Theo như nghiên cứu này thì câu trả lời là có. Họ đeo tai nghe âm thanh nổi cho 12 người bình thường và 12 người kiếm thị rồi bảo họ chỉ về hướng mà theo họ có âm thanh phát ra, tất cả đều được chụp MRI. Ở những người khiếm thị, vỏ não thị giác của họ hoạt động nhiều hơn so với những người bình thường. Rồi người ta lại thí nghiệm tương tự, nhưng thay vì đeo tai nghe, người tham gia được gắn bộ rung điện trên mỗi đầu ngón tay rồi chỉ ra ngón tay nào có kích thích. Vẫn lại được thực hiện khi chụp MRI. Nhóm người khiếm thị một lần nữa lại cho thấy vùng vỏ não thị giác hoạt động nhiều hơn hơn nhóm người bình thường.
https://www.sciencedaily.com/rel…/2010/10/101006131203.htm (Những người mù bẩm sinh sử dụng vùng thần kinh thị giác để bổ trợ các giác quan khác: thính giác và xúc giác nhạy bén hơn)
“Điều đó cho chúng ta biết rằng vỏ não thị giác của người khiếm thị đảm nhận những chức năng này và xử lý thông tin âm thanh, cảm giác – những thứ mà nó chưa bao giờ động đến nếu như mắt sáng”.
“Những tế bào và sợi thần kinh vẫn còn ở đó và vẫn hoạt động, chúng xử lý các đặc tính không gian của kích thích, chỉ là chúng không được điều khiển bởi thị giác mà là bởi thính giác và xúc giác. Sự linh hoạt này mang nhiều lợi ích đến cho người khiếm thị.”
Bài báo khoa học này có thêm vài ví dụ này. https://www.newscientist.com/…/2147696-blind-people…/ (Não người mù tái chức năng vùng thần kinh thị giác cho chức năng ngôn ngữ.)
_____________________
u/phlogistonical (100 points)
Có chứ, hiển nhiên rồi, người mù có tốc độ nghe hiểu nhanh gấp 2.5 lần tốc độ cao nhất của người bình thường. Cái vùng não mà người bình thường dùng để xử lý hình ảnh được người mù dùng để xử lý âm thanh.
https://www.scientificamerican.com/…/why-can-some…/ (Tại sao một người khiếm thị lại có thể xử lý lời nói nhanh hơn nhiều lần người bình thường?)
_____________________
u/Misshumanesociety (132 points)
Có chứ, một ví dụ khác được nhắc đến trong 2 bài nghiên cứu này:
https://jov.arvojournals.org/article.aspx?articleid=2433233 (Vùng não thị giác của người mù bẩm sinh có phản ứng với những chữ số biểu tượng)
https://www.pnas.org/content/pnas/113/40/11172.full.pdf (Thiếu sự trải nghiệm thị giác gây thay đổi cơ sở thần kinh về tư duy số học)
họ phát hiện ra rằng vỏ não thị giác của người khiếm thị bẩm sinh được kích hoạt để phản ứng lại các con số và nội dung toán học. Còn ở người bình thường thì không.
_____________________
u/_AlreadyTaken_ (273 points)
Oliver Sacks đã gặp trường hợp một người bị khiếm thị, anh ta chỉ có thể lờ mờ nhận ra ánh sáng / bóng tối suốt cả cuộc đời của mình. Cuối cùng anh ta đã được phẫu thuật để và lần đâu tiên trong đời anh ta có thể nhìn. Anh ta không thể diễn tả bất cứ điều gì anh ta thấy. Anh ấy có thể nhắm mắt và xác định mình đang cầm một quả cam nhưng khi mở mắt ra và anh ấy lại không biết nó là gì. Anh ấy không thể xác định các góc cạnh của mọi thứ, hay là phối cản, v.v.