LIỆU CÓ THỂ LÀM MỘT MỤC TIÊU BÉ HIỆN LÊN THÀNH RẤT LỚN TRÊN RADAR CỦA MÁY BAY CHIẾN ĐẤU KHÔNG? VÀ LÀM THẾ NÀO VẬY?

A: Victor Rameau

Có chứ, bằng cách làm ngược lại với những gì các máy bay tàng hình đang làm.

Một ví dụ là tên lửa ADM-20 Quail. Đây là một tên lửa mồi chạy bằng động cơ phản lực, được phóng từ máy bay ném bom B-52 để phòng tránh các chiến thuật tiến công bằng radar nhằm vào máy bay mẹ. Vật liệu hoàn thiện và hình dáng của nó được thiết kế cẩn thận để kích thước chiếc Quail hiện lên trên màn hình radar bằng một máy bay mẹ . Các bề mặt bằng kim loại phẳng được sắp xếp sao cho các chùm tia radar sẽ được khuếch đại và bật đi bật lại một vài lần, giống như trong một căn phòng đặt đầy gương, khiến cho một vật thể tương đối nhỏ nhưng lại có tiết diện trên radar khá lớn. Trong lúc nó thu hút hỏa lực của máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không, thì máy bay B-52 mẹ có thể trốn thoát hoặc tiếp tục nhiệm vụ mà không bị gián đoạn.

Kiến thức sai. Sở dĩ nó hiện rõ trên RADAR vì nó có các góc vuông khiến các chùm tia song song gần như bị dội ngược lại vị trí ban đầu, chính là bộ thu-phát sóng, vì vậy mà nó đánh lừa đc rằng đó là mục tiêu cần bắn vì rõ ràng theo lý thuyết: vật càng to càng dễ phản xạ nhiều sóng từ trường, chứ không phải do các thiết kế chồng lớp làm diện tích bề mặt của nó tăng lên

Không hẳn nhé, hiện tại đang nói về cross section. Theo wiki, cross section σ = 4π A^2 / λ^2, tức là λ giảm thì σ tăng. Việc truyền qua nhiều môi trường làm quãng đường di chuyển sóng tăng, nếu xét trong 1 khoảng thời gian t như nhau thì v giảm, v giảm thì λ=v.f giảm.

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Radar_cross-section

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *