LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (40)Zeus và tôn giáo Hy Lạp (tiếp theo)Những hệ quả c…

LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (40)

LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (40)

Zeus và tôn giáo Hy Lạp (tiếp theo)
Những hệ quả của lễ hiến tế đầu tiên
Những việc làm của Prometheus ở phần trước đã dẫn đến sự tha hóa của nhân loại. Đối với Hesiod, điều này giải thích việc cái ác đột ngột xuất hiện; “cái ác” đại diện cho sự trả thù của Zeus.
Aeschylus thay thế thời đại vàng bằng một kịch bản về sự tiến triển. Những con người đầu tiên được Prometheus khẳng định là “sống trong lòng đất,” không biết gì về mùa màng, vật nuôi hay nông nghiệp. Chính Prometheus đã dậy họ về nghệ thuật và khoa học, đem đến cho họ lửa và giải thoát khỏi họ nỗi sợ chết. Ghen gét vì mình không phải là tác giả của giống người này, Zeus muốn hủy diệt họ và tạo ra chủng loài khác. Một mình Prometheus không dám làm trái ý Zeus. Để giải thích cho sự giận giữ của Zeus và việc không nhượng bộ của Prometheus, Aeschylus đưa ra một chi tiết kịch tính: Prometheus sở hữu 1 vũ khí bí mất dưới dạng 1 bí mật được mẹ ông Themis kể lại. Bí mật này liên quan đế sự sụp đổ không thể tránh khỏi của Zeus trong tương lai. Vị Titan nhấn mạnh rằng cách duy nhất để Zeus tránh được thảm họa này là phải thả ông khỏi xiềng xích. Vì 2 phần còn lại của bộ ba tác phẩm Prometheus đã mất nên chúng ta không rõ kết cuộc của sự việc này thế nào. Nhưng Athens thế kỷ thứ 5 đã có những lễ hội thường niên của Prometheus.
Hậu quả của việc chia chác đồ cúng ở Mekone là sự rạn nứt giữa người và thần và việc kết án Prometheus. Karl Meuli chỉ ra rằng nghi lễ chia chác này tương ứng với những lễ tế thần trời của những thợ săn nguyên thủy Siberia và những người chăn gia súc ở Trung Á. Nói cách khác, tại giai đoạn văn hóa cơ xưa, hành vi tôn kính thần trời phù hợp nhất lại trở thành tội ác chống lại Zeus, nhờ Prometheus. Chúng ta không biết sự biến dạng nghi lễ nguyên thủy này xuất hiện từ khi nào. Dường như Zeus không giận vì bản thân sự chia chác mà bởi vì việc này được gây ra bởi Prometheus, 1 Titan, đứng về phía loài người để chống lại các vị thần Olympia. Hành vi của Prometheus có thể dẫn đến những hậu quả không hay; được khích lệ bởi bước đầu thành công, con người có thể tiến xa hơn những việc vị Titan làm. Nhưng Zeus sẽ không khoan dung với một nhân loại quyền lực và kiêu hãnh. Con người không bao giờ được quên rằng sự tồn tại của họ là ngắn ngủi và mong manh, nên phải biết giữ khoảng cách.
Sau này, Deucalion con của Prometheus, kẻ duy nhất sống sót sau đại hồng thủy, dâng lên Zeus lễ tế giống ở Mekone và được chấp nhận. “Zeus bằng lòng với yêu cầu của Deucalion, nhưng thần thoại chỉ ra rằng ông bằng lòng trong một chừng mực nhất định miễn là khoảng cách được duy trì.” Từ đó trở đi lễ tế phổ biến nhất, thysia, lặp lại hình mẫu thần thoại này: một phần vật tế, phần mỡ béo, được thiêu trên tế đàn, và phần còn lại được người dâng lễ và các thành phần râu ria cùng nhau đánh chén. Nhưng các vị thần cũng hiện diện ở đó: họ ăn vật tế hoặc ngửi khói bay lên từ phần mỡ béo được thiêu.
Sự rạn nứt tại Mekone theo nghĩa nào đó đã được hàn gắn bởi Deucalion. Con trai của Prometheus đã thái thiết lập những vị thần về trạng thái bằng lòng với Zeus. (Dù sao thì loài người lúc đó đã diệt vong trong trận đại hồng thủy.) Một sự việc đầy ý nghĩa là, sau thời Aeschylus, Prometheus đóng một vai trò tương đối nhỏ và khiêm tốn, có thể là do sự thành công của bộ ba tác phẩm Prometheus. Vì nếu như Aeschylus ca ngợi sự vĩ đại độc nhất của vị anh hùng khai hóa, kẻ bảo vệ loài người, ông cũng đồng thời minh họa cho lòng nhân từ của Zeus cũng như giá trị tâm linh của sự hòa giải cuối cùng, được nâng lên tầm mẫu mực cho trí tuệ loài người. Prometheus sẽ không phục hồi tầm vóc vĩ đại của mình như là một nạn nhân vĩnh viễn của chế độ chuyên chế cho đến thời kỳ của Chủ nghĩa Lãng mạn Châu Âu.
Tại Ấn Độ, những suy cứu về hiến tế tìm được sự biểu lộ trong một nguồn gốc vũ trụ cụ thể và mở ra con đường cho siêu hình học và những kỹ thuật Yoga. Giữa những người Do Thái cổ, huyết tế sẽ được tiếp tục tái diễn giải và tái định giá, thậm chí ngay cả khi bị những ngôn sứ chỉ trích. Đối với Cơ Đốc giáo, nó được tìm thấy tự việc tình nguyện chịu tội chết của Christ. Orphism và Pythagoreanism, bằng cách nhấn mạnh chế độ ăn chay, ám chỉ việc nhận ra ‘tội lổi’ của con người qua việc chia chác ở Mekone. Tuy nhiên, sự trừng phạt Prometheus chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc phản ánh “công lý” của Zeus. Giờ đây vấn đề “công lý” thần thánh với hệ quả của nó là “vận mệnh” con người đã áp lên tư tưởng Hy Lạp từ thời Homer trở về sau.
(còn nữa)
—————————————–

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *