Lịch sử tuyên chiến của 2 nước Mỹ-Nga

  • Năm 1917, Đức dùng tàu ngầm tấn công vào tàu Lusitania của Anh làm 128 người Mỹ chết và vào đầu năm đó, Mỹ khám phá ra bức điện Zimmermann, kêu gọi Mexico đánh Mỹ. Tổng thống Wilson kêu gọi tuyên chiến và Quốc Hội đã chuẩn y vào ngày 2 tháng 4 năm 1917 => được toàn dân ủng hộ và thế giới không ý kiến.
  • Năm 1941, Nhật tấn công căn cứ Trân Châu Cảng của Mỹ, làm chết trên 3000 binh sỹ Mỹ. Mỹ lập tức gọi Nhật là “nỗi ô nhục” và tuyên chiến ngay lập tức => dân ủng hộ hơn cả trận trước, người dân thế giới coi Mỹ là nguồn sức mạnh cho Đồng Minh đánh cái ác.
  • Năm 1950, Mỹ không trực tiếp tuyên chiến với Bắc Hàn mà dùng nghị quyết Liên Hợp Quốc để dẫn đầu một đội quân Liên hiệp các quốc gia đánh Bắc Hàn. Cơ bản đây không phải là trận chiến chánh thức của nước Mỹ, nhưng do người Mỹ là nguồn sức mạnh chính của đội quân Liên Hợp Quốc nên người ta cứ mặc định chỉ có Mỹ đánh với Trung Quốc tại Triều Tiên. Thực tế còn quân đội của 15 quốc gia khác đã hiện diện trên đất Hàn và thêm 14 quốc gia đã hỗ trợ y tế và vật dụng cho đạo quân này => dân bị chia rẽ nhưng phần lớn ủng hộ.
  • Năm 1964, Mỹ thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ cho phép tổng thống Mỹ sử dụng quân đội tới bất cứ nơi nào ở Đông Nam Á và các nước trong khu vực phòng thủ chung Đông Nam Á để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Thực tế nghị quyết này trao quyền điều hành chiến tranh cho tổng thống mà không cần phải thông qua Quốc Hội. Nghị quyết này là cơ sở pháp lý cho tình trạng chiến tranh mà không tuyên bố với Bắc Việt và sự phòng thủ không có Hiệp ước chung với miền Nam Việt Nam. Kết quả của nó đã trao một quyền lực giới hạn của tổng thống với quân sự Mỹ ở Việt Nam, một quyền lực bị “unchecked” bởi 2 nhánh khác của nước Mỹ. Tuy nhiên cuộc chiến tranh này do được điều hành không tốt nên đã dẫn tới sự phản đối lớn trên toàn thế giới và cả toàn nước Mỹ. Tới cuối cuộc chiến, tỷ lệ người còn ủng hộ sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam là rất thấp. Tuy nhiên có thể nói, Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ có một mặt thành công trong lịch sử của nó, ngoài 3 nước Đông Dương, tất cả các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á đều không bị chủ nghĩa cộng sản xâm nhập.
  • Quyền lực của tổng thống Mỹ trong các chiến dịch quân sự bị hạn chế sau Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên Chiến Tranh Vùng Vịnh năm 1991 lại là cơ hội để Mỹ lấy lại danh tiếng. Cuộc chiến được hưởng ứng sâu rộng, là một cuộc chiến nữa của Liên Hợp Quốc để chống lại một bọn xâm lăng như Iraq. Các quốc gia tham chiến ngoài Mỹ, Anh, Pháp còn có Ả Rập Saudi, Ai Cập, Syria… chứ không phải chỉ là Mỹ như nhiều người lầm tưởng. Đây là cuộc chiến có tỷ lệ ủng hộ gần như tuyệt đối trong lịch sử nước Mỹ đã giải phóng được một quốc gia nhỏ bé bị một quốc gia lớn hơn nhiều lần chiếm đóng.
  • Năm 2001, tiếp sau sự kiện 11/9, Mỹ đã cùng liên quân gồm 40 nước tấn công Afghanistan, bao gồm NATO vì cuộc tấn công 11/9 đã kích hoạt điều khoản số 5 của NATO. Cuộc tấn công đã nhanh chóng chiếm lại Afghanistan khỏi tay Taliban nhưng sau đó do bận chiến tranh với Iraq mà Mỹ và đồng minh đã bỏ lỏng Afghanistan. Cuộc chiến từ được ủng hộ đã trở nên bị chống đối vì thời gian đóng quân quá lâu và không có tiến triển ở Afghanistan của quân Mỹ. Tuy nhiên về tính hợp pháp thì không còn nghi ngờ gì về quyền tấn công một quốc gia chứa chấp khủng bố như Afghanistan vào thời điểm đó.
  • Năm 2003, Chiến Tranh Iraq bắt đầu mà không có sự ủng hộ của hai đồng minh quan trọng nhứt của Mỹ là Pháp và Đức. Cuộc tấn công này chỉ lôi kéo được 3 đồng minh khác là Anh, Úc và Ba Lan đưa quân bộ vào chung mà thôi. Cuộc tấn công có nhiều điểm đáng ngờ nên bị phản đối ở thế giới Phương Tây. Mặc dù Saddam đã thảm sát và khủng bố nhiều người dân Iraq nhưng việc tấn công dựa trên chứng cứ nguỵ tạo là không hợp lý và đây cùng với Việt Nam là 2 cuộc chiến gây chia rẽ nước Mỹ nhứt.
    Các cuộc can thiệp khác Mỹ không trực tiếp tuyên chiến, không đưa quân bộ như Lybia mà chỉ lập vùng cấm bay bảo vệ dân lành thì không thể kể là Mỹ gây chiến được. Xuyên suốt thế kỷ 20, bất kể cuộc chiến nào của Mỹ cũng có ít nhứt 5-7 đồng minh chứ không tiến hành một mình, phần lớn các chánh thể mà Mỹ đánh cũng ở một vị trí không tốt trong lịch sử thế giới.
    Bây giờ đến Nga,
  • Năm 1914, Nga tuyên chiến với Đức để bảo vệ đồng minh Serbia. Cuộc chiến bị người dân Nga căm ghét đã dẫn tới Cách mạng tháng 10 tạo điều kiện cho Đảng Bolshevik cầm quyền.
  • Năm 1920, Soviet tấn công Ba Lan mà không có lời tuyên chiến. Cuộc chiến thất bại tạo điều kiện hình thành nước Cộng hoà Ba Lan hiện đại.
  • Năm 1940, Soviet tấn công Phần Lan mà không tuyên chiến, cuộc chiến này không được lòng dân chúng thế giới, thế giới phương Tây mặc dù đang đương đầu với Quốc trưởng cũng đã gửi nhu yếu phẩm và vũ khí tới hỗ trợ Phần Lan. Đây là một cuộc chiến rất nhục nhã của Stalin.
  • Trước đó Soviet còn tiến vào Đông Ba Lan, dùng thủ đoạn chiếm 3 nước Baltic và chiếm Bắc Buckovina của Romania mà không có lời tuyên chiến.
  • Năm 1956, Soviet tấn công vào Hungary cùng với các quốc gia thuộc khối Warsaw. Cuộc tấn công nhằm vào sự thay đổi dân chủ của Imre Nagy, thủ tướng nước này. Cuộc tấn công ít được dân Soviet biết tới nhưng gây chấn động mạnh ở phương Tây, gây ra làn sóng bỏ nước hơn 1 triệu người ở Hungary.
  • Năm 1968, một cuộc tấn công tương tự vào Tiệp Khắc đã diễn ra với rất ít thông tin tới được tai người dân Soviet. Họ chỉ biết tới công cuộc trấn áp phản cách mạng được loáng thoáng viết nên mà thôi.
  • Năm 1979, Soviet đưa quân vào Afghanistan cũng không có lời tuyên chiến để hỗ trợ tổng thống phe Cộng Sản là Najibulah. Cuộc tấn công bị người Afghanistan chống đối nặng nề nhưng dân chúng cũng chỉ nghe thoáng qua và họ không hề có ý niệm về sự tàn khốc của cuộc chiến này. Cả thế giới cùng lên án cho sự can thiệp này của Soviet.
  • Năm 1995, Nga (lúc này đã là Liên bang Nga) đưa quân tấn công Chechnya, một nước Cộng Hoà có người đạo Hồi chiếm chủ yếu và đang đòi quyền độc lập như láng giếng Georgia. Cuộc chiến này tạm gọi là nội chiến nước Nga đã gây ra thiệt hại nhân mạng lớn nhưng được người Nga ủng hộ tuyệt đối.
  • Năm 2008, Nga tấn công vào Georgia mà không có nguyên cớ rõ ràng cũng như lời tuyên chiến. Cuộc chiến 12 ngày làm cho Georgia mất đi 20% lãnh thổ cho 2 nước cộng hoà giả hiệu mà Nga đã lập ra là Nam Ossetia và Abkhazia. Cuộc chiến không dành được quan tâm ở Châu Âu và thế giới cũng như không dành được quan tâm chính ở người Nga. Phần lớn nay đã quên cuộc chiến ngắn ngày này.
  • Năm 2021, Nga tấn công vào Ukraine sau hàng loạt những sự cố từ Crimea cho tới việc ly khai ở Đông Ukraine của các phần tử ly khai. Cuộc tấn công này bị thế giới coi như bất hợp pháp và bị dân Nga lên án ngay tại quê hương. Đây là một cuộc tấn công đánh thẳng vào công pháp quốc tế trong thời đại mà người ta đã quên đi các cuộc chiến tranh giữa 2 quốc gia có chủ quyền hợp pháp từ rất lâu rồi.
    Các cuộc biểu tình phản chiến diễn ra ở Mỹ suốt từ 1965 tới 1973 mà rất ít bị đàn áp. Còn ở Nga, chỉ trong 3 ngày từ 24-27 tháng 2 năm 2022 đã có 1600 người Nga bị giam giữ vì biểu tình phản chiến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *