Tôi bắt đầu thấy có gì đó sai sai từ hồi năm 2014.
Tôi vừa mới tạo ra profile LinkedIn mình, cuộn một lúc, xem qua các bài đăng, hiểu thị trường hơn một tí. Rồi tôi thấy một cái post này với vài triệu view gì đó. Đó là một bức ảnh Albert Einstein – với một câu hỏi toán.
Nó khá là lạc lõng trong một dòng thông tin như vậy, hao hao hình 2.
Dưới nó là tầm hơn 40.000 comment, mọi người cứ vứt bừa vào các con số. Tôi tự hỏi mọi người làm vậy thì hy vọng sẽ đạt được gì. Liệu họ hy vọng một nhà tuyển dụng nào đó sẽ nhắn cho họ kiểu “Ồ em à, hôm trước tôi thấy em có giải một bài toán siu siu khó ở trên LinkedIn á, em muốn làm việc với tôi hokkkkk?”
Mọi chuyện còn tồi tệ hơn.
Trở nên viral là một việc quá đơn giản
Vấn đề đầu tiên là, các thuật toán của LinkedIn rất dễ bị đánh lừa. Để tôi chỉ cho. Cái này có thể nghe như đùa, nhưng có thể không phải đùa đâu.
Kể họ nghe bạn đã thất bại như thế nào.
Kể họ nghe bạn đã thất bại một lần nữa như thế nào.
Kể họ nghe bạn đã vực dậy như thế nào.
Kể họ nghe bạn tiếp tục cố gắng dù không ai tin bạn.
Hãy bạn đầu mỗi câu với cùng một từ.
Rồi kể họ nghe cách mọi người chỉ <chèn một cái siêu cliche về vượt qua hoàn cảnh/ tập luyện/ thay đổi tư duy vào đây>
(À đừng quên dùng thêm nhiều khoảng space lớn giữa các câu nhé)
Boom! Nhìn profile của bạn trở nên viral này. Cringe cực kỳ. Thực sự đây là chiến lược marketing cá nhân cực kỳ tệ. Nhưng mà, YOLO nhỉ.
Hình 3 là một ví dụ.
Chào mừng đến với động viral shitpost.
LinkedIn là một cái bẫy toàn content tệ. Đừng rơi vào. Bạn được nhiều view, được nhiều like, nhưng chỗ đó không biến thành tiền được đâu.
Bạn sẽ được mời để cộng tác với một cái công ty nào đấy để viết mấy câu chuyện “broetry” như trên. Khi tôi đọc những gì họ viết, tôi biết cũng chả lâu được đâu (họ trả $5k/tháng cho 4 post như này). Cái startup này cuối cùng cũng tèo. Như mang thai ngược vậy.
Vì sao những bài rác như vậy là viral?
Có một vài lí do.
Một phần là do thời gian tập trung ngắn. Nhưng cho đến giờ, thì lí do lớn nhất, là do phần lớn người dùng không giỏi tiếng Anh. Tôi nói điều này ra không vì ác ý gì đâu nhé.
Phần lớn những người không nói tiếng Anh (non-native speakers) thấy những bài viết như thế này, và không thể thấy được những thứ nhỏ nhặt chỉ ra bài viết đó tệ như thế nào, mà chỉ nhận ra được những danh từ hay động từ đơn giản. Họ lần mò lại được xem cái bài viết đấy nghĩa là gì, và thế là +1 view cho bài viết tệ hại kia.
Tôi không đổ lỗi cho họ. Có khi tôi đã từng upvote một bài shitpost bằng tiếng Tây Ban Nha mà không nhận ra kìa.
Hình 4 là một ví dụ nữa. Cái này siêu viral luôn!
Note chút, ở phần đầu họ bảo không cần tiền, nhưng ở phần sau lại bảo muốn tăng lương.
Sidenote nhỏ: đừng VIẾT HOA trừ khi cần phải có MỤC ĐÍCH ĐẶC BIỆT. Văn phong như vậy có thể bị coi là tương đối thù địch. À với cả, đừng viết mấy bài kiểu đấy nữa nhé.
Giả thuyết nhỏ của tôi là, bất kỳ nèn tảng dựa trên thuật toán nào, kể cả Medium, cuối cùng sẽ tiến hóa thành Facebook nếu không có ai can thiệp vào. Con người sẽ không thể tự cải thiện được chất lượng bài viết của mình.
Ví dụ, Luật #1 trong việc có điểm internet (hãy trở nên nóng bỏng), cũng áp dụng với LinkedIn, kể cả khi bài viết không có liên quan gì tới mục đích của nền tảng cả.
Xem hình 5 nhé.
Tiếng Anh của họ có thể tệ đó, nhưng chứng minh một câu là đàn ông ở đâu cũng vã như nhau cả. À FYI, nếu bạn comment trên một bài viết LinkedIn, nó sẽ tự động xuất hiện bài viết đó, cùng với comment của bạn cho những người mà bạn kết nối trên đây.
Tôi không nghĩ như vậy là đẹp mắt lắm đâu.
CEO của tôi nhắn tôi sau khi tôi viết một cái comment trút bỏ sự bực dọc trong một cái post này. Bạn có thể nhận ra, vì hình như năm nào nó cũng nổi lềnh phềnh trên mạng (hình 6 á).
Và đương nhiên sẽ có cả ngàn comment về cái bài học này sâu sắc đến đâu, và một doanh nghiệp thì nên hoạt động giống như một bầy sói.
Vấn đề ở đây là gì? Ở đây sói không làm như vậy ha!
Con đầu đàn sẽ không chỉ ngồi sau đâu. Và cách cái meme này cứ nổi trên mạng cũng cực kỳ nực cười ấy. Vốn cái meme này không phải là một giải pháp để thay đổi thế giới, mà chỉ là mấy người ít-hiểu-biết bịa ra khoa học để vừa cho câu chuyện của mình thôi.
Tôi để lại một cái comment hơi thẳng thắn để sửa nó. Comment của tôi sau đó bị cả đống đứa vào chửi um tùm lên. Và dĩ nhiên là sếp tôi thấy comment của tôi.
Ông email tôi, kiểu “Sao cậu biết về mấy con sói vậy?”, tôi giải thích với ông ấy (tôi xem khá nhiều phim tài liệu về động vật hoang dã), và cũng giải thích vì sao tôi cáu kỉnh nữa.
Nốt một ví dụ cuối cùng (hình 7). Cái này chắc các bạn cũng nhẵn mặt rồi.
Đấy không phải những gì đã xảy ra đâu. 2 đứa bé khác nhau đó. Và kia là 2 chị em luôn.
Tóm lại vấn đề là thế này: chúng ta cần phải cẩn thận trong cái cách chúng ta tương tác trên những nền tảng này. Bạn sẽ rất dễ trở nên một đứa ngokngek khi lạc phải mớ bòng bong toàn tin giả trên này.
Thêm nữa, cần phải để ý cái tôi của mình nữa, và phải hạn chế những bài đăng như hình 8.
Dù ghét hay yêu nó, LinkedIn thì luôn đầy những ‘anh hùng núp’, rất nhanh chóng đánh giá người khác. Và mấy anh hùng núp đó đôi khi lại chính là những nhà tuyển dụng. Đừng để họ phải bực mình vì tương tác của bạn trên đây.
LinkedIn dần đã trở thành một cỗ máy chế tạo meme. Nhưng đừng tham gia vào đó. Trừ khi bạn muốn tham gia khóa học xây dựng thương hiệu cá nhân tệ hơn.
Mà bớt mấy comment vã nữa đi. Nhìn kỳ cục cực kỳ! Trong lịch sử nhân loại tôi chưa bao giờ thấy mấy cái comment như vậy giúp ích gì đâu, nhất là khi sếp của bạn thấy nữa.