Những hình phạt dã man tồn tại hàng ngàn năm là nỗi ám ảnh của cả kẻ tử tù lẫn đao phủ. Tuy đã bị loại bỏ khỏi xã hội văn minh hàng trăm năm nay nhưng sự khủng khiếp của nó vẫn in bóng trong văn học và trí nhớ của loài người.
Lăng trì (còn gọi là tùng xẻo, xử bá đao) là hình thức xử tử tàn độc, dã man và ghê rợn bậc nhất thời trung cổ. Lăng trì xuất hiện từ khoảng những năm 900 ở Trung Quốc và tồn tại cho đến khi được bãi bỏ năm 1905.
Lăng trì cũng từng áp dụng rộng rãi tại Việt Nam thời xưa dưới chế độ phong kiến, được gọi nôm na là tùng xẻo. Phương pháp tử hình này cũng được các vua chúa Việt Nam dưới triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức thi hành đối với những kẻ phản loạn, bất trung, bất hiếu”. Trong Bộ luật Gia Long thời Nguyễn xếp lăng trì vào loại “cực hình ngoài mức cực hình” và áp dụng với những kẻ mang các tội sau: Mưu phản và đại nghịch chống vua và xã tắc, Mưu giết ông bà, cha mẹ, Gian dâm và âm mưu giết chồng, Giết một nhà ba người, Chặt chân tay, phanh thân thể người còn sống, Đầy tớ đánh chủ nhà đến chết, Vợ cố ý đánh chết chồng.
Điều đặc biệt là khi lăng trì, phạm nhân không được sử dụng bất cứ loại thuốc có tác dụng giảm đau nào, do vậy phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng. Thậm chí, đao phủ trong quá trình hành hình không được phép để cho phạm nhân chết quá nhanh chóng mà phải sau bao nhiêu miếng xẻo thịt thì phạm nhân mới được phép chết. Thịt của phạm nhân sau khi được xẻo ra sẽ được trưng bày nơi đông người qua lại nhằm mục đích răn đe những kẻ có âm mưu nổi loạn, phản động.
Đây cũng là hình thức ghê rợn vào bậc nhất trong các án tử hình, phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng, có trường hợp xẻo tróc nửa phần thịt trên cơ thể mà phạm nhân vẫn còn giãy giụa gào thét. Mức độ tàn bạo của nó thì không có gì có thể sánh nổi.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Văn Khôi cũng phải nhận án lăng trì khi nổi dậy khởi nghĩa chống quân Minh Mạng diễn ra từ năm 1833 đến năm 1835. Không chỉ Lê Văn Khôi mà ngay cả con trai của ông – Lê Văn Cù cũng phải nhận án tử khi cậu bé mới chỉ 8 tuổi.