Liên Bang Nga – MỘT SIÊU CƯỜNG HẾT THỜI

Năm 2014, sau khi Putin quyết định sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga, tổng thống Mĩ khi đó là Obama lập tức lên tiếng gọi Nga bằng cái tên “cường quốc khu vực”. Một danh xưng thực sự chua chát đối đối với một quốc gia vốn luôn kiêu hãnh như Nga và lại sở hữu trong tay kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Chỉ một năm sau, họ đáp trả bằng cách chiếm trọn spotlight quốc tế bằng chiến dịch can thiệp tại Syria. Nhưng dường như đó đến giờ, xứ xở Bạch Dương ngày càng thụt lùi và trở nên vô vọng trên hành tình tìm lại những vinh quang xưa cũ. Putin thực sự là một con người tài năng với khát khao cháy bỏng khôi phục vị thế đất nước, nhưng tiếc rằng ông cũng chẳng thể làm gì hơn trong một cuộc đua bất đối xứng như hiện tại. Ba nguyên nhân dưới đây sẽ lý giải cho quan điểm của mình:
1) KINH TẾ YẾU KÉM:
Đây luôn là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho Nga không bao giờ có thể bắt kịp trong cuộc chạy đua bá chủ toàn cầu với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bạn nghĩ gì khi mà quốc gia rộng lớn nhất thế giới với nguồn tài nguyên bao la lại có chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 là 1483 tỷ USD, chỉ bằng một nửa so với GDP của bang California (khoảng 3000 tỷ USD). Mà nước Mĩ thì có bao nhiêu bang, xin thưa là 50…Nói cho dễ hiểu, quy mô nền kinh tế của Nga hiện nay chỉ bằng 1/15 so với Mỹ, và 1/10 so với Trung Quốc. Còn nhớ GDP của Nga trước khi chịu cấm vận nnăm 2013 là 2300 tỷ USD, năm 2021 co lại chỉ còn là khoảng 1500, tức là thế giới đi lên còn mình anh đi xuống. Một nước rộng lớn và nhiều tài nguyên như Nga mà kinh tế còn thua cả Hàn Quốc thì thật đáng buồn.
Tiềm lực kinh tế hạn chế khiến cho các bước triển khai tham vọng cạnh tranh của Nga trên trường quốc tế gặp vô vàn khó khăn. Không cần nói đâu xa, việc không thể níu giữ “cô gái đẹp” Ukraina trong vòng tay của mình đã nói lên tất cả, về cả sự bất lực lẫn cay đắng của Putin. Nhìn sang các đối thủ chính, khi các đồng minh NATO cần một chiếc ô an ninh để phát triển kinh tế, Mỹ sẵn sàng nuôi cơm 100 000 lính tại Châu Âu để thu phục đồng minh. Còn Trung Quốc thì sao, họ đã chi tới hơn 200 tỷ USD trong mười năm qua cho dự án “Một vành đai, một con đường” để nhằm đưa Trung Quốc lên vị trị thống trị toàn cầu trong lĩnh vực tài chính phát triển quốc tế. Trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã cung cấp khoản tài chính kỷ lục cho các nước phát triển, ở cả khu vực công lẫn tư nhân.
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền, câu nói này cũng không sai trong chính trị. Mỗi quốc gia đều sẽ muốn ngả về những nước có thể đem lại lợi ích cho mình về an ninh lẫn kinh tế, nên đừng vội trách Tổng thống Ukraina Zelensky trước khi bạn hiểu rõ sứ mệnh phát triển đất nước mà người dân đặt lên vai ông ta. Và Nga thì không có đủ tiềm lực để cung cấp điều đó cho không chỉ Ukraina mà cả các nước như Latvia, Litva hay Estonia…
Vậy tại sao Nga lại bất lực đến vậy trong việc đưa đất nước đi lên, có ba nguyên nhân chính: Thứ nhất là do nền kinh tế mất cân bằng nghiêm trọng, khi dầu mỏ và khí đốt chiếm tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Nga, phần còn lại là các hàng hóa cơ bản khác mà cũng chủ yếu là xuất khẩu vũ khí. Việc không thể đa dạng nền kinh tế cùng với giá dầu giảm sâu suốt bao năm qua đã khiến ngân khố của Nga bị hao hụt nghiêm trọng. Tài nguyên của đất nước đã nằm trong tay của các nhà tài phiệt tư bản thân hữu với chính quyền như Roman Abramovich hay Gennady Timchenko.. Khối tài sản kếch xù của họ có được do quá trình phân chia tài sản quốc hữu hoá của Liên Xô tan rã khiến cho kinh tế Nga không có động lực phát triển và ngày càng phụ thuộc vào việc bán tài nguyên.
Thứ hai là các đòn trừng phạt của phương Tây. Ngón đòn này sau khi Nga sáp nhập Crime của Ukraina hồi 2014 đã khiến cho kinh tế Nga lao đao khi rơi vào khủng hoảng suốt từ đó đến giờ. Suốt bao nhiêu năm mà kinh tế Nga vẫn giậm chân tại mức loanh quanh đâu đó 1500 tỷ USD trong khi các nước trên thế giới đều phát triển phi mã.
Thứ ba là vấn đề nhân khẩu học, Nga có diện tích 17,07 triệu km2, trong khi dân số nước này chỉ khoảng 140 triệu người, không phù hợp với vị thế của một siêu cường thế giới. Sự hạn chế về dân số khiến cho nền kinh tế Nga chủ yếu chỉ phát triển ở phía Tây đất nước, còn phía Đông gần như không khai thác được giá trị ngoài việc bán tài nguyên. Dân số nhỏ cũng không cho phép Nga phát triển nền kinh tế dựa trên tiêu dùng của tầng lớp trung lưu như tại Mỹ. Tóm lại, nguyên nhân thụt lùi thì có rất nhiều, mình chỉ nêu ở đây một vài ý chính mà thôi.
2) NGÀY CÀNG LỆ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC:
Tiềm lực hạn chế nhưng vẫn muốn đua tranh buộc Nga phải tìm cho mình một đồng minh. Họ liếc mắt sang châu Á với hy vọng gã khổng lồ thức giấc Trung Hoa sẽ giúp mình thực hiện điều đó. Nhưng tiếc rằng người Trung, từ lãnh đạo tối cao cho tới cấp dưới chỉ coi Nga như là một lá bài tạm thời trên hành trình vượt qua Mĩ mà thôi. Không khó để tìm kiếm những bài viết trên Sohu hay tờ Hoàn Cầu Thời Báo luận rằng Nga giờ chỉ là một siêu cường hạng hai mà thôi.
Về cơ bản, Trung Quốc đang khiến Nga ngày càng lệ thuộc về mặt kinh tế. Hồi 2014 khi sáp nhập Crime, Putin lập tức phải sang đàm phán với Tập về một hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá tới 400 tỷ USD trong vòng 30 năm. Moskva phải cắn răng bán tài nguyên với giá rẻ hơn trường cho Bắc Kinh. Theo thỏa thuận này, Bắc Kinh trả Moskva 148 USD/1.000 m3 khí đốt, thấp hơn nhiều so với giá thị trường hiện nay là 1.100 USD/1.000 m3. Việc Nga phải chịu thiệt cho thấy họ không có nhiều lựa chọn khi mà kinh tế trong nước èo uột trong bối cảnh cấm vận ngày càng khắc nghiệt từ phương Tây.
Dường như bổn cũ soạn lại, Mỹ cùng các đồng minh châu Âu mới áp đặt những biện pháp trừng phạt hà khắc với Moskva do xâm lược Ukraina mới đây, trong đó cấm các ngân hàng nước này tham gia hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, Điện Kremlin tiếp tục bị đẩy về phía Trung Quốc. Trong chuyến thăm Bắc Kinh nhân dịp Olympic Mùa đông vừa rồi, Nga lại phải kêu gọi mua khí đốt tới tận năm…2060 trị giá 117 tỷ USD nhằm giúp nền kinh tế vượt qua đợt trừng phạt dữ dội nhất từ trước đến giờ mà họ phải gánh chịu.
Phụ thuộc kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến phụ thuộc về chính trị, làm sao có thể ganh đua với đối thủ khi mà bạn ngày càng lệ thuộc vào túi tiền của họ. Bức ảnh của bài post này đã nói lên rằng đồng tiền của Trung Quốc có thể khiến cho một quốc gia thân cận với Việt Nam như Liên Bang Nga cũng phải uốn mình theo thời cuộc.
Kinh tế Mỹ – Trung phụ thuộc sâu rộng vào nhau đa tầng, nhưng khi Donal Trump phát động thương chiến thì cả hai nước vẫn đều có nội lực để phát triển. Trung Quốc thì chưa bao giờ là tay vừa khi nhăm nhe khu vực viễn đông của Nga. Giả sử giờ phút này, Trung Quốc mà trở mặt, nguy cơ Nga khó mà trụ nổi sẽ hiển hiện trước mắt. Thử nghĩ xem một siêu cường để vận mệnh của mình phụ thuộc vào kẻ khác, thì có cơ hội cạnh tranh được hay không?
3) KHÔNG BẮT KỊP XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỜI ĐẠI:
Qua rồi cái thời chiến tranh lạnh dùng lưỡi lê đầu súng để tạo ảnh hưởng lên thế giới. Trong khi xuất thân cộng sản, làm việc trong một bộ máy an ninh khét tiếng của Putin dường như khiến ông khó thích nghi trong việc chuyển đổi đất nước. Ngày nay sức mạnh kinh tế đi kèm trong đó là sức mạnh mềm đã trở thành vũ khí chính của các siêu cường lẫn các cường quốc. Có thể hiểu nôm na rằng sức mạnh mềm là khả năng tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút để các nước khác “tự nguyện” thay đổi hành vi, chính sách phù hợp với điều mà mình muốn, thay vì ép buộc thông qua sức mạnh kinh tế và quân sự”. Một quốc gia đạt được mục tiêu của mình bằng cách dựa trên sự hấp dẫn về văn hóa, hệ giá trị chính trị và chính sách đối ngoại để thu hút các nước khác tự nguyện đi theo, có nghĩa sức mạnh mềm của quốc gia đó đã được thực thi và thành công.
Khi người ta thích một thứ gì đó, họ sẽ có động lực để tìm hiểu và yêu mến đất nước đó hơn các quốc gia khác. Mà Nga thì lại gần như biến mất trong khả năng tạo ra sự thu hút đối với thế giới ngày nay. Bạn ra đường hỏi 10 người thuộc thế hệ 9X hoặc GenZ xem nước Nga với họ là gì, hay sản phẩm gần nhất do Nga sản xuất mà bạn tiêu dùng thì có lẽ họ chỉ biết lắc đầu gãi tai hoặc trả lời đó là… Kaspersky Virus hoặc thơ của Pushkin mà thôi!
Trong khi đó các nước khác họ có gì: Người trẻ sẽ vừa uống Coca vừa tranh cãi về Thor hay Hulk mạnh hơn trong phim Marvel của Mỹ.
Học sinh cấp 2 vừa học vừa tranh thủ lướt trend Tiktok hoặc xem phim cổ trang Trung Quốc để mai đến lớp bàn xem anh nào đẹp zai hơn trên điện thoại Oppo.
Học sinh cấp 3 sau giờ học ở lại tập luyện dance cover Kpop hoặc làm reaction về BTS hay Red Velvet bằng Samsung Z Flip
Thanh niên Châu Á lúc đi trên Toyota rất thích thì xem phim Nhật…và thần tượng Maria Ozawa à mà thôi.
Cho 100 triệu free chắc đa số sẽ đi Paris selfie với Tháp Eiffel hay ghé Manchester thăm Old Traffold chứ mấy ai nghĩ tới thăm Nga. Bởi vì Nga làm gì có giải Ngoại Hạng Anh thu hút hàng tỷ tín đồ túc cầu giáo như Anh hay có siêu sao hay nhất lịch sử Messi thi đấu như tại Pháp mà người ta muốn đi?
Nga có vũ khí mạnh ư, xin lỗi trong một thế giới thời 4.0 thì đó không phải là một chủ đề mà mọi người có thể thì thẩm hay tỉ tê với nhau suốt năm suốt tháng cho được.
Còn cái cách mà Nga hay nói đúng hơn là Putin gây chiến tranh khiến cho người dân trên khắp thế giới mất đi ít nhiều thiện cảm về quốc gia này. Nói về Nga, nhiều người chỉ nghĩ tới một anh Nga “ngố” hung hăng, hiếu chiến với dàn vũ khí trong tay. Dường như họ đã chật nhịp với bánh xe của thời đại!
Thống trị vũ đài thế giới trong nửa thế kỷ tới chỉ đơn giản là cuộc đấu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nga ư, chỉ gói gọn trong hai từ “No Hope” thực sự..
Nguồn: Quang Lê.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *