Củ sắn (khoai mì) là loại củ cung cấp calo và carbohydrate dồi dào.
Loại củ này có thể được chế biến nhiều cách như luộc/hấp chín, nấu chè, nấu xôi hoặc cũng có thể nghiền thành bột để làm bánh…
Ăn loại củ này có thể giảm đau đầu, cải thiện tiêu hóa, chữa tiêu chảy, tăng thị lực, hạn chế giun sán và tăng năng lượng.
Dân Việt giới thiệu cách nấu món chè sắn hay còn được gọi là chè khoai mì với vị ngọt thanh của đường thốt nốt và dẻo bùi của khoai mì như sau:
Nguyên liệu làm chè sắn:
– 500g sắn đã lột vỏ
– Bột năng
– Nước cốt dừa
– Nước dừa tươi (1 quả)
– Đường thốt nốt
– Gừng
– Vừng trắng rang
Cách làm chè sắn:
*Làm viên sắn
– Hấp chín sắn
– Khi sắn chín và còn nóng dùng thìa tán nhuyễn sắn. cho từ từ bột năng vào tới khi cảm thấy bột bám đều sắn. cho thêm chút nước ấm (không cho quá nhiều tránh làm hỗn hợp bị nhão quá)
– Thêm chút đường vàng vào hỗn hợp trên để viên sắn có vị ngọt hơn
– Viên sắn thành những viên tròn nhỏ vừa ăn
– Đun sôi nồi nước, thả viên sắn vào luộc tới khi viên sắn nổi lên. Đun thêm 1-2 phút để viên sắn chín kỹ.
– Vớt viên sắn ra bát nước lạnh tránh làm viên sắn dính vào nhau
*Làm nước chan chè
– Nấu khoảng 500-700ml nước lọc
– Cho thêm đường thốt nốt vào vừa khẩu vị gia đình
– Thái gừng dạng sợi thả vào nồi nước
– Đun sôi nước chan chè
– Hoà tan bột năng, đổ từ từ vào nồi nước. Vừa đổ vừa khuấy đều tới khi đạt độ sánh như ý
– Thả viên sắn vào nấu cùng cho viên sắn đậm vị hơn
*Làm nước cốt dừa
– Đổ nước dừa vào nồi, cho thêm 3-4 thìa cốt dừa vào khuấy đều
– Thêm 2-3 thìa đường
– Đun sôi trên bếp
– Hoà tan bột năng với nước lọc. Sau đó rót từ từ vào nồi nước đã sôi tới khi đạt độ sánh như ý
*Hoàn thành
– Múc viên sắn và nước chè ra bát
– Thêm nước cốt dừa phía trên
– Thêm vừng rang
Chúc các bạn thành công khi làm chè từ loại củ bổ dưỡng này!
*Món ăn và hình ảnh do Fb Lan Hương thực hiện.