Liệu Richard Dawkins đã đúng khi khẳng định rằng thuyết ưu sinh có thể thực hiện ở con người? Có bằng chứng nào ủng hộ điều này không?

Ngày 16 tháng 2 năm 2020, Richard Dawkins, một cựu giáo sư tại Đại học Oxford và một trong những nhà sinh học tiến hóa nổi tiếng nhất trên thế giới, đã tweet những lời sau:

Trước là phản đối thuyết ưu sinh trên nền tảng tư tưởng, chính trị và đạo đức. Sau đó kết luận rằng nó không thể thành công trong thực tế. Tất nhiên là có thể. Nó (thuyết ưu sinh) đã thành công ở bò, ngựa, heo, chó và hoa hồng. Tại sao lại không thể thành công trên con người? Sự thật bác bỏ ý thức hệ.

Giờ thì, Richard Dawkins đã từng chia sẻ rất nhiều thông tin không chính xác trong quá khứ. Thường khi ông ấy chia sẻ sai, những thông tin đó thường về lịch sử hay triết học hoặc một vài lĩnh vực khác mà ông ấy không biết nhiều về chúng. Do đó, rất ngạc nhiên khi ông ấy tuyên bố rằng thuyết ưu sinh có hiệu quả, bởi vì, là một nhà sinh học tiến hóa, bạn sẽ mong rằng ông ấy hiểu được những vấn đề về ý tưởng thuyết ưu sinh hơn bất kỳ ai khác. Nhưng rõ ràng thì, ở đây không phải vậy.

Mặt khác thì cũng không có gì mới mẻ. Richard Dawkins cũng đã từng đưa ra khá nhiều phát biểu gây tranh cãi liên quan đến thuyết ưu sinh trong quá khứ. Ví dụ như, vào năm 2014, ông ấy nói rằng, “Hệ thống đạo đức được thiết kế một cách thông minh sẽ không có vấn đề gì với thuyết ưu sinh tiêu cực.” Cùng năm đó, ông ấy cũng nói rằng thật “vô đạo đức” khi để một đứa trẻ mắc hội chứng Down được sinh ra thay vì bỏ.

Tôi cho rằng, vì Richard Dawkins trở lại cuộc chơi với việc bảo vệ cho thuyết ưu sinh, sẽ cần thiết để nhắc nhở mọi người rằng thuyết ưu sinh thực tế không thành công ở “bò, ngựa, heo, chó và hoa hồng” và nó chắc chắn cũng sẽ không thành công ở con người. Dawkins đang cào bằng thuyết ưu sinh và chọn lọc nhân tạo, một thứ hoàn toàn khác với thuyết ưu sinh.

Chọn lọc nhân tạo là khi con người lai tạo và phối giống các loài thực vật và động vật một cách có chọn lọc nhằm tăng số lượng của một kiểu di truyền nhất định mà con người mong muốn. Mặt khác, thuyết ưu sinh là một phong trào muốn áp dụng chọn lọc nhân tạo lên con người và muốn “cải thiện” nguồn gen của con người nhằm khiến con người trở nên “ưu việt”.

Vấn đề là ở chỗ, trong khi bạn về mặt lý thuyết có thể sử dụng chọn lọc nhân tạo đến tăng lên hoặc giảm xuống số lượng của một kiểu di truyền nhất định trong nguồn gen của loài người, bạn không thể sử dụng chọn lọc nhân tạo để khiến con người “ưu việt” bởi vì không có thước đo nào cho sự “ưu việt”.

Nếu bạn sử dụng chọn lọc nhân tạo để “cải thiện” con người, bạn sẽ chỉ sử dụng chọn lọc tự nhiên để khiến loài người đi theo hướng cá nhân bạn muốn. Do đó, nếu bạn nghĩ rằng người mắt xanh tóc vàng là “ưu việt”, bạn có thể đưa ra những luật lệ và chương trình để tăng số lượng người mắt xanh tóc vàng. Bạn sẽ không thật sự khiến con người trở nên “ưu việt”, mà chỉ khiến họ trở nên giống với những gì cá nhân bạn muốn.

Việc lấy cớ là giúp loài người “tốt hơn” chính là thứ khiến cho thuyết ưu sinh là một thứ ngụy khoa học. (Tôi thậm chí sẽ không đào sâu vào những việc làm kinh khủng và vô đạo đức mà những kẻ ủng hộ thuyết ưu sinh trong quá khứ đã từng làm, như việc ép buộc triệt sản đối với tội phạm, người da không-trắng, người nghèo và người mắc bệnh tâm thần. Đó là một cuộc thảo luận vào lúc khác.)

Sự thật rằng việc Richard Dawkins rõ ràng không thể nói ra sự khác biệt giữa việc sử dụng chọn lọc nhân tạo để khiến con người theo hướng mà một cá nhân nhất định muốn và việc sử dụng chọn lọc nhân tạo để khiến con người một cách khách quan trở nên “ưu việt” hơn, đã phản ánh không tốt về ông ấy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *