rất giàu vitamin K cần thiết cho quá trình hình thành xương, giúp việc bổ sung canxi hiệu quả hơn, được mệnh danh là “viên canxi tự nhiên”.
Hơn nữa, loại rau này có tính ấm, điều này khiến lá củ cải rất có giá trị trong số các loại rau lá xanh, đồng thời có lượng penicilin đáng kể.
Loại rau này còn có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, tiêu hóa thức ăn và hạ khí. Đừng bỏ lỡ nếu bạn gặp loại rau này.
Món ăn gợi ý: Lá cải củ trộn tỏi ớt
Nguyên liệu: Lá cải củ, tỏi, ớt
Cách làm:
– Bạn có thể để cả củ cải để muối hoặc cắt bỏ phần già nhưng không nên cắt bỏ hết phần củ cải vì củ cải muối cũng rất ngon.
– Tiếp theo, vo một ít nước vo gạo, đổ nước vo gạo vào nồi, thêm một thìa muối vào nước, đổ lá cải củ vào và chần qua nước sôi, đun trên lửa lớn trong 1 phút rồi tắt bếp ngay khi lá đổi màu.
– Đổ rau và nước vào một cái chậu lớn, đậy lại bằng một cái chậu khác và để qua đêm khi còn nóng. Phương pháp này giúp rau có kết cấu giòn và rất ngon.
– Ngày hôm sau khi mở nồi ra, chúng ta có thể ngửi thấy mùi thơm rõ ràng, màu sắc của lá cải củ cũng chuyển sang màu vàng, rất đẹp.
– Sau khi vớt rau ra, trước tiên chúng ta vắt kiệt nước, sau đó dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ, cắt xong cho vào một chậu lớn sạch sẽ, cho ớt cắt khúc nhỏ và tỏi băm nhuyễn vào. Nêm muối, rượu trắng và một thìa tương ớt băm vào.
– Thêm một chút muối để bảo quản dễ dàng hơn.
– Đảo đều các nguyên liệu cho đều gia vị, sau đó cho vào lọ, đẩy kín và bảo quản để ăn dần. Khi đóng hộp, hãy cố gắng ấn càng chặt càng tốt, điều này có thể đẩy hết không khí trong đĩa ra ngoài và giúp món ăn không bị thay đổi hương vị khi bảo quản.
Loại rau này bảo quản tốt có thể để vài tháng cũng vấn có hương vị thơm ngon. Khi ăn, lấy 1 ít rau ra, xào với mỡ lợn hoặc thịt lợn thái hạt lựu, rất ngon, cay và giòn, là món khai vị và là sự bổ sung hoàn hảo cho bữa ăn của bạn.
2. Loại rau: Tề thái
Loại rau dại này không chỉ cung cấp cho chúng ta nguồn dinh dưỡng dồi dào trong mùa đông mà còn là báu vật trong nấu ăn.
Tề thái là loại rau dại mọc vào đầu xuân đầu thu, lá xanh mềm, giàu vitamin C, vitamin A, sắt, canxi và các chất dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, tề thái còn rất giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột và duy trì sức khỏe đường ruột. Vào mùa đông lạnh giá, loại rau dại này vừa thơm ngon lại cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên là sự lựa chọn lý tưởng để bồi dưỡng và duy trì sức khỏe.
Trong Y học cổ truyền, tề thái có vị ngọt, tính trung tính, có tác dụng thanh lọc gan, điều hòa lá lách, điều hòa máu và lợi tiểu, hạ huyết áp, có thể dùng để điều trị kiết lỵ, phù nề, tiểu dưỡng chấp, nôn ra máu, đại tiện ra máu, đỏ mắt, sưng tấy, đau nhức…
Món ăn gợi ý: Bánh rau tề thái, trứng, cà rốt
Nguyên liệu: Rau tề thái, trứng, cà rốt, tỏi, rau mùi, hành
Cách làm:
– Lấy 200g rau tề thái, bỏ rễ già, rửa sạch. Sau đó cho nước vào nồi đun sôi, cho một thìa muối và một thìa dầu ăn vào nước, sau đó đổ rau tề tháin vào chần qua nước sôi, chần khoảng 30 giây thì vớt ra xả nước lạnh. Rau nguội thì vắt kiệt nước.
– Đặt rau lên thớt và cắt thành từng khúc ngắn.
– Chuẩn bị 3 quả trứng gà thả vườn, đập vào tô, thêm một thìa muối khuấy đều. Lấy nửa củ cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt vụn thành hạt lựu nhỏ.
– Cho 1 chút dầu vào chảo đun nóng, đổ nước trứng vào xào chín. Dùng dầu còn trong chảo cho cà rốt thái hạt lựu vào xào chín mềm.
– Chuẩn bị một tô lớn, cho cà rốt, trứng, rau tề thái, muối, nước cốt gà, dầu hào vào rồi khuấy đều.
– Sau đó cho 50 gam bột ngô vào tô, trộn đều, sau đó cho 80 gam bột mì vào và đảo đều. Để bột không bị vón cục bạn có thể cho bột từ từ, vừa cho vừa khuấy đều cho bột kết dính với các nguyên liệu khác.
Nếu thấy khô bạn có thể cho thêm chút nước, thấy loãng thì cho thêm bột mì, miễn là có thể nhào thành khối mà không bị nát, nhưng không được dính. Lấy một nắm bột nhỏ, bóp thật chặt và vo thành một quả bóng nhỏ.
– Sau đó cho bánh bao đã nhào vào nước sạch trước, sau đó lăn bột thành từng vòng tròn, sau đó rũ bỏ phần bột thừa.
– Đun sôi nước trong nồi, đổ nước vào nồi hấp, trải một tấm thảm dính lên mặt hoặc phết một lớp dầu ăn để chống dính.
Sau đó cho bánh rau củ vào, chừa khoảng trống khi đặt để tránh dính vào nhau, sau đó đậy nắp lại và hấp trên lửa lớn trong 6 phút. Chỉ cần hấp cho đến khi bột chín là được.
Bánh rau củ hấp chấm với nước chấm mà bạn pha theo khẩu vị của mình. Hương vị của rau tề thái quyện với mùi thơm của trứng, rất ngon và bổ dưỡng.
3. Loại rau: Nấm sò
Nấm sò là loại rau mềm, thơm ngon, rất giàu protein, chất xơ, vitamin B và các chất dinh dưỡng khác, có tác dụng tốt trong việc cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường thể lực.
Hơn nữa, nấm sò có hương vị thơm ngon, thích hợp để chế biến nhiều món ngon khác nhau, là món ngon không thể thiếu trên bàn tiệc mùa xuân. Nấm sò có penicilin có khả năng nâng cao sức đề kháng.
Món ăn gợi ý: Nấm sò xào ớt xanh
Nguyên liệu: Nấm sò, ớt xanh
Cách làm:
– Dùng tay xé tất cả nấm sò thành từng miếng nhỏ có kích thước tương đối đều nhau, ngâm vào nước muối khoảng 5 phút rồi rửa sạch. Đun sôi nước, cho nấm sò vào chần trong khoảng 3 phút rồi vớt ra, cho vào nước lạnh để làm nguội nhanh, sau đó dùng tay vắt bớt nước bên trong nấm.
– Loại bỏ hạt khỏi một quả ớt xanh và cắt thành những những dải dài đều nhau. Hành lá cắt khúc, gừng băm nhỏ.
– Chuẩn bị nước sốt thơm ngon: Cho một lượng thích hợp nước mắm tỏi, dầu ớt, nước tương nhạt, dầu hào vào tô, thêm chút muối, đường và nước, dùng đũa khuấy liên tục cho đến khi hòa quyện hoàn toàn.
– Đun nóng dầu trong chảo, khi dầu nóng thì cho hành lá và gừng vào xào cho đến khi có mùi thơm, sau đó cho nấm sò vào tiếp tục xào trên lửa lớn, sau 1 phút thì cho ớt xanh thái nhỏ cho vào chảo, tiếp tục dùng thìa xào chín tới.
Đổ nước sốt vừa chuẩn bị vào rồi xào trên lửa lớn khoảng một phút cho ngấm gia vị, cuối cùng cho ra đĩa và ăn trực tiếp.
(Theo Toutiao)