Đó chính là loại quả dứa dại. Dứa dại là một vị thuốc quý, phân bố nhiều ở Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc,…
Tại Việt Nam, loại cây này thường mọc dại ở các khu vực ven biển, vùng đất mặn hoặc trung du. Tất cả các bộ phận của cây dứa dại đều được dùng làm thuốc.
Loại quả này có vị ngon ngọt, nhiều người dân thường lấy về để ăn.
Theo Health Benefits Times, quả dứa dại có những tác dụng sau đây:
Tốt cho tim mạch
Quả dứa dại giàu chất xơ, cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp chống lại các bệnh tim mạch. Có nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim cũng như nhiều bệnh lý khác.
Một đánh giá được công bố vào năm 2013 cho thấy hấp thụ chất xơ từ trái cây giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà khoa học khuyến khích người dân nên bổ sung đủ chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Tăng mức năng lượng
Loại quả này cung cấp một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, giúp tăng mức năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể.
Việc bổ sung các loại trái cây giàu vitamin như dứa dại cũng là một cách tuyệt vời giúp cơ thể cảm thấy phấn chấn hơn. Uống một ly nước ép dừa và dứa dại vào buổi sáng là một cách để tăng cường mức năng lượng cho một ngày năng động.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Giống như nhiều loại quả, dứa dại là một nguồn cung cấp chất xơ tốt. Đối với hệ tiêu hóa, chất xơ vô cùng quan trọng. Loại chất này giúp điều trị và ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa phổ biến như táo bón, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
Nghiên cứu cũng cho thấy thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống có thể giảm nguy cơ mắc những bệnh nghiêm trọng, ví dụ như ung thư.
Giảm triệu chứng đau bụng kinh
Theo dân gian, loại quả dứa dại thường được dùng để giảm triệu chứng đau bụng trong những ngày ‘đèn đỏ’ ở phụ nữ.
Thư giãn cơ thể
Người dân địa phương ở Hawaii cho rằng quả dứa dại không chỉ mang lợi ích về thể chất mà còn cải thiện trạng thái tinh thần. Họ thường ăn loại quả này để thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và lo lắng.
Một số cách dùng khác của cây dứa dại
Ở Hawaii, người dân thường dùng quả, hoa và phần rễ của cây dứa dại để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm rối loạn tiêu hóa và hô hấp.
Ở Kiribati, lá dứa dại được sử dụng để hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cúm, viêm gan, khó tiểu, hen suyễn, ung thư. Trong khi đó, rễ dứa dại được dùng dưới dạng thuốc sắc để điều trị bệnh trĩ.
Ở Palau, lá dứa dại được dùng để giảm triệu chứng nôn mửa; rễ được dùng để nấu nước uống giúp dịu cơn co thắt dạ dày.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, lá dứa dại được dùng để điều trị bệnh phong, đậu mùa, ghẻ, giang mai, bệnh bạch cầu, giun chỉ, nấm da đầu. Hoa đực thì được chưng cất và dùng như một vị thuốc.
Ở Philippines, lá dứa dại dùng để chữa bệnh phong, thủy đậu, bệnh tim và não.
Nước sắc của rễ dứa dại tươi hoặc khô được dùng như một loại trà lợi tiểu. Loại nước này cũng có lợi cho đời sống tình dục cũng như sức khỏe tim mạch.
Nước sắc rễ dứa dại còn được dùng để trị nướu răng. Tại Việt Nam, rễ dứa dại được dùng để điều trị thiểu niệu và các bệnh khác về đường tiết niệu.
Có nơi dùng lá dứa dại để trị xuất tinh sớm.
Theo người dân của một số địa phương đã sử dụng quả dứa dại trong hàng nghìn năm, loại quả này có đặc tính kích thích tình dục.
Lời kết
Mặc dù dứa dại có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng các nghiên cứu khoa học về loại cây này chưa có nhiều. Do đó, nếu muốn dùng dứa dại với bất kỳ mục đích y học nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý sử dụng.