Liệu Trung Quốc có dại dột khi biến Ấn Độ thành kẻ thù không?
Trả lời: Baba Vickram Aditya Bedi, Kinh nghiệm trong chủ đề này do làm việc với cha tôi
Link: https://www.quora.com/Is-China-foolish-for-making-India-an-enemy/answer/Baba-Vickram-Aditya-Bedi
Cách thức hoạt động (modus operandi) của Trung Quốc sau Cách mạng Cộng sản không phải là về việc tạo ra một môi trường ngoại giao bền vững hay tăng trưởng bằng sự hợp tác, mà là thúc đẩy các mối quan hệ bằng cách áp dụng vũ lực theo chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ấn Độ khi đó bị coi là một kẻ thù về mặt tư tưởng, vì giá trị to lớn của mối quan hệ lịch sử của Ấn Độ và Trung Quốc đã bị đảo lộn về mặt tư tưởng bởi Cách mạng Cộng sản ở Trung Quốc. Thứ vốn từng là mối quan hệ dựa trên trao đổi qua lại kiến thức và cùng chung sống hòa bình với nhau đã bị biến thành một quan hệ mới mà trong đó Ấn Độ là lạc hậu, mê tín và hai bên đã xảy ra xung đột hệ thống chính trị, bởi Ấn Độ đã đi theo con đường Dân Chủ và có tiềm năng liên kết với nền Dân Chủ trên thế giới, trong khi đó vào năm 1949 thì Trung Quốc vẫn chưa thể khiến các quốc gia khác nhận ra Cách mạng Cộng sản của họ. Nhưng một phần của vấn đề đó là: Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, ông Jawaharlal Nehru, lại rất sẵn lòng chấp nhận cuộc Cách mạng và công nhận các nhà Cộng sản ở Trung Quốc, và ông cũng công nhận việc Trung Quốc thâu tóm vùng Tây Tạng là hợp pháp.
Thủ tướng Nehru, đã được các Chiến binh Tự do hàng đầu Ấn Độ cảnh báo, đặc biệt là Sardar Patel cảnh báo ông không nên quá tin tưởng vào một cuộc Cách mạng mà ông thực sự hiểu rất ít về tính thực tế của nó. Sardar Patel tin chắc rằng một khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn thành việc củng cố quyền lực thì họ sẽ xâm chiếm Tây Tạng và trở thành một nước láng giềng thù địch với Ấn Độ, và đó là một việc chưa từng có tiền lệ xảy ra để mà Ấn Độ có thể kịp ứng phó. Tuy nhiên, Thủ tướng Nehru tiếp tục với ý tưởng tạo ra một Thế kỷ của Châu Á và coi Trung Quốc là đối tác trọng yếu trong chính sách này. Ông đã sử dụng thuật ngữ “Panchsheel” làm nguyên tắc tuân thủ cho mối quan hệ của hai bên. Về bản chất, thuật ngữ này có từ Thời kỳ hoàng kim đầu tiên của Ấn Độ dưới sự thống nhất thời Hoàng đế Ashoka vào năm 260 trước Công nguyên. “Panchsheel” hay năm nguyên tắc, hình thành xung quanh niềm tin vào sự chung sống giác ngộ giữa con người và các quốc gia. Các nguyên tắc này nói về việc tạo ra một môi trường sống, nơi những người bị áp bức có thể trỗi dậy, và những đặc quyền riêng sẽ bị bẻ gãy, bởi toàn bộ xã hội trên thế giới đã không còn có thể chịu đựng được chiến tranh và sự sinh ra trong khổ hạnh của nhiều người khác.
Ý tưởng này đã có cơ sở từ rất lâu trong quá khứ của Ấn Độ và sự lan rộng của Cải cách Phật giáo Ấn Độ đến Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quan niệm này đã dấy lên sự phẫn nộ của những người đứng đầu theo Mao, vì họ tin rằng Ấn Độ đang thể hiện sự cao ngạo. Trên hết, tiền đề mà Ấn Độ hiện nay đang hướng tới không hề tương thích với Trung Quốc. Ấn Độ đã và vẫn sẽ là một quốc gia có truyền thống tôn giáo và thế tục song hành với thời đại ngày nay. Một tờ báo tự do được thành lập, và nó sẽ không bao giờ được kiểm soát bởi chính phủ. Vào thời điểm ấy thì đây có lẽ là sự tương phản sâu sắc nhất với Trung Quốc, quốc gia đang bắt tay thực hiện những cuộc cải cách lớn bằng những phương pháp khắc nghiệt.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác nữa, và phần lớn trong số đó liên quan đến Thủ tướng Nehru và nhóm đang điều hành chính phủ trong những ngày đầu độc lập Ấn Độ. Không giống như Trung Quốc, hầu hết tất cả các thành viên của nội các Nehru, đã từng theo học chương trình cao cấp ở Anh. Họ tham gia học nhờ những đặc quyền nhất định. Mahatma Gandhi, người lúc đó rất ít được biết đến, xuất thân từ một gia đình có học thức, ông ấy chấp nhận mặc những bộ trang phục vô cùng đơn giản nhằm phản ánh điều kiện sống của Ấn Độ, chứ không phải là do ông được nuôi dạy như thế. Nhóm các cá nhân này được xem là một thế hệ mà Chủ nghĩa Cộng sản tìm cách loại bỏ, nhưng Thủ tướng Nehru lại muốn hợp tác với nhóm này. Sự trộn lẫn các nền tư tưởng đã trở nên ngày càng khó đạt được thành công. Vì khi một bên đã tỏ thái độ phẫn nộ với bên kia, thì chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi một vấn đề xuất hiện làm phát sinh nghi ngờ, và những nghi ngờ cho dù sai sự thật đến đâu cũng sẽ trở thành hiện thực.
Mao Chủ tịch là một người tin rằng bạo lực là một phương tiện để đạt được quyền lực chính trị. Còn Thủ tướng Nehru lại tin rằng bạo lực là biện pháp cuối cùng để hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, từ những gì tôi nghe được trong nhiều năm, các nhà ngoại giao Trung Quốc có thể chỉ ra rằng ông ta đã từng sử dụng lực lượng quân sự vào năm 1961 để giành lại quyền kiểm soát thị trấn Goa. Điều này khá là tréo ngoe khi họ Trung Quốc từng tuyên bố sẽ không sử dụng vũ lực để lấy lại Hồng Kông, cụ thể như sau: Hồng Kông đã được trao trả lại cho Trung Quốc một cách tự nguyện, nhưng thị trấn Goa thì không được Bồ Đào Nha trả lại cho Ấn Độ. Sau gần 12 năm con đường ngoại giao vẫn thất bại trong việc đưa lãnh thổ trở lại nguyên vẹn. Sự thật là, Công dân Ấn Độ đã bị bắn chết bởi súng máy vào năm 1956 khi họ nắm tay những người ở Goa, những người muốn trở lại thống nhất với Ấn Độ sau hơn 400 năm dưới sự cai trị của nước ngoài. Trong lịch sử, Goa luôn là một phần của Ấn Độ và mong muốn trở lại này cũng đúng với mong muốn của Ấn Độ. Không có cách nào để biện minh cho bạo lực nhắm vào Công dân Ấn Độ, những người đã tập trung ở phía bên kia biên giới giương cờ Ấn Độ và biểu tình hòa bình. Việc bắn chết họ chính là một tội phạm vi phạm Luật Quốc tế.
Vào khoảng cuối những năm 1950, Trung Quốc bắt đầu đặt câu hỏi về biên giới với Ấn Độ, và mặc dù họ đã kiểm soát Tây Tạng bằng vũ lực tuyệt đối, tra tấn và bạo lực đối với một Tây Tạng không muốn trở thành một phần của Nhà nước Cộng sản. Tây Tạng đã thấy nhà lãnh đạo tinh thần và chính trị của mình, Đạt Lai Lạt ma trốn sang Ấn Độ sau khi ông ra biết được việc nhà nước Cộng sản hứa cho ông một Đảng thật ra là một âm mưu. Hàng triệu người tị nạn Tây Tạng cuối cùng đã vượt qua biên giới vào Ấn Độ. Tuy nhiên, một lần nữa Ấn Độ không lên kế hoạch này, Ấn Độ cũng không ủng hộ phong trào của hàng triệu người bỏ trốn như vậy. Đây là một gánh nặng to lớn đối với Ấn Độ vì vào thời điểm đó họ chưa thể tự cung tự cấp lương thực Giới lãnh đạo Cộng sản một lần nữa hiểu sai ý định của Ấn Độ và tin rằng Ấn Độ đang tiến hành kế hoạch với các cường quốc phương Tây để giải phóng Tây Tạng. Họ cho rằng việc Ấn Độ chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma được coi là khởi đầu. Đáng ra vào thời điểm đó nếu Ấn Độ thực sự làm vậy thì có thể rất có lợi cho họ, nhưng Thủ tướng Nehru không phải là người sẽ cho phép một hành động như thế.
Và cuối cùng một cuộc chiến tranh biên giới đã xảy ra, và Ấn Độ mất một phần lãnh thổ vào năm 1962. Thủ tướng Nehru không bao giờ cho phép sử dụng Không quân Ấn Độ với máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hiện đại. Đó là lĩnh vực quân sự mà Ấn Độ đã vượt xa Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (People’s Liberation Army Air Force), Thế nhưng, Ấn Độ đã chịu thất bại mà trên thực tế họ có thể đảo ngược thế trận bằng cách sử dụng Không quân và tiêu diệt chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Thủ tướng Nehru đã qua đời hai năm sau đó, giấc mơ của ông đã tan vỡ và ông không thể đối mặt với công chúng Ấn Độ giống như cách ông đã làm trước đây. Thực ra, ông ta khi ấy còn được mến mộ hơn cả thế, và phần lớn người Ấn Độ vẫn sát cánh cùng Nehru “Cha Cha”, hay “Bác” Nehru. Theo quan niệm ở Ấn Độ, sự phản bội của một người bạn không bao giờ đến từ lỗi của người bị phản bội, và thực tế đó là lí do phản ánh những điều tốt đẹp nhất về con người Ấn Độ kể cả ngày nay.
Thủ tướng Smt. Indira Gandhi đã thay đổi vận mệnh của Ấn Độ bởi vì bà đã làm những gì cha của bà không làm được. Bà ấy đã sống một cuộc đời thiếu vắng người mẹ do mẹ bà đã mất từ rất sớm, bà được giáo dục ở châu Âu và Ấn Độ khi mà nước Anh đã không còn hùng mạnh. Cha của bà, Thủ tướng Nehru, đã ở trong nhà tù thuộc địa trong phần lớn thời gian, và ông viết thư thường xuyên đến nỗi và luôn cảm thấy sự hiện diện của cha mình. Khi ông ta trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, bà đã luôn ở bên cạnh ông ấy. Bà ấy đã có được nhiều kinh nghiệm mà không ai có thể học được, bởi nó đơn giản là chỉ xuất hiện vào thời điểm và tại địa điểm đó thôi. Chủ nghĩa hiện thực của bà có thể được tóm tắt trong một sự kiện mà tôi biết, đó là một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Indira Gandhi và Winston Churchill tại một sự kiện ở London. Khi họ đợi xe của mình đến họ đã nói chuyện với nhau, Winston Churchill đã hỏi liệu bà có ghét ông ta vì những điều đã xảy ra trong quá khứ không. Bà ấy trả lời rằng không hề, và bà ấy thấu hiểu những tình huống và suy nghĩ của ông ta vào lúc ấy, và người đàn ông này đã rất ngạc nhiên. Đối với tôi, sự kiện này nói lên toàn bộ chủ nghĩa hiện thực của bà, khi đó hai kẻ thù đã xem nhau như một con người, không hơn không kém.
Năm 1967, Trung Quốc đã tiếp tục xung đột với Ấn Độ, nhưng lần này, Ấn Độ đã kịp chuẩn bị. Cuộc xung đột biên giới ngắn ngủi này là một chiến thắng về phía Ấn Độ. Năm 1971, Ấn Độ đã chấm dứt nạn diệt chủng của quân đội Pakistan với nhóm thiểu số theo đạo Hindu ở Đông Pakistan. Pakistan đã mất quyền kiểm soát Đông Pakistan và ở đó hình thành nên một quốc gia mới được gọi là Bangladesh. Khi Ấn Độ trở thành một quốc gia đủ khả năng tự cung tự cấp lương thực một lần nữa vào những năm 1970, họ đã được hưởng lợi từ một hiệp định hữu nghị và hợp tác với Liên Xô. Những thành tựu đáng chú ý lần lượt đạt được, khi Ấn Độ đã thành công thâu tóm sức mạnh bom nguyên tử vào năm 1974, và là một trong những quốc gia đang phát triển đầu tiên bắt tay vào Chương trình Không gian và hợp tác với Liên Xô. Ngày mà Thủ tướng Indira Gandhi bị hạ sát bởi hơn 40 viên đạn vào ngày 31 tháng 10 năm 1984, Ấn Độ đã trở thành một trong mười nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, và họ đã để không bỏ lỡ thời đại của khoa học máy tính đang ở trước mắt. Một quốc gia không thể sản xuất nổi động cơ vào năm 1947, đã trở thành nhà sản xuất công nghệ ô tô, thuốc và thiết bị không gian. Các trường học, cao đẳng và bệnh viện mới mọc lên khắp cả nước. Nền kinh tế Ấn Độ khi ấy đã ngang hàng với Trung Quốc.
Trung Quốc đã xung đột với Ấn Độ ở các khu vực biên giới mỗi khi họ cảm thấy mình có lợi thế, nhưng xung đột chưa bao giờ là cân xứng. Chúng ta có thể thành lập các tập thể ngoại giao tuyệt vời nhưng các hành động của Trung Quốc không phức tạp đến mức không thể hiểu được. Ấn Độ ngày nay dường như đã tụt mức và ngang bằng với Trung Quốc về quân sự. Kết luận này mặc dù nghe có vẻ đúng, nhưng lại không đúng về thực tiễn khi xét tới điều kiện độ cao của vùng biên giới Ấn Độ. Không có lượng hỏa lực nào có thể chiếm ưu thế tuyệt đối trong môi trường này. Hầu hết các con đường mòn ở đây chỉ có thể được bao quát bởi một hoặc hai file (một đơn vị quân đội mà người lính dàn hàng dọc – mình chịu không biết dịch là gì). Do đó, khu vực chiến đấu thực tế hoặc chiến trường bị hạn chế đi nhiều. Thay vào đó xung đột vũ trang ở đây phải dựa trên việc tìm ra điểm yếu và các tuyến đường di chuyển. Do đó chiến thuật bất ngờ được áp dụng tốt hơn hỏa lực. Cuối cùng, dù thắng hay thua, tất cả chỉ là về vấn đề thời gian khi đối thủ sẵn sàng chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt này.
- Bài viết không tránh khỏi những nội dung chính trị trái chiều, mong các bạn góp ý nhẹ nhàng