LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (41)
Zeus và tôn giáo Hy Lạp (phần cuối)
Con người và vận mệnh: Ý nghĩa của “niềm vui trong cuộc sống”
Đánh giá từ quan điểm của Do Thái-Cơ Đốc thì tôn giáo Hy Lạp dường như có phần bi quan: sự tồn tại của con người theo định nghĩa khá ngắn ngủi với nhiều lo âu. Homer so sánh con người với “những chiếc lá được gió rải rác trên mặt đất.” Sự so sánh này được lặp lại bởi thi sĩ Mimnermus trong danh sách dài những sự khốn khổ của ông: nghèo đói, bệnh tật, phiền muộn, già cỗi, v.v. “Anh ta không phải một con người nếu Zeus không gửi đến anh ta một nghìn đau khổ.” Còn đối với Simonides, con người là “những sinh vật của 1 ngày,” sống như gia súc, “không biết bằng con đường nào thần linh sẽ đưa chúng ta đến với số mệnh của mình.” Một người mẹ cầu nguyện Apollo thưởng cho lòng mộ đạo của bà bằng cách ban cho những đứa con của bà món quà vĩ đại nhất trong khả năng của ông, và vị thần đã đồng ý, những đứa trẻ ngay sau đó chết không đau đớn. Theognis, Pindar, Sophocles tuyên bố rằng định mệnh tốt nhất cho con người là không được sinh ra, hoặc một khi đã sinh ra thì chết sớm nhất có thể.
Tuy thế, cái chết chẳng giải quyết được gì khi mà nó không mang đến sự hủy diệt hoàn toàn. Đối với những người cùng thời Homer, chết là bị hạ xuống cuộc sống nhục nhã trong bóng tối của Địa Ngục, bao phủ bởi những cái bóng xanh xao không có sức mạnh và ký ức. (Achilles, linh hồn đã được Ulysses gọi lên thành công, tuyên bố rằng ông thà chọn được sinh ra trên mặt đất, làm nô lệ của một người nghèo khổ, “còn hơn là cai trị tất cả những người chết.”) Bên cạnh đó, làm việc tốt thì không được thưởng, làm việc xấu thì không bị trừng phạt trên mặt đất. Trong tất cả người chết, chỉ có Ixion, Tantalus, và Sisyphus bị kết án chịu đau khổ vĩnh viễn vì họ đã xúc phạm cá nhân Zeus. Menelaus không bị xuống Địa Ngục mà được chuyển đến Thiên Đường (Elysium, nơi Kronos cai trị) vì ông cưới Helen và trở thành con rể của Zeus. Theo thuyền thuyết kể bởi Hesiod, các anh hùng khác cũng được hưởng chung số phận, nhưng họ là những kẻ có đặc quyền.
Quan niệm bi quan này tự áp đặt chính nó khi người Hy Lạp nhận ra sự bấp bênh của hoàn cảnh con người. Một mặt, con người không phải là “sinh vật” của thần tính (một ý tưởng níu giữ bởi nhiều truyền thuyết cổ xưa và của ba tôn giáo độc thần); do đó anh ta không dám hy vọng rằng việc cầu nguyện sẽ làm cho mình gần gũi hơn với các vị thần. Mặt khác, anh ta biết rằng cuộc sống của mình đã được định đoạt sẵn bởi số mệnh, moira hay aisa, phần “vận mạng” anh ta được ban cho, hay nói ngắn gọn là thời gian cho đến lúc anh ta chết. Cái chết được quyết định ngay từ lúc sinh; thời gian sống được biểu tượng hóa bằng sợi chỉ được xe bởi thánh thần. Tuy nhiên, một số biểu thị như “moira của những vị thần” hay “aisa của Zeus” khiến chúng ta hiểu rằng chính Zeus là kẻ định ra những số mệnh. Về nguyên tắc, ông có thể thay đổi số mệnh, như ông đã định định làm với con mình Sarpedon khi đời sống của anh sắp đến hạn. Nhưng Hera chỉ cho ông thấy rằng làm vậy sẽ hủy hoại những quy luật của vũ trụ, cũng là của công lý (dike), và Zeus thừa nhận bà nói đúng.
Ví dụ này cho thấy Zeus nhận ra sự tối thượng của công lý: dike là biểu hiện cụ thể duy nhất của trật tự vũ trụ trong xã hội loài người, hay nói cách khác là của thần Luật (themis). Hesiod nói rằng Zeus ban công lý cho con người để họ không cư xử như thú hoang. Nhiệm vụ đầu tiên của con người là công chính và thể hiện sự tôn kính (time)đến các vị thần, đặc biệt là qua việc dâng cúng đồ hiến tế. Rõ ràng là thuật ngữ dikeđã phát triển qua nhiều thế kỷ và phân tách Homer với Euripides. Euripides không do dự mà viết rằng: “Nếu các vị thần làm việc gì xấu xa, họ không phải là các vị thần!”. Trước Euripides, Aeschylus đã tuyên bố rằng Zeus không trừng phạt người vô tội. Trong Iliad, Zeus được nhận ra như là kẻ bảo vệ dike, khi ông bảo đảm những lời thề bảo vệ những người lạ, những người khách, và những người cầu nguyện.
Ngắn gọn, các vị thần không tấn cống con người trừ khi họ đi quá giới hạn quy định bởi trạng thái tồn tại của họ. Nhưng thật không mà không đi quá giới hạn khi lý tưởng của con người là “xuất sắc” (arete). Việc quá xuất sắc đem đến rủi ro khuấy động lên lòng tự kiêu thái quá và láo xược (hybris). Điều này xảy ra với Ajax khi anh bo hoa là đã thoát khỏi cái chết mặc kệ các vị thần, và anh bị hủy diệt bởi Poseidon. Hybris mang đến sự điên cuồng nhất thời (ate), làm nạn nhân mù quáng và đưa anh ta đến thảm họa. Hybris và kết quả của nó, ate, là cách mà trong những trường hợp nhất định (những anh hùng, những vị vua, những kẻ phiêu lưu, v.v.) giúp nhận ra moira, một phần cuộc sống được phân bổ lúc sinh cho phàm nhân, cho dù họ có quá tham vọng hay chỉ đơn giản là lầm lạc bởi lý tưởng xuất sắc.
Sự khôn ngoan khởi đầu bằng ý thức về sự giới hạn và bấp bênh của cuộc sống con người. Do đó, việc để làm là tìm ra lợi ích từ mọi thứ có được trong hiện tại: tuổi trẻ, sức khỏe, vui thú vật chất, hay thỉnh thoảng là thể hiện đức hạnh. Bài học của Homer là: sống trọn vẹn, nhưng phải cao quý, trong hiện tại. Rõ ràng “lý tưởng” sinh ra từ tuyệt vọng này sẽ trải qua những thay đổi mà chúng ta sẽ khảo sát điều quan trọng nhất sau. Nhưng ý thức về giới hạn tiền định và sự mong manh của việc tồn tại đã không bao giờ bị tận diệt. Cái nhìn bi kịch này dẫn đến một sự tái định giá trái nghịch về hoàn cảnh con người. Vì các vị thần đã ép họ không vượt quá giới hạn, con người kết thúc bằng việc nhận ra sự hoàn hảo, và hệ quả là sự thiêng liêng của hoàn cảnh con người. Nói cách khác, họ tái khám phá và mang vào sự đầy đủ cảm nhận tôn giáo của “niềm vui trong cuộc sống,” giá trị bí tích của trải nghiệm hoan lạc, và vẻ đẹp của cơ thể con người, chức năng tôn giáo của mọi dịp tụ tập ăn mừng – diễu hành, giải trí, nhảy múa, hát hò, thể thao, yến tiệc, v.v. Cảm nhận tôn giáo của sự hoàn hảo của cơ thể con người – vẻ đẹp thể chất, chuyển động nhịp nhàng, trầm tĩnh, êm đềm – gợi cảm hứng cho kinh điển nghệ thuật. Thuyết thần nhân đồng hình của các vị thần Hy Lạp như có thể thấy trong các thần thoại, và sau này sẽ bị chỉ trích nặng nề bởi những nhà triết học, lại tìm được ý nghĩa tôn giáo trong tượng thần. Nghịch lý, một tôn giáo tuyên bố một khoảng cách không thể cắt giảm giữa người và thần lại làm sự hoàn hảo của cơ thể con người trở thành đại diện đầy đủ của các vị thần.
Nhưng niềm vui của cuộc sống được khám phá bởi những người Hy Lạp không phải là một kiểu hưởng thụ báng bổ: nó hé mở phúc lạc của sự tồn tại, của sự chia sẻ trong sự tự phát của cuộc sống và sự uy nghi của thế giới. Cũng như rất nhiều người trước và sau họ, người Hy Lạp học được rằng phương pháp chắc chắn nhất để trốn thoát khỏi thời gian là khai phá hạnh phúc của khoảnh khắc hiện tại.
(còn nữa)
—————————————–
Link các phần khác (ở cuối bài):
https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1180792385605396/