Muốn tìm hiểu quá trình trao trả độc lập cho Việt Nam ( giai đoạn 1945-1954) thì không thể không nghiên cứu về khối Liên Hiệp Pháp.
Người Việt mình nổi tiếng lười đọc sử, nhưng lại nặng tính “ ghét nhau bồ hòn cũng méo.”. Từ việc ghét CS, sinh ra cái lời đồn “ không đánh Pháp thì Pháp cũng tự trả độc lập cho”. Rồi, họ dẫn ra các cựu thuộc địa của…Anh để làm dẫn chứng cho quan điểm của mình. Thuộc địa của Anh thì có liên quan gì đến các thuộc địa của Pháp? Lại 1 logic kiểu “ Tây nào chẳng là Tây ( ờ, Liên Xô chẳng Tây chứ là gì? Rồi lại cự bảo CS thì phải khác. Ơ hay?).
Phiền 1 nỗi, thông tin về French Union tìm trên mạng cực khó, đây là những gì tôi thu thập được. Không rõ đúng được bao nhiêu, rất mong được góp ý bổ sung để hoàn thiện
—————————————-
I.Mục đích của Pháp khi thành lập French Union:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong khi người Anh và Mỹ xúc tiến trao trả dần độc lập cho các thuộc địa, thì Pháp đi ngược lại. Họ tạo ra French Union – nhái theo Khối Thịnh Vượng Chung của Anh – với nhiều cải biên. Khối Thịnh Vượng Chung là một tập hợp nhiều cựu thuộc địa dần phát triển thành các quốc gia độc lập ( trao trả độc lập). French Union thì ngược lại, là nỗ thực tái cơ cấu hệ thống thuộc địa Pháp thành một nhà nước duy nhất.
II.Các đặc điểm đáng chú ý:
Vì lý do trên, French Union phủ định mọi cố gắng giành độc lập hoặc ly khai của các thuộc địa. Thay vào đó, chính thể này trao quyền nội trị cho các cựu thuộc địa. Các thuộc địa cũng sẽ được đổi gọi thành “ lãnh thổ hải ngoại” cho có vẻ bình đẳng hơn. Mục tiêu của French Union, theo tôi hiểu, sẽ là tạo ra một nước Pháp khổng lồ kiểu liên bang. Trong đất nước đó, mọi công dân thuộc địa cũng sẽ được nhập tịch Pháp, hưởng quyền lợi như công dân Pháp.
Ngay từ đầu, nội bộ Pháp đã cãi nhau xoay quanh chuyện “ bình đẳng giữa thuộc địa và Pháp”. Cuối cùng, phái thực dân áp đảo, khiến cách tổ chức French Union thiên vị Pháp rõ rệt như sau:
– Tổng thống Pháp sẽ kiêm luôn chức vụ tổng thống French Union. Nghĩa là đừng bao giờ mơ tưởng chuyện bầu cử tổng thống Việt Nam hay Cambodia trở thành người đứng đầu Union.
– French Union cũng có 1 Đại Hội Đồng và Hội Đồng. Nhưng những cơ quan này gần như chỉ có chức năng đề xuất và cố vấn các quyết định được Pháp ban hành.
– Vấn đề nhập tịch Pháp cho toàn bộ người bản xứ không bao giờ được thực hiện. Đi cùng với nó là bầu cử bất bình đẳng, bảo đảm cho số lượng người Pháp được bầu sẽ chiếm đa số, mặc cho dân thuộc địa có số lượng lớn hơn nhiều.
– Các “ lãnh thổ hải ngoại” chỉ có quyền nội trị, không có quyền đối ngoại. Ví dụ: Pháp có quyền cắt Hoàng Sa cho TQ mà không cần hỏi ý chính phủ tự trị Việt Nam.
– Mẫu quốc Pháp có quyền điều động mọi nguồn lực quân sự, kinh tế,… từ các “ lãnh thổ hải ngoại” khi cần. Cái này được viết mỹ miều là ” chuyển giao những quyền và nghĩa vụ quốc tế.”. Ví dụ, nếu Pháp ra lệnh Việt Nam nộp 10 tỷ Euro thì Việt Nam phải nộp, không được phản đối.
– Trong trường hợp thiết lập một đội quân viễn chinh, chỉ huy luôn phải là tướng Pháp, cơ cấu nhân sự do Pháp điều động. Các tướng lĩnh “ hải ngoại” nếu có cũng chỉ được phục vụ ở vị trí cố vấn hoặc phó mà thôi.
…
Nói cách khác, khi tham gia Liên Hiệp Pháp- French Union, các cựu thuộc địa ngoài quyền tự trị ra thì không còn quyền lực gì nữa. Họ không có quyền lực để thiết lập, ban hành hay ngăn chặn bất kỳ quyết định nào do Liên Hiệp Pháp, mà nói rõ ra là do người Pháp ban ra.
Ở 1 thời đại mà người Việt từng bị Pháp đơn phương xén mất quyền lợi 4 lần ( cắt mỏ Tụ Long cho Trung Quốc; chấp nhận cung cấp gạo cho Nhật; Bỏ mặc Việt Nam cho Nhật mà không chống trả; Kiên quyết không trao trả Nam Kỳ). Rất khó để thuyết phục người Việt vào Liên Hiệp Pháp với những quyền lợi quá mong manh như vậy. Nhỡ ngày mai TQ xâm lược Việt Nam thì sao? Pháp viễn chinh đánh Tàu thất bại thì sao? Pháp xén miền Bắc cho Tàu, Việt Nam chỉ được tuân thủ, không được phản đối?
* VNDCCH và Quốc Gia Việt Nam có biết rằng Liên Hiệp Pháp không công nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa không?
– Ở VNDCCH thì tôi không rõ. Nhưng giai đoạn 1945-1946, ta cứ đàm phán đòi trở thành “1 nước Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp”. Tại sao lại đấu tranh đòi 1 thứ vốn không tồn tại? Hay đây chỉ là chiêu câu giờ của ta vào lúc đó?
– Phía Quốc Gia thì báo Tia Sáng từng nói rằng họ chẳng tin cái “ độc lập” nói suông nhưng không có quy định rõ ràng của Pháp. Họ chỉ đang ngồi đợi, mượn áp lực của Mỹ và Việt Minh để ép Pháp giao lại càng nhiều quyền lực cho chính phủ của mình mà thôi. Như vậy, hiệp ước Élysee 1949 tuy hứa hẹn “ Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp”, nhưng Bảo Đại và những người dưới quyền đều biết rõ đây chỉ là trò đánh đố câu chữ mà thôi.
————–
Mong được góp ý để hoàn thiện thêm.
Nguồn tư liệu còn rất hạn chế. Chủ yếu lấy từ wiki tiếng Anh, Pháp, báo Tia Sáng những năm 195X và một số trang viết về hiệp định Elysee 1949.