Lamellar là 1 loại áo giáp rất được ưa chuộng tại các nền văn minh phương Đông

Lamellar là 1 loại áo giáp rất được ưa chuộng tại các nền văn minh phương Đông, đặc biệt là tại Trung Quốc. Mặc dù đôi khi nó bị nhầm với giáp vảy. Tuy vậy, áo giáp lamellar vẫn có thiết kế và cấu trúc đặc biệt hơn.
Áo giáp Lamellar có thể được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Có thể bằng kim loại, da, sừng, xương,… Các mảnh giáp thường được sơn một lớp sơn đặc biệt để tránh ăn mòn và giúp áo giáp có tuổi thọ cao hơn, sau đó được khâu lại với nhau thành một khối dày đặc, từ hàng trăm đến hàng ngàn tấm, mang lại cho người lính một bộ giáp bảo vệ thân thể họ một cách khá toàn diện. Người ta cũng có thể mặc thêm giáp bông (gambeson) với giáp lưới (chainmail) để tăng hiệu quả bảo vệ.
Áo giáp lamellar được sử dụng phổ biến bởi các dân tộc trên thế giới, người ta tìm thấy bằng chứng giáp lamellar được sử dụng sớm nhất bởi người Assyria và Ai cập từ cách đây 4000 năm. Giáp lamellar cũng được dùng phổ biến bởi các dân tộc du mục như Turk, Mông Cổ, Bulgar, Avar…
Một trong những ưu điểm của áo giáp lamellar so với giáp vảy là áo giáp lamellar không được gắn vào một đế (da, vải, bông…) vững chắc. Vì vậy, nó không làm cản trở khả năng vận động của người mặc nhiều như áo giáp vảy gây ra. Một ưu điểm khác của áo giáp lamellar là các phiến giáp của nó, có kích thước lớn hơn phiến của giáp vảy, vậy nên nó giúp làm chệch hướng một vũ khí tấn công ( giáo, mác, kiếm….) của kẻ thù. Tuy nhiên, việc chế tạo áo giáp lamellar là một công việc tốn thời gian và phải rất tỉ mỉ.
Đồng thời nó cũng có thể đỡ đòn đâm, chém và chống tên rất tốt. So với áo giáp lưới chainmail (khả năng chống tên lẫn đâm kém) thì vượt trội hơn nhiều.
Vì vậy khi mà người ta có tiền đều thích sắm sửa loại áo giáo này cho quân đội của mình. Đặc biệt là người La Mã ban đầu ưa dùng giáp vẩy (scale armor) và giáp lưới (chainmail). Nhưng khi nửa phía tây sụp đổ, nửa đông của đế chế chuyển mình thành cường quốc quân chủ Hy Lạp-Byzantine hùng mạnh. Các hoàng đế La Mã vẫn khoái trang bị lamellar cho binh lính của đế chế hơn.
Trung Hoa thống nhất còn châu Âu thì không hề thống nhất. Điều này dẫn đến việc quân đội của các triều đại Trung Hoa là một đội quân của triều đình trung ương, đồng nghĩa với quy mô lớn và quân nhu, áo giáp của nó cũng phải được sản xuất theo kiểu “công nghiệp”. Ở châu Âu, nếu như mỗi người lính có thể liên hệ với thợ rèn để đặt hàng cho mình một plate (giáp tấm) thì giáp của lính Trung Hoa sẽ do nhà nước cấp. Vì vậy, các tấm giáp lamellar sẽ dễ dàng trong việc gấp lại với số lượng lớn để lưu kho (tiết kiệm diện tích hơn so với plate), dễ sửa chữa nếu như không vừa vặn với kích cỡ của người lính (giống như đồ may sẵn và đồ đặt may plate đặt làm riêng cho kích cỡ người đặt) và dễ sửa chữa nếu như bị hư hỏng (sửa nhiều cái giáp bị đứt dây nối hay hỏng vài phiến giáp nhỏ thì sẽ dễ hơn so với nhiều cái giáp có phiến to như plate).
Bên cạnh đó, giáp lamellar cũng dễ tái chế hơn so với plate armour. Một áo giáp lamellar bị hỏng thì vẫn có thể tận dụng những phiến nhỏ còn lại, trong khi một plate armour bị hỏng thì khả năng đem đi…nung chảy ra là rất cao.
Bạn nào thường xem phim cổ trang thì sẽ thấy quân đội Trung Quốc sử dụng giáp lamellar rất nhiều. Chúng ta đều có thể cảm nhận được sự trung ương tập quyền hùng mạnh và giàu có của Trung Quốc qua những thước phim quý giá này!
Ảnh: kỵ binh nặng Mông Cổ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *