LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (29)Tôn giáo của người Ấn-Âu: Những vị thần Vệ Đà (ti…

LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (29)

LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (29)

Tôn giáo của người Ấn-Âu: Những vị thần Vệ Đà (tiếp theo)
Varuna, vua toàn thế và pháp sư: rtamaya
Kinh Vệ Đà giới thiệu Varuna là vị thần tối cao, kẻ sáng thế, ông “đặt trí tuệ vào những trái tim, đặt lửa trong nước, đặt mặt trời trên bầu trời,” … Ông có một số thuộc tính của các thần trời: ông là visvadarsata, “có mặt khắp nơi,” và không có lỗi lầm. Ông là “kẻ ngàn mắt,” một thể thức thần thoại của các vì sao. Ông thấy mọi thứ và không tội lỗi nào có thể thoát khỏi ông. Ông là “bậc thầy về trói buộc” có thể tóm nạn nhân từ xa. Nhiều thánh ca và nghi lễ về việc bảo vệ hay giải phóng đối tượng khỏi “trói buộc của Varuna.” Ông hiện diện với một sợi dây thừng trên tay và trong những buổi lễ, dù ông trói buộc thứ gì, đều bắt đầu bằng những nút thắt gọi là “Varunian.”
Dù vậy, ông đã trên đà suy vong trong thời Vệ Đà, nhưng vẫn liên hệ mật thiết với hai khái niệm tôn giáo phi thường trong tương lai: rtamaya. Sự sáng thế được tuyên bố là ảnh hưởng bởi việc phải làm cho phù hợp với rta (nghĩa là “phù hợp”). Các thần hành động theo rta, rta điều khiển cả nhịp điệu vũ trụ và hành xử đạo đức. Với sự thờ phụng, “vị trí của rta” là cao nhất trên bầu trời hoặc trên hỏa tế đàn.
Varuna được mang đến “nhà” của rta. Ông được gọi là “Vua của rta” và quy tắc vũ trụ cũng là chân lý được nói rằng “sáng lập” trong ông. Kẻ phá luật sẽ phải chịu trách nhiệm trước Varuna, luôn luôn và chỉ Varuna, kẻ tái thiết trật tự bị hủy hoại bởi tội lỗi, sai lầm và vô minh. Những tội đồ hy vọng được xá tội qua cúng tế. Theo thời gian Varuna sẽ trở thành vị thần lười biếng, chỉ còn tồn tại trong sự hiểu biết của những người theo nghi lễ và tín ngưỡng dân gian. Tuy thế, mối liên hệ của ông với trật tự vũ trụ vẫn đảm bảo cho ông một vị trí quan trọng trong lịch sử tâm linh Ấn Độ.
Thuật ngữ maya được dẫn xuất từ may nghĩa là “thay đổi.” Trong Rig Vệ Đà maya biểu thị thay đổi mang tính hủy hoại, thay đổi mang tính ma quỷ và lừa gạt, và cũng là biến đổi của biến đổi. Nói cách khác có maya tốt và maya xấu. Mayaxấu có “mưu mẹo” và “phù phép”, chủ yếu biến đổi pháp thuật thuộc loại yêu quỉ, như trường hợp mãng xà Vrtra, là một mayin, nghĩa là pháp sư, “kẻ lừa gạt” không có đối thủ. Maya kiểu này làm suy yếu vũ trụ. Maya tốt có hai loại: (1) maya-phản công trong chiến đấu được Indra dùng và (2) mayatạo ra dạng thức và sinh vật – một đặc quyền của thần tối tao, Varuna. Loại maya vũ trụ này có thể coi là tương đương với rta.
Vậy là trong kinh Rig Vệ Đà chúng ta đã nhận thấy ý nghĩa đầu tiên của maya trước thời Vedanta cổ điển 1500 năm: “thay đổi có chủ ý.” Chú ý rằng khái niệm triết học của maya là ảo ảnh vũ trụ, không thực, không tồn tại có thể tìm thấy cùng lúc ở “thay đổi,” ở sự biến đổi mang tính ma quỷ và phù phép, và ở ý tưởng về sức mạnh sáng tạocủa Varuna, kẻ dùng maya của ông để tái thiết trật tự vũ trụ. Vì những khái niệm không rõ ràng và mâu thuẫn này mà maya có nghĩa ảo ảnh vũ trụ. Đối với Vedanta sau này vũ trụ tự nó sẽ là “những biến đổi” hão huyền, tức là một hệ thống của những thay đổi không thực.
Quay lại với Varuna, trạng thái của ông – kẻ cai trị khủng khiếp, pháp sư, bậc thầy trói buộc – giống đến ngạc nhiên với rồng Vrtra. Cả hai đền liên quan đến vùng nước sơ khai, trước nhất là “nước bị kìm kẹp” (Varuna đã giấu biển đi). Bóng Đêm (kẻ không hóa hiện), vùng nước, siêu việt và bất động, có một sự liên đới cả thần thoại và siêu hình không chỉ với mọi kiểu trói buộc mà cả với con rồng Vrtra, kẻ sau này sẽ “kìm kẹp,” “chặn đứng,” và “xích” vùng nước.
Hơn nữa, Varuna được đồng hóa với mãng xà Ahi và Vrtra. Trong kinh Atharva Vệ Đà ông được gọi là “rắn độc.” Đặc biệt là trong sử thi Mahabharata, Varuna được định danh với những con mãng xà. Ở đó ông được gọi là “Chúa tể Biển cả” và “Vua của nagas,” và đại dương là nơi ở của các nagas.
Mãng xà và thần. Mitra, Aryaman, Aditi
Thứ thu hút sự chú ý của chúng ta là sự mâu thuẫn và sự thống nhất của những đối lập ở Varuna. Và điều này không chỉ có ở riêng Varuna. Kinh Rig Vệ Đà gọi Agni là “mãng xà giận dữ.” Aitareya Brahmananói rằng mãng xà Ahi Budhnya là cái vô hình của cái mà Agni hữu hình. Nói cách khác nó là ảo tính của lửa, trong khi bóng tối là ánh sáng không hiển lộ. Trong Vajasaneyi Samhita, Ahi Budhnya và Mặt Trời là một. Khi Mặt Trời mọc lúc bình minh, ông “thoát khỏi Bóng Đêm … cũng như Ahi thoát khỏi da của nó.” Tương tự thần Soma “bò ra khỏi lớp da cũ” và trong Satapatha Brahmana ông được định danh với Vrtra. Các Adityas ban đầu được nói là những con mãng xà, loại bỏ lớp da tức là có được sự bất tử, họ trở thành thần, các chư Thiên. Cuối cùng Satapatha Brahmana tuyên bố “tri thức của các Mãng xà là kinh Vệ Đà.” Nói cách khác, học thuyết thần thánh được xác định một cách nghịch lý với một “tri thức,” thứ mà ít nhất ở thủa ban đầu có đặc tính ma quỷ.
Hậu duệ chung của những nhân vật đối lập tạo thành những chủ đề thú vị cho việc minh họa sự thống nhất-toàn thể nguyên thủy. Chúng ta sẽ lấy một ví dụ khá đẹp về vấn đề này khi nghiên cứu diễn giải thần học của trận chiến thần thoại giữa Indra và Vrtra.
Về Mitra thì ông chỉ đứng thứ hai khi tách khỏi Varuna. Nhưng ông có chung với Varuna những thuộc tính của quyền tối thượng, hiện thân của những khía cạnh hòa bình, phước lành, công bằng và giáo sỹ. Cũng như Avestan Mithra, ông tạo điều kiện cho con người thỏa thuận với nhau và khiến họ tôn trọng nó. Với mặt trời trong mắt, ông thấy mọi thứ. Vai trò của ông đặc biệt được biểu hiện khi ông được cầu nguyện cùng Varuna, kẻ với ông vừa đối lập vừa bổ túc với ông. Nhị nguyên Mitra-Varuna sau này được dùng như một công thức kiểu mẫu cho tất cả những cặp tương phản và đối lập bổ túc.
Mitra liên hệ với Aryaman và Bhaga. Aryaman bảo vệ xã hội người Aryan, đặc biệt trong việc cai quản những nghĩa vụ thiết lập nên sự hiếu khách và liên quan đến hôn nhân. Bhaga (nghĩa là “chia sẻ”) đảm bảo sự phân phối của cải. Bốn vị thần này (cả Varuna) tạo thành nhóm Adityas, hay con trai của nữ thần Aditi, kẻ “Không Gắn Kết,” tức là Tự Do. Cấu trúc của vị nữ thần này đã được thảo luận rộng rãi. Các văn bản định danh bà với trái đất hay vũ trụ; bà đại diện cho sự mở rộng, rộng rãi, và tự do.
(còn nữa)
—————————————–
Link các phần khác (ở cuối bài):
https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1180792385605396/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *