Liệu những tác phẩm của Ernest Hemingway có phải là điềm báo về cái chết của ông không?
Corwyn Berthier, sinh viên khoa Văn học và đôi khi viết lách
Link gốc: https://qr.ae/pNyTBB
Không hẳn, mặt dù khá rõ ràng, khi nhìn lại, Hemingway có mang trong mình ám ảnh về cái chết, và cũng chẳng có từ nào khác để gọi thế giới quan của ông ngoài từ ảm đạm.
Dấu hiệu về cái chết xuất hiện đây đó trong những tác phẩm của Hemingway. Không hẳn như một hòa âm bền bỉ liền mạch, nhưng ta vẫn có thể tìm thấy nó. Dấu hiệu đầu tiên ta nhận thấy là trong truyện ngắn Idian Camp (Trại người Da đỏ) trong tập truyện In Our Time (Thời đại của chúng ta), khi cậu bé Nick, lúc cuối truyện, chắc chắn rằng mình sẽ không bao giờ chết.
Dấu hiệu tái xuất hiện định kỳ, một số ví dụ tiêu biểu như truyện ngắn The Short Happy Life of Francis Macomber(Cuộc đời đẹp đẽ ngắn ngủi của Francis Macomber) và The Snows of Kilimanjaro (Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro).
Nó tái xuất lần nữa trong nỗi lo toan về cái chết trong Chuông nguyện hồn ai , đỉnh điểm là khi nhân vật chính đang bị thương rất nặng nằm chờ khẩu súng máy của tay tuần tra Phát xít đến gần, anh biết mình sẽ chết nhưng vẫn quyết tâm làm một điều gì đó tới cùng.
Nếu muốn nhìn một thế giới quan ảm đạm và tuyệt vọng, hãy đọc A Clean Well-Lighted Place (Một nơi chốn khang trang vừa sạch vừa đẹp).
Nên đúng đó, bạn có thể thấy rằng với Hemingway câu hỏi về cái chết là một mối bận tâm trường kỳ và sâu đậm, có vẻ như cả cuộc đời ông sống với nhận thức rằng cuộc sống của mình đang nằm bên mép vực thẳm, dù chúng ta (người đọc) có nhận thấy hay không. Nhưng lắng lo này không thể là điềm báo cho cái chết của Hemingway. Trên thực tế, việc Hemingway tự tử có vẻ như đi ngược lại với lý tưởng của ông về vấn đề này trừ khi ta đào sâu hơn về đời sống cá nhân của tác giả.
Ta có thể kết luận lý tính rằng Hemingway thực sự không thể chịu đựng nổi tình trạng bản thân lúc cuối đời bởi ông không thể nào sống một cuộc sống có ý nghĩa nữa và cũng bởi những vấn đề tâm lý một cách nào đó đã cướp mất tôn nghiêm của chính ông.
P/s 1 (lời dịch giả):
Hemingway mất ngày 2 tháng 7 năm 1961 bằng cách dùng súng săn tự bắn vào đầu. Gia đình ông cũng có rất nhiều người tự tử như cha của ông, Clarence Hemingway, chị em gái của ông Ursula và Leicester, cô cháu gái Margaux Hemingway. Có một số đồn đoán cho rằng gia đình Hemingway nhiễm một căn bệnh di truyền tên là hemochromatosis – đây là một rối loạn khiến cơ thể hấp thu quá nhiều sắt và do tích trữ quá nhiều sắt trong các cơ quan nội tạng, các cơ quan này dần dần sẽ bị tổn thương – và những tổn thương từ căn bệnh này gây nên sự bất ổn định trong não bộ.
Suốt cuộc đời mình, Hemingway là một người nghiện rượu nặng, và không thể kháng cự chứng nghiện rượu trong những năm tiếp đó. Ông có thể đã rất đau đớn vì chứng rối loạn thần kinh, rồi ông được chữa trị bằng liệu pháp sốc điện (electroshock therapy) tại Mayo Clinic. Sau đó ông đổ lỗi cho những phiên ETC đã gây nên việc mất trí nhớ của mình. Có thể đây cũng là một lý do khiến ông không muốn sống nữa.
Hemingway yên nghỉ tại một nghĩa trang ở phía bắc thị trấn Ketchum, Idaho. Một bia tưởng niệm đã được dựng năm 1966 tại một địa điểm khác, nhìn ra Trail Creek, phía bắc Ketchum. Trên đó có khắc một bài thơ chúc tụng Hemingway viết tặng một người bạn của ông, Gene Van Guilder:
Best of all he loved the fall
The leaves yellow on the cottonwoods
Leaves floating on the trout streams
And above the hills
The high blue windless skies
Now he will be a part of them forever
The leaves yellow on the cottonwoods
Leaves floating on the trout streams
And above the hills
The high blue windless skies
Now he will be a part of them forever
Ernest Hemingway – Idaho – 1939
(dịch nghĩa:
Anh yêu mùa thu hơn tất cả
Những chiếc lá nhuộm vàng những cây bông vải
Những chiếc lá trôi theo những dòng cá hồi
Và ở phía trên những ngọn đồi
Những khoảng trời cao xanh lặng gió
Giờ đây anh sẽ mãi mãi là một phần của chúng)
Những chiếc lá nhuộm vàng những cây bông vải
Những chiếc lá trôi theo những dòng cá hồi
Và ở phía trên những ngọn đồi
Những khoảng trời cao xanh lặng gió
Giờ đây anh sẽ mãi mãi là một phần của chúng)
Dịch thơ (bản dịch của mình):
Hơn tất cả anh yêu những mùa thu
Khi lá vàng nhuộm màu cây bông vải
Suối cá hồi lá trôi hoài trôi mãi
Trời cao xanh trải lên những ngọn đồi
Phút này đây anh mãi hòa cùng chúng!
Khi lá vàng nhuộm màu cây bông vải
Suối cá hồi lá trôi hoài trôi mãi
Trời cao xanh trải lên những ngọn đồi
Phút này đây anh mãi hòa cùng chúng!
P/s 2: Đây là truyện ngắn Một nơi chốn khang trang vừa sạch vừa đẹp mình tìm được trên mạng chia sẻ với các bạn luôn:
Các bạn nên đọc bản tiếng Anh để cảm nhận hết được câu chuyện.
Thời gian đã trễ, mọi người đã đứng dậy rời tiệm cà phê trừ một ông già còn ngồi dưới bóng một vòm lá cây che ánh điện. Vào ban ngày đường phố bụi bậm nhưng ban đêm sương xuống đã phủ dày, và ông già sở dĩ còn ngồi lại trễ kia vì ông bị điếc, hơn nữa vào giờ tĩnh lặng này của đêm khuya ông cảm thấy có điều gì khác la.. Hai người hầu bàn ngồi phía bên trong nhìn biết ông già đã hơi xỉn rồị Họ biết dù ông là một khách hàng tốt nhưng khi quá say ông sẽ rời tiệm mà quên trả tiền, họ đành ngồi nán canh chừng ông vậy.
Một anh hầu bàn nói:
“Ấy tuần trước ông ta định tự vẫn đấy.”
“Vì sao vậy?”
“Vì tuyệt vọng!”
“Tuyệt vọng cái gì?”
“Chẳng vì cái gì cả!”
“Sao cậu biết là chẳng vì cái gì cả?”
“Ông ta dư dật tiền bạc mà!”
Cả hai chàng cùng ngồi bên chiếc bàn kê sát vách tường ngay gần cửa ra vào nhìn ra khoảng thềm trống bên ngoài với những bàn trống vắng, trừ bàn có ông già ngồi dưới bóng lá đu đưa theo gió. Một cô gái và một chàng quân nhân đương đi ngang trên đường phố sát đó. Ánh đèn đường phản chiếu lấp lánh trên cổ áo có chữ số bằng đồng của chàng quân nhân. Người con gái rảo bước bên anh, trên đầu không có gì che.
“Nhân viên tuần hành có ý muốn bứng ông ta đi” – một chàng hầu bàn nói.
“Việc gì sẽ xảy ra nếu ông ta được thỏa mãn điều yêu cầụ”
“Tốt hơn hết ông ta hãy rời khỏi phố lúc nàỵ Nhân viên tuần hành muốn bắt giữ ông ta đó. Họ đã đi quanh năm phút trước đây rồi!”
Ông già ngồi dưới bóng cây gõ nhanh đáy ly lên mặt chiếc đĩa phía dướị Chàng hầu bàn trẻ tuổi hơn tiến tới:
“Thưa ông muốn gì ạ?”
Ông già ngẩng nhìn và nói:
“Cho tôi một ly rượu mạnh nữa!”
Chàng hầu bàn nói:
“Ông sẽ bị say đó!”
Ông già ngẩng nhìn, hắn vội đi ngay và nói với anh bạn đồng nghiệp:
“Ông ta sẽ ngồi đó suốt đêm cho mà coị Tao buồn ngủ rồị Chẳng bao giờ được ngủ trước ba giờ sáng. Giá như tuần trước ông già thành tựu trong việc tự vẫn.”
Chàng hầu bàn cầm chai rượu và một chiếc dĩa nhỏ để đặt ly tự phía trong quầy hàng rồi bước ra ngoài tiến về phía bàn của ông già. Chàng đặt chiếc tách xuống rót rượu đầy ly và nói với ông già điếc:
“Lẽ ra ông nên ra đi vĩnh viễn dịp ông tự vẫn tuần trước!”
Ông già ra hiệu với một ngón tay và nói:
“Rót thêm chút nữa đi!”
Chàng hầu bàn tiếp tục rót rượu vào ly, rượu đầy tràn chảy ào xuống lòng tách bên dưới.
Ông già nói:
“Cám ơn!”
Chàng hầu bàn mang chai rượu để lại chỗ cũ bên trong quầy cà phê, rồi tới ngồi cạnh anh bạn đồng nghiệp và nói:
“Trông kìa, ông ta say rồi!”
“Thì đêm nào ông ta chẳng say như vậy.”
“Điều gì làm ông ta muốn tự sát?”
“Làm sao tôi biết được!”
“Ông ta đã tự sát như thế nào?”
“Tự treo cổ bằng một dây thừng.”
“Ai đã cắt giây cứu ông ta?”
“Cháu gái ông.”
“Vì sao họ làm vậy?”
“Vì họ e ngại cho linh hồn ông.”
“Ông ta tiền nhiều chừng nào?”
“Nhiều lắm!”
“Ông ta cỡ tám chục tuổi chứ gì?”
“Mong cho ông ấy đi về. Tôi chẳng bao giờ được lên giường trước ba giờ sáng. Giờ nào mới được lên giường đây?”
“Ông ta cứ ngồi nán vậy vì thích vậy.”
“Ông ta sống một mình chứ tôi có sống một mình đâụ Bà xã tôi hiện đương nằm chờ tôi trên giường đó!”
“Ông ta cũng đã một thời có bà xã đấy chứ.”
“Một bà vợ với ông giờ đây cũng chẳng ích gì.”
“Không thể nói thế được. Giá như có một bà vợ ngay bên ông cũng hơn chứ.”
“Đứa cháu gái săn sóc ông tạ Cậu nói là cô ta đã cắt giảm nhiều thứ chứ gì.”
“Tôi biết.”
“Tôi chẳng muốn sống già như vậy! Đời sống người già thật chán ngấy!”
“Không hẳn thế đâụ Ông già này sạch sẽ đấy chứ. Ông ta uống rượu có để rơi vãi giọt nào đâụ Kể cả vào lúc ông đương say như lúc này. Hãy trông ông ta kìa.”
“Tôi không thích ngắm ông tạ Tôi muốn ông ta cuốn xéo cho rồi. Ông ta phải biết là người khác còn việc phải làm chứ.”
Ông già nhìn qua khung vuông chiếc ly cạn của mình và nói với người hầu bàn:
“Một ly vang nữa đi” – ông vừa nói vừa chỉ vào ly.
Chàng hầu bàn đương nóng lòng muốn về gấp, chạy đến nói chẳng cần cú pháp, cứ như thể cách nói của một người ngoại quốc:
“Thưa hết rượu rồi! Không còn rượu cho đêm nay nữạ Tiệm đã đến giờ đóng cửa.”
“Rót cho một ly nữa đi” – ông già nói.
“Không! Hết rượu rồi.”
Anh chàng vừa nói vừa lau mép bàn bằng một chiếc khăn lau. Ông già đứng lên, đếm những dĩa nhỏ, rút chiếc ví da trong túi, trả tiền và có để lại tiền típ. Anh chàng hầu bàn bèn nhìn ông theo đường xuống phố, dáng một ông già bước đi không vững nhưng vẫn giữ được vẻ đàng hoàng. Anh chàng hầu bàn không muốn về gấp nêu câu hỏi:
“Sao cậu không để ông ta ngồi nhẩn nha chút nữa uống tiếp? Chưa quá hai giờ rưỡi mà!”
“Tôi muốn về lên giường ngủ!”
“Chậm một giờ có đáng là bao.”
“Nhưng với tôi thời gian vào lúc này đáng quý hơn với ông ấy.”
“Thì một giờ cũng là một giờ thôi.”
“Cậu nói như thể cậu là ông già đó vậỵ Ông ta có thể mua một chai vang mang về uống ở nhà.”
“Đâu có giống nhau!”
“Đúng, không giống nhau thật!”
Chàng hầu bàn có vợ chờ ở nhà biểu đồng tình với bạn vì chàng không muốn tỏ ra bất công, chàng chỉ muốn lẹ một chút thôi.
“Còn cậu, cậu không sợ về nhà trước giờ như thường lệ chứ?”
“Cậu định thóa mạ tôi sao?”
“Không đâu bạn ơi, rỡn mà!”
Chàng hầu bàn vội vã vươn tay kéo cánh cửa chớp bằng kim khí xuống và nói:
“Không. Tôi có niềm tin mà. Tôi hoàn toàn giữ vững niềm tin.”
“Cậu có tuổi trẻ, có niềm tin, và có một việc làm. Cậu có đủ tất cả.”
“Vậy bạn, bạn thiếu điều gì nào?”
“Thiếu đủ mọi thứ, trừ việc làm.”
“Bạn có tất cả những thứ tôi có.”
“Không đâụ Tôi chẳng bao giờ có được niềm tin và cũng không còn trẻ nữa.”
“Thôi đi cậu ơi, đừng nói tào lao, khóa cửa lại đi!”
“Tôi giống những kẻ thích ngồi lại muộn nhất trong tiệm cà phê” – chàng hầu bàn nhiều tuổi hơn nói – “ngồi lại muộn nhất với những người không muốn về ngủ, với những người cần được thấy ánh sáng trong đêm.”
“Tôi thì muốn về nhà, lên giường nằm đây.”
“Chúng ta thuộc hai loại người khác nhau” – chàng nhiều tuổi hơn đáp. Chàng đã khoác xong áo chuẩn bị ra về.
“Đây không phải là vấn đề còn trẻ hay không, có niềm tin hay không, mặc dầu đó là những thứ ai cũng quý. Mỗi đêm tôi vẫn chần chừ vào lúc đóng cửa vì nghĩ rất có thể vẫn còn người nào đó đương cần một ly cà phê.”
“Bồ ơi, còn những kho rượu vang lâu năm mở cửa bán suốt đêm đó.”
“Cậu không hiểu gì cả! Cậu nên nhớ đây là một tiệm cà phê sạch sẽ, khang trang, sáng sủa và còn thêm bóng lá cây đu đưa nữa.”
“Thôi chúc bạn ngủ ngon” – chàng hầu bàn trẻ hơn nói.
“Vâng, chúc bạn ngủ ngon” – chàng kia đáp lại.
Chàng vừa đáp vừa tắt điện vừa tự đàm thoại thầm với mình. Đã đành ánh sáng cần thiết nhưng nơi chốn đó cũng còn phải sạch sẽ, dễ thương nữa chứ. Bạn không muốn có nhạc. Hẳn là bạn không muốn có nhạc. Bạn cũng chẳng thể đứng trước một quầy rượu với dáng uy nghi, mặc dầu mọi thứ đều được cung cấp vào giờ đó. Người sợ gì? Không phải là sợ hãi, kinh khiếp. Chẳng có gì cả, đó là điều người biết rõ quá đi. Tất cả là cái chẳng có gì và một người cũng chẳng là cái gì cả. Chỉ có vậy và ánh sáng là tất cả những gì cần thiết — với một chút sạch sẽ, trật tự.. Có người sống trong đó mà chẳng hề cảm thấy nhưng cũng hiểu rằng tất cả chẳng qua chỉ là chẳng có gì cả và rồi chẳng có gì cả – và – chẳng có gì cả và rồi chẳng có gì cả. Cái không có gì cả của chúng ta nằm trong cái không có gì cả, không có gì cả là tên bạn, là vương quốc không có gì của bạn, là vương quốc không có gì tương lai của bạn, trong vương quốc không có gì vì nó là vương quốc không có gì. Hãy cho chúng tôi cái vương quốc không có gì này vương quốc không có gì hàng ngày của chúng tôi và hãy không có gì những cái không có gì của chúng tôi trong khi chúng tôi không có gì những cái không có gì của chúng tôi và hãy không có gì chúng tôi không phải trong cái không có gì, nhưng hãy phân phát chúng tôi từ những cái không có gì. Hoan hô cái không có gì tràn đầy những không có gì, không có gì hãy ở lại với bạn. Anh chàng mỉm cười và đứng trước quầy rượu với một máy ép cà phê rực rỡ nghi ngút bốc hơi.
“Ông dùng gì?” chàng tiếp viên hỏi khách.
“Một không có gì!”
“Lại một tên khùng nữa” – chàng tiếp viên nói vậy rồi quay đi.
“Xin một ly rượu nhỏ” – chàng hầu bàn nói.
Chàng tiếp viên rót cho hắn.
“Ánh sáng tốt lắm và dễ chịu nữa nhưng quầy rượu không được lịch sự!” chàng hầu bàn nói.
Chàng tiếp viên nhìn chàng hầu bàn nhưng không nói gì. Đã quá khuya rồi, còn đối thoại làm gì.
“Bạn muốn thêm một ly nhỏ nữa chăng?” chàng tiếp viên hỏi.
“Thôi! Cám ơn bạn” – chàng hầu bàn nói rồi đi ra. Chàng không ưa những quầy rượu và những hầm chứa rượu. Một quán cà phê sạch sẽ, sáng sủa là một cái gì khác hẳn. Giờ thì không muốn nghĩ gì xa xôi hơn, chàng chỉ còn muốn trở về với căn phòng của mình. Chàng sẽ nằm sõng soài trên giường và sau cùng với ánh sáng ban mai chàng lại ngủ. Sau cùng chàng tự nhủ với mình rằng hẳn đó chỉ là chứng mất ngủ. Hẳn là nhiều người mắc chứng mất ngủ!