Làm thế nào khách du lịch có thể tránh vào phải những nhà hàng “bẫy khách du lịch” ở Ý?

A: Carlo Sirna

____________________

  1. Tránh xa mấy cái nhà hàng có những bồi bàn với nhiệm vụ duy nhất là chặn khách đi đường lại.
  2. Tránh xa mấy cái nhà hàng trưng ảnh thức ăn sau khi chế biến. Ở McDonald’s họ làm điều này, và người Ý thì không xem McDonald’s là một nhà hàng đàng hoàng đâu.
  3. Tránh xa mấy cái nhà hàng mà thực khách đa phần không phải người Ý. Nếu người Ý không ăn ở đó, một là đồ ăn dở, hai là giá chặt chém, ba là cả hai ý trên.
  4. Đừng ngại kiểm tra điểm đánh giá của nhà hàng đó (và mấy cái bình luận đánh giá của nó) trên mấy trang du lịch như TripAdvisor.
  5. Bất kỳ người Ý nào trong sâu thẳm tâm can của họ đều muốn chứng minh với người lạ rằng đồ Ý là nhất thế giới: hãy tận dụng điều này. Nói chuyện với dân địa phương và nhờ họ gợi ý vài cái nhà hàng bán đồ ăn chuẩn Ý.

____

EDIT: Đoạn sau này không thật sự là một phần của câu trả lời… Chỉ là một chút làm rõ vấn đề, có lẽ không cần thiết, nhưng tôi cảm thấy mình cần phải viết nó ra để đỡ phải suy nghĩ nữa.

Có lẽ tôi đang nói ra những điều hiển nhiên, nhưng lý do chính để tránh những nhà hàng bán chủ yếu cho khách du lịch là vì khách du lịch là những khách hàng rất dễ tính và các nhà hàng lợi dụng điều này.

Khách du lịch là món mồi ngon bởi vì bạn có thể phục vụ những thứ rác rẻ tiền với cái giá thượng hạng… và họ chẳng hề phàn nàn tí gì, vì họ không thấy được sự khác biệt và họ chưa từng ăn một món ăn nguyên bản nào trước đây.

Khách du lịch rất dễ tính bởi vì thường mua những thực phẩm được chuẩn bị từ những nguyên liệu rẻ tiền làm ra bởi những đầu bếp kém cỏi.

NGUYÊN LIỆU RẺ TIỀN

Đồ Ý bán ngoài đất Ý thì thường được làm ra từ những nguyên liệu rẻ tiền có sẵn tại nơi đó để thay thế cho nguyên liệu gốc.

Ví dụ như: một tảng mozzarella “đỉnh của chóp” ở Ý thường làm từ sữa trâu và trông như hình 3.

Và một tảng mozzarella rẻ tiền làm từ sữa bò sẽ trông như hình 4, và giá rẻ hơn 5 6 lần so với tảng mozzarella ở trên.

Khi bạn ăn ở các nhà hàng Ý ở nước ngoài (hoặc các nhà hàng siêu rẻ ở Ý) bạn sẽ nhận được cái rẻ tiền… vị chúng thì hoàn toàn khác nhau.

Một ví dụ khác là cái thứ bạn gọi là phô mát Parmesan. Ở Ý , bạn thậm chí còn chẳng thể bán một cái sản phẩm với tên “Parmesan” mà không dính đến một vụ kiện tụng hoành tráng với tập đoàn Parmigiano Reggiano với cái tội buôn bán một sản phẩm nhái với cái tên bắt chước tên gốc vốn đã được bảo hộ pháp lý.

Chúng tôi đúng là có cái mà bạn gọi là “Parmesan”, nhưng nó được gọi bằng nhiều cái tên khác ở đây để nói về món “phô mát bào”; và để nói rõ hơn, nó không phải là “Parmigiano Reggiano”.

Parmigiano Reggiano có giá 22€/Kg. Bạn có thể tìm được một món thay thế rẻ hơn với giá khoảng 7€/Kg. Và vị cũng chúng khác nhau hoàn toàn.

NHỮNG ĐẦU BẾP KÉM TÀI

Khách du lịch có thể rơi vào những cái bẫy du lịch, có thể được phục vụ những món ăn làm từ những nguyên liệu nhập khẩu rẻ tiền mùa từ một cửa hàng giảm giá, và họ vẫn sẽ nhận được những món ăn ngon hơn những món họ mua từ những nhà hàng của người bản xứ.

Điều này là bởi vì người chuẩn bị những món ăn đó rất giỏi cái việc họ đang làm và biết rằng một món Ý phải được làm ra như thế nào.

Bên ngoài nước Ý, mọi người đơn giản là không biết những thứ cơ bản trong việc nấu một món Ý; ví dụ như việc nhà hàng “Olive Garden” một chuỗi nhà hàng Ý không cho muối vào nước khi nấu pasta (đến Olive Garden còn phạm phải một điều luật cơ bản khi nấu pasta cơ mà). Điều này thật sự điên rồ! Nếu là tôi khi ở nhà, quên cho muối vào nước luộc thì thôi vứt con mẹ nó nồi mỳ ấy luôn và làm lại từ đầu, bởi KHÔNG MỘT AI ở Ý sẽ ăn cái món đó.

Vấn đề của những đầu bếp bên ngoài Ý cũng là do bất kỳ ông thợ hồ (hay kỹ sư phần mềm) người ý nào cũng có một ước mơ thầm kín là bỏ lại tất cả, chuyển đến Mỹ (ông kỹ sư phần mềm thì chắc sẽ tới Tenerife, Canaries hay gì đó) để mở một “nhà hàng Ý”. Có thể nhà hàng của anh ấy sẽ phục vụ những món ăn nhà làm ngon lành, nhưng nó vẫn là hàng nhà làm chứ không phải nhà hàng làm. Có một sự khác biệt rất lớn nếu trong gian bếp của bạn có một ông đầu bếp có chứng chỉ sau khi học năm năm trời ở một “istituto alberghiero” (trường quản lý nhà hàng khách sạn) ở Ý.

Một nguồn khác của những đầu bếp kém là:

Phần lớn “đầu bếp Ý” ngoài nước Ý không phải là người Ý hoặc thậm chí chẳng phải đầu bếp. Một người Ý thế hệ hai chẳng biết gì về ẩm thực Ý: cậu ấy chỉ biết món Ý qua bàn tay của mẹ cậu, và cũng chẳng có gì đảm bảo rằng mẹ cậu là một đầu bếp đại tài. Tôi từng thấy một cậu người Mỹ gốc Ý trên chương trình “The Cake Boss” giải thích công thức nấu spaghetti của mẹ cậu: điều đầu tiên cậu ấy làm là BẺ ĐÔI CỌNG MỲ: MỘT HÀNH VI MAN RỢ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *