Nghĩ ngợi lung tung thực chất là một dạng Tư duy nghiền ngẫm.
Có phải bạn thường xuyên không thể ngừng những suy nghĩ này:
– Có phải mình đã làm sai điều gì không?
– Những người xung quanh có phải đang không thích mình?
– Mình vừa mới làm một việc có chút mất mặt, phải làm sao bây giờ?
– Những lời sếp vừa nói có phải đang có ẩn ý gì không?
– Hình như sếp đang có ác cảm với mình?
Mặc dù ngoài mặt bạn không hề có một phản ứng hay biểu hiện gì, nhưng trong đầu đã có cả tá suy nghĩ, lo lắng vu vơ rồi càng nghĩ càng cảm thấy có vấn đề, càng nghĩ càng cảm thấy hoảng loạn.
Dừng lại ngay!!!
Bạn đã và đang bước vào trạng thái Tư duy nghiền ngẫm rồi!
Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng! Vẫn có cách đề giải quyết vấn đề này.
Trước hết chúng ta cần xác định rõ Tư duy nghiền ngẫm là gì?
Tư duy nghiền ngẫm (rumination) là một trong những điểm chung giữa lo âu (anxiety) và trầm cảm (depression). Nghiền ngẫm chỉ đơn giản là suy đi nghĩ lại về một vấn đề không có kết cục. … Điều này khiến cho cả lo âu và trầm cảm đều tăng lên.
Như vậy, làm thế nào để loại bỏ được Tư duy nghiền ngẫm?
Bạn có thể áp dụng ba cách sau đây:
1. Thay đổi góc nhìn
Tục ngữ có câu: “Chuyện mình thì quáng, chuyện người thì sáng.”
Khi bản thân gặp phải vấn đề, từ một người bình thường rất thông minh bỗng nhiên IQ rơi xuống còn con số 0.
Nhưng khi vấn đề này là người khác gặp phải, trí thông minh liền quay trở về, có thể rất sáng suốt để tiến hành phân tích tình hình sau đó đưa ra những phán đoán khách quan nhất.
Đối với đặc điểm thứ nhất này, tôi có một cách giúp bạn thoát ra khỏi những suy nghĩ vớ vẫn.
Bạn tưởng tượng trước mặt mình là một chiếc TV, TV đang phát một đoạn phim, nội dung của đoạn phim chính là những việc không may mắn mà bạn đã gặp phải trước đây.
Nếu bạn nhìn toàn bộ sự việc từ góc độ thứ ba, từ góc độ của một người ngoài cuộc, bạn sẽ khách quan hơn và không bị cảm xúc ảnh hưởng.
Bạn sẽ phát hiện ra, thật ra những người xung quanh căn bản không quá chú ý đến điều mà bạn đang tự suy nghĩ đâu, là do bạn đã vô đem điều nhỏ nhặt đó phóng đại lên một cách vô điều kiện mà thôi, cuối cùng lại đè nén lên cảm xúc của mình.
Có nhiều lúc, bạn đang tự hù chính mình.
2. Phân tán sự chú ý
Chúng ta cùng nhau thực hiện một thí nghiệm:
Lúc này, bạn có thể nào đừng nghĩ đến một con voi màu hồng được không?
Vậy thì, bây giờ bạn đang nghĩ đến điều gì?
Tôi đoán, trong đầu bạn đã có hình ảnh một con voi màu hồng đúng không?
Bộ não của chúng ta rất thú vị đúng không? Bạn càng muốn bản thân không được nghĩ đến việc đó thì nó lại càng hiện ra rõ ràng.
Vì vậy, lúc bạn bắt đầu suy nghĩ lung tung, bạn càng phải lập tức khiến cho não bộ phân tán sự chú ý.
Bạn có thể đi vận động tập thể dục, đi dạo, đi nấu nướng hoặc làm đồ hand made, vẽ vời gì đó, thậm chí có thể chơi game, v.v
3. Điều chỉnh lại cảm xúc
Bất cứ việc gì cũng đều có hai mặt của nó, khi chúng ta gặp phải một vấn đề nào đó, nếu xem xét theo góc độ tích cực thì kết quả sẽ hoàn toàn khác đi.
Ví dụ, khi sếp phê bình bạn, ngay lập tức tâm trạng bạn lúc đó chắc chắn sẽ không vui, có thể cảm thấy sếp đang có thành kiến với mình.
Thật ra, chi bằng bạn thay đổi cách nghĩ khác, điều này có thể sếp đang xem trọng bạn, muốn bạn thay đổi để trở nên tốt hơn.
Một ví dụ khác, khi những người xung quanh cố tình chống đối bạn, trong lòng bạn chắc chắn đang rất chán nản, cảm thấy bản thân không tốt.
Suy nghĩ theo chiều hướng khác, có thể bởi vì bạn có điểm nào đó rất tốt, xung quanh có một số người ghen tị với bạn nên mới tìm cách hạ thấp bạn.
sự việc thì cũng đã xảy ra rồi, không thể bởi vì bạn thay đổi suy nghĩ mà có bất cứ sự thay đổi nào, quan trọng ở chỗ cách bạn nhìn nhận sự việc như thế nào?
Tập trung vào mặt tích cực nhiều hơn, bạn cũng có thể biến những cảm xúc này thành động lực phát triển.
Cuối cùng, tổng kết lại:
1. Tư duy nghiền ngẫm là một hiên tượng hết sức tự nhiên và bình thường, mỗi người đều có tình cảm, cảm xúc, khi bạn gặp phải vấn đề nào đó sẽ không tránh khỏi việc phải suy nghĩ, cân nhắc.
2. Nếu như không xử lí, khống chế tốt Tư duy nghiền ngẫm sẽ ảnh hưởng xấu về mặt tinh thần cũng như thể chất của bạn.
3. Bạn có thể thông qua việc thay đổi góc nhìn nhận, phân tán sự chú ý, điều chỉnh cảm xúc để giải quyết Tư duy nghiền ngẫm, chấm dứt tình trạng suy nghĩ lung tung.