Làm thế nào để có một khởi đầu mỹ mãn?

Làm thế nào để có một khởi đầu mỹ mãn?

#34 #medium #mth

3 cách đơn giản để quyến rũ bất kì ai

Làm thế nào để có một khởi đầu mỹ mãn?

Chuyên mục: Mind Cafe | May 11, 2020 | 5 min read | 11,7K Claps
Tác giả: Sinem Günel
———————————

“Hãy biết ơn những người khiến chúng ta hạnh phúc, bởi những người làm vườn say mê ấy đã làm cõi lòng ta được nở hoa.”
— Marcel Proust

Những người quyến rũ biết cách làm đối phương cảm thấy họ được đánh giá cao và được quý trọng. Phần lớn thế giới đã quen với việc tập trung vào riêng bản thân mình, nhưng trên thực tế, việc quan tâm đến người khác cũng chẳng mấy khó khăn đâu.
Những giây phút đầu tiên trong cuộc trò chuyện với một người mới gặp rất quan trọng, bởi nó thường quyết định toàn bộ mối quan hệ giữa chúng ta và đối phương. Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng cảm thấy mối liên kết sâu sắc với một người khác ngay trong những phút đầu gặp mặt, phải không?
Tất cả chúng ta đều thích cảm giác được quan tâm và được đánh giá cao. Bằng cách quan tâm đến đối tác trò chuyện của bạn và làm theo ba quy tắc đơn giản dưới đây, bạn sẽ sở hữu cho mình những cơ hội tuyệt vời để trở nên nổi bật giữa đám đông.
Xác suất bạn là một trong những người thường nói “Mình kém trong khoản nhớ tên lắm” cũng cao đấy. Đây là một lời nói dối khá bình thường. Mọi người thường tự nhủ với bản thân mình như vậy.
Nhưng, trên thực tế, chẳng ai trong số chúng ta kém trong khoản nhớ tên người khác đâu. Chúng ta chỉ đơn giản là không quan tâm đến nó. Khi chúng ta gặp gỡ một người mới, tên của họ không phải thứ đủ thú vị để chúng ta có thể ghi nhớ.
Đó chính là lí do tại sao chúng ta lại cảm thấy ngạc nhiên khi có ai đó nhớ được tên của chúng ta. Điều đó làm chúng ta cảm thấy bản thân thật đặc biệt.
Vậy nên, nếu bạn chịu khó nhớ tên của đối phương thay vì dùng câu nói “Xin lỗi, nhưng cho mình hỏi lại, tên của bạn là gì nhỉ?” như một chiếc phao cứu sinh, bạn sẽ trở nên nổi bật giữa đám đông và lập tức chiếm được cảm tình.
Việc nhớ tên của mọi người sẽ giúp đơn giản hóa quá trình xây dựng một mối quan hệ sâu sắc và khiến bạn dễ dàng quyến rũ được đối phương ngay lần đầu gặp mặt.
Dale Carnegie đã nói:
“Tên của một người là thứ dành cho người đó. Nó là thứ thanh âm ngọt ngào nhất, quan trọng nhất, dù là trong bất kì ngôn ngữ nào”
Chúng ta đều đánh giá cao việc được gọi bằng tên của mình. Và nếu điều đó đến từ một người mà ta quen biết chưa lâu, thì nó còn gây được nhiều ấn tượng hơn đấy.
Áp dụng thế nào đây?
Có một cách để đảm bảo bạn nhớ tên của một ai đó là lặp lại tên của họ ngay sau khi bạn nghe nó. Một cuộc trò chuyện điển hình sẽ diễn ra như này:
Khi tôi nói: “Xin chào, tôi là Sinem.”
Bạn có thể trả lời: “Chào Sinem nhé, rất vui được gặp bạn.”
Bằng cách này, việc ghi nhớ tên của đối phương sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhất là khi nó còn mới với bạn, hơn nữa lại là một cái tên không mấy thông dụng.
Hơn thế nữa, hãy rời khỏi cuộc trò chuyện bằng việc lặp lại tên của đối phương. Chẳng hạn như, bạn có thể nói, “Tạm biệt nhé Sinem, gặp được cậu mình vui lắm.”
Một lần nữa: Chúng ta yêu thứ thanh âm vang lên khi người khác gọi tên mình. Do đó, chỉ bằng việc gọi tên người khác, bạn đã có thể tăng thiện cảm của mình trong mắt đối phương rồi đấy.
Nhớ tên của người khác là một cách nhanh gọn và đơn giản để thể hiện sự đánh giá cao của chúng ta đối với họ. Điều này sẽ củng cố mối quan hệ của bạn với mọi người.
Ai trong số chúng ta cũng phải đối mặt với những trải nghiệm tiêu cực mỗi ngày. Và thế giới nói chung thì đầy rẫy những bi quan và tin tức tồi tệ. Trên thực tế, cảm giác tiêu cực đã trở nên bình thường đến nỗi khiến cho tất cả mọi người trở nên quen thuộc với những cuộc trò chuyện nhạt nhẽo về mọi điều khốn khổ trên thế giới, mặc dù chúng ta đều biết rằng những cuộc trò chuyện kiểu vậy sẽ chẳng thể làm chúng ta sống hạnh phúc hơn, hay làm cuộc đời ta trở nên tươi sáng hơn.
Chúng ta đã quá quen với việc nói về những sự kiện khủng khiếp, nhưng chúng ta có thật sự muốn nói về chủ đề ấy không?
Chúng ta nói về tình hình thời tiết tệ hại, về chính trị, về những khó khăn trong thời kì COVID, bởi chúng ta biết nói gì khác.
Nhưng nếu bạn biết nói về những chủ đề khác thì sao?
Và nếu những chủ đề này mang tính tích cực và kích thích thay vì bực dọc thì sẽ sao nhỉ?
Chà, bạn sẽ được nhớ đến nhờ làn gió tốt lành mà bạn mang đến, và hơn thế nữa, bạn đã thực sự tạo ra những tác động tích cực đến cuộc sống của mọi người.
Carl W. Buehner đã phát biểu:
“Người ta có thể quên những gì bạn nói — nhưng cảm giác khi ấy sẽ vĩnh viễn đọng lại trong lòng người nghe.”
Chúng ta có thể không nhớ chính xác từng lời người khác nói, nhưng chúng ta chắc chắn nhớ cảm giác khi bản thân nghe được những lời ấy. Và đây mới là điều quan trọng nhất. Nếu bạn có thể khiến người khác cảm thấy tốt và tích cực, bạn sẽ lập tức quyến rũ được họ.
Cách tốt nhất là cố gắng làm cho mọi người cảm thấy tuyệt vời, dẫn niềm vui vào cuộc trò chuyện và trở thành một nguồn phát năng lượng tích cực.
Áp dụng thế nào đây?
Thay vì tham gia vào những chủ đề mà tất cả mọi người đều nói tới, hãy chuẩn bị cho những cuộc trò chuyện tích cực và kích thích hơn.
Trước khi tham dự một sự kiện, một cuộc gặp mặt, hay một bữa tối gia đình, hãy dành ra một chút thời gian để suy nghĩ về những tin tức và ý kiến tích cực mà bạn muốn lan tỏa.
Bạn có thể nói về một bộ phim hay mà bạn mới xem gần đây, chia sẻ về một dự án từ thiện mà bạn nghe tới, hoặc khen ngợi ngoại hình, thành tích mới nhất của những người khác. Bạn có thể nói về bất cứ thứ gì khiến bạn chú ý.
Nếu bạn chịu để ý kĩ, bạn sẽ tìm thấy hàng tấn những điều tốt đẹp và tích cực để nói với mọi người. Quan điểm của bạn là thứ quyết định: nếu bạn tập trung vào những điều tốt đẹp, chúng sẽ tự khắc tìm đến bạn.
Ai cũng thích nói, nhưng chẳng mấy ai thích lắng nghe.
Chúng ta muốn chia sẻ những ý tưởng, cảm giác, những hoài bão, cùng những thành tựu tuyệt vời mà bản thân đã đạt được, nhưng hình như không có ai sẵn sàng lắng nghe theo cách đúng nhất.
Có đôi khi, tất cả những gì chúng ta cần sau một cuộc tình tồi tệ hay một thất bại là được trò chuyện với một người sẵn sàng lắng nghe mà không đưa ra bất kì lời khuyên nào cả.

“Người ta không nghe để thấu hiểu. Họ nghe để chờ lượt trả lời. Độc thoại tập thể tức là ai cũng nói và chẳng ai chịu nghe.”
— Stephen Covey

Đó chính xác là lí do tại sao việc giữ im lặng để đối phương chia sẻ ý tưởng và cảm xúc của họ lại có tác động mạnh mẽ đến vậy.
Tất cả chúng ta đều muốn nói cho mọi người biết rằng chúng ta tuyệt vời như thế nào, và rằng chúng ta đã làm được những việc to lớn ra sao. Nhưng điều này sẽ chỉ gây hại cho các mối quan hệ của chúng ta mà thôi. Thay vì nói quá nhiều, hãy rèn luyện năng lực tự phản chiếu và thấu hiểu bản thân, qua đó biết lưu tâm đến việc lắng nghe những vấn đề và ý tưởng của người khác khi họ muốn chia sẻ chúng.
Áp dụng thế nào đây?
Brené Brown từng nói:
“Hãy đem thái độ nồng nhiệt lúc mong cầu được lắng nghe để lắng nghe người khác, nghe cho thật say sưa.”
Tôi thật lòng tin tưởng, rằng đây chính là chìa khóa tối cao giúp bạn mở ra những mối quan hệ tốt đẹp hơn, ngọt lành hơn trong cuộc sống.
Chúng ta đã quá quen với việc nói về bản thân, do đó quên mất cách quan tâm đến bạn bè mình, dù lắng nghe thực sự rất đơn giản.
Hãy để những người khác được chơi trò bản ngã và nói về bản thân họ. Đừng bận tâm quá nhiều đến những suy nghĩ của người khác về bạn. Thay vào đó, hãy tập trung làm người nghe tốt nhất trong một căn phòng. Thông qua việc tập trung vào những gì người khác muốn chia sẻ thay vì một mình phát biểu, bạn sẽ học được rất nhiều điều về bản thân mình, cũng như về thế giới xung quanh.
Bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói:
“Khi bạn nói, bạn chỉ lặp lại những điều bạn đã biết. Nhưng nếu bạn chịu lắng nghe, bạn có thể sẽ học được những điều mới mẻ.”
———————————
3 Simple Ways to Charm Anyone by @Sinem57122502 in @mindcafemedia https://link.medium.com/P9yixtBqh7

Làm thế nào để có một khởi đầu mỹ mãn?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *