Lễ hội Lạc Việt và trống đồng của người MườngTrên lãnh thổ Việt Nam hiện có các ngữ …

Lễ hội Lạc Việt và trống đồng của người Mường

Lễ hội Lạc Việt và trống đồng của người Mường
Trên lãnh thổ Việt Nam hiện có các ngữ hệ lớn sau: Môn – Khơ Me, Tai – Kadai, Mông – Miến, Hán – Tạng và Việt – Mường.
Việt – Mường được nhiều học giả quốc tế xếp là chi ngữ thuộc Môn – Khơ me. Nguyễn Ngọc Thơ (Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ nào) xếp: “Việt Mường có quan hệ nguồn gốc với Môn- Khmer, cả hai đều thuộc họ Austro-asiatic”.
Lạc Việt Vương Hội
Thái, Tày, Nùng thuộc ngữ hệ Tai Kadai. Xưa kia họ cư trú ở Nam Trường Giang Trung Quốc. Sử Tầu gọi họ là Bách Việt.
Bách Việt có rất nhiều nhóm, trong đó có Lạc Việt tức là Choang – Tráng, ta gọi là Tày Nùng. Giờ ở Quảng Tây vẫn lưu giữ lễ hội Lạc Việt (H1). Trong Lễ hội họ nghênh rước tổ tiên (H2). Họ đánh trống đồng (H3).
Người ta gọi đó là Lạc Việt Vương Hội. Nhìn pho tượng Lạc Việt Vương tổ tiên Choang ta cứ nghĩ như gặp tổ tiên ta Hùng Vương vậy!
Mường học làm trống đồng
Việt Mường (ngữ hệ) hay chi ngữ Việt Mường nằm trong ngữ hệ Môn – Khơ me. Hoặc chung mái nhà với Môn – Khơ me, cùng gốc ngôn ngữ với Khơ Mú (H4), Chứt, Khùa…!
Đọc “Đẻ đất đẻ nước” lại thấy có chuyện Mường tình cờ nhặt được và cho thợ đúc lại. Trống đồng Mường không đẹp như Hegel I (H5,6), không đẹp bằng trống của Choang.
Có lẽ gặp sức ép từ các nhóm Tai – Kadai di cư, một số Môn Khơ Me chạy tuốt lên khu vực Tây Bắc, mang theo cả trống đồng tự đúc (như người Khơ Mú). Một số bị cô lập trong những thung sâu Trường Sơn như người Khùa (H7).
Những dân tộc như Khùa, Khơ Mú người vốn cùng ngữ hệ với ta nhưng vì hoàn cảnh mà trở thành ra những dân tộc thiểu số sống heo hắt trong núi rừng.
Hay chăng nghiên cứu Gen nguồn của Kinh thì đi tìm Mường, Khùa, Khơ Mú? Có lẽ đó là cội nguồn dân tộc chúng ta luôn yêu chuộng hòa bình, yêu đất nước, lấy yếu chống mạnh chăng?





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *