- Quốc gia nào cũng có Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của riêng mình.
- Nếu như bạn nhìn vào bản đồ ở Ảnh 1, bạn sẽ nhận ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ chẳng có tí EEZ nào ở vùng biển phía Tây và phần EEZ ở phía Nam của họ cũng tương đối nhỏ khi so với Hy Lạp.
- Điều này là vì theo luật pháp quốc tế, bất cứ hòn đảo nào có khả năng duy trì được sự sống con người đều sẽ có EEZ.
“Các đảo cũng sở hữu những vùng biển giống y như các vùng đất liền khác, bao gồm lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các đảo không cần phải có người sinh sống để tạo ra các vùng biển đó; chúng chỉ cần có khả năng duy trì sự sống của con người hoặc đời sống kinh tế.”
Chương 2: Các vùng biển
- Điều này đặt Thổ Nhĩ Kỳ vào một tình huống đặc biệt vì (1) Hy Lạp nắm toàn bộ các hòn đảo trong vùng biển Aegean (nằm giữa 2 quốc gia này); (2) Các hòn đảo này đều có khả năng duy trì sự sống con người và (3) hàng chục hòn đảo như này chỉ cách Thổ Nhĩ Kỳ chưa đến 10km.
- Điều này nghĩa là trên lý thuyết, trong tình huống này, phía Thổ Nhĩ Kỳ không có một chút EEZ nào trong vùng biển Aegean.
Do đó, họ tự coi bản thân mình là ngoại lệ và yêu cầu chia sẻ EEZ công bằng (theo quan điểm của họ) hơn:
(Ảnh 3)
- Vùng EEZ của những hòn đảo nằm cách Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vài km sẽ được “bỏ qua” để họ có được một nửa EEZ của vùng biển Aegean. Ngoài ra, vùng EEZ của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Nam sẽ được mở rộng và thậm chí là bao quanh cả đảo Síp.
Đây là lúc tranh cãi giữa hai bên nổi lên
- Quan điểm của Hy Lạp : Chiếu theo luật pháp quốc tế, chúng tôi nắm toàn bộ EEZ ở biển Aegean và một phần lớn EEZ ở Đông Địa Trung Hải. Chấp nhận đi, Thổ Nhĩ Kỳ!
- Quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ: Ok. Các anh muốn nói rằng một quốc gia 80 triệu dân sẽ không có được chút EEZ nào ở biển Aegean (bất chấp việc một nửa dân số nước tôi sống ở đó) và chỉ một chút EEZ ở phía Đông Địa Trung Hải. Không có chuyện đó đâu nhé.
Vậy, ai mới là người đúng?
Điều này còn tùy:
- Hy Lạp là bên đúng khi chiếu theo luật pháp quốc tế.
- Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đúng nếu bạn tin rằng các mối quan hệ quốc tế phải công bằng hoặc bình đẳng.
Giải pháp ở đây là gì?
Về cơ bản, cả hai quốc gia này chỉ muốn phe đối diện “ngậm mồm lại và chấp nhận đi”
- Hy Lạp muốn giữ lại toàn bộ EEZ.
- Thổ Nhĩ Kỳ muốn một nửa EEZ của biển Aegean và phần EEZ tại Đông Địa Trung Hải to hơn.