LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỮA LÀNH KHI BẢN THÂN CẢM THẤY MẤT MÁT VÀ CHÁN NẢN?

Làm thế nào để chữa lành khi bản thân cảm thấy mất mát và chán nản?

Đối mặt với những cảm xúc tiêu cực đó, trước tiên chúng ta hãy cố gắng hiểu ý nghĩa của chúng đối với cuộc sống của chính mình. Hãy đối mặt với chúng bằng thái độ cởi mở và chấp nhận. Sau đó, học một số cách thực tế để có thể chữa lành bản thân dễ dàng hơn.

Hãy đến xem những cách dưới đây của chúng tôi để có thể điều chỉnh nó nhé:

“CHẤP NHẬN VÀ THẤU HIỂU CẢM XÚC TIÊU CỰC CỦA BẠN”

1Chấp nhận cảm xúc của bản thân

Đầu tiên, chúng ta cần tự nhủ rằng sự tiêu cực là một phần trong cuộc sống của chúng ta, nó có thể giúp chúng ta hiểu người khác hơn, cũng có thể giúp chúng ta  tự kiểm tra chính mình, chúng ta cũng không cần phải tự hạ thấp bản thân vì những lần bị thất bại.  

Trên thực tế khi biết được những cảm xúc tiêu cực của chúng ta, tốt hơn hết là chúng ta nên học cách chấp nhận hơn là tìm cách trốn tránh hay phớt lờ đi chúng.  

Khi chúng ta nhận ra rằng những cảm xúc tiêu cực đó vốn là một phần trong cuộc sống của mình rồi, thì ta sẽ có khả năng, năng lực để phân tích và giải quyết chúng.

2. Suy nghĩ về nguồn gốc của cảm xúc tiêu cực.

Những cảm xúc tiêu cực của chúng ta có thể là kết quả của một bước lùi lớn, nó cũng có thể là sự tích tụ của những sự cố nhỏ.  

Hãy học cách tìm lại và phân tích nguồn gốc của cảm xúc tiêu cực, có thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta ở mức độ đơn giản hơn.  Nếu đó là một vấn đề có thể tự giải quyết được, hãy cố gắng khắc phục nó.  Khi nguồn gốc của vấn đề biến mất, thì sự tiêu cực đó của chúng ta cũng sẽ dần tan biến.

——

“KHI BẾ TẮC, HÃY CỐ GẮNG ĐỂ THAY ĐỔI BẢN THÂN”

1Tìm kiếm cơ hội để thay đổi.

Tìm kiếm cơ hội giải quyết vấn đề, nói thì dễ mà làm thì khó.  Có một số vấn đề có thể vượt qua, một số quá khứ có thể buông bỏ, nhưng luôn có những điều ta khó có thể từ bỏ.  Những lúc như vậy, phải chăng chúng ta lại sắp bị cuốn vào vòng xoáy vô vọng?  

Bế tắc, đôi khi có thể là do chúng ta đã đi sai hướng trong quá khứ, thay vì để bản thân bị choáng ngợp, tốt hơn hết bạn nên tìm kiếm một cơ hội để thay đổi bản thân thông qua những cảm xúc như vậy.  

Vậy nên, bất cứ khi nào tâm trạng của chúng ta đi xuống, chúng ta cũng có cơ hội để nhìn nhận lại bản thân.  

Khi bạn khám phá ra và hiểu bản thân hơn, hãy thử sử dụng cách “chánh niệm”. Chánh niệm nhấn mạnh nhận thức luôn có ý thức, tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, và không phán xét mọi ý niệm trong giây phút hiện tại.  

Bằng cách xác định lại cảm xúc và suy nghĩ của mình, chúng ta có thể khám phá ra những điều mới mẻ hơn về bản thân mình.

(*Chánh niêm: Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm là một chương trình phối hợp với chánh niệm nhằm giúp giảm đau, giải quyết các tình trạng sức khỏe và các vấn đề cuộc sống mới đầu khó điều trị trong bệnh viện.)

2. Sắp xếp cho bản thân “một ngày hoàn mỹ”

Nếu chúng ta cứ chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực, cứ cố gắng kìm nén và kiểm soát chúng, khi đó tâm trí lẫn cơ thể của chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ.  

Vậy nên, đây chính là một mẹo nhỏ: 

Học cách chuẩn bị cho mình một “ngày hoàn mỹ”.  Có thể tự mình hình dung một ngày tốt đẹp sẽ như thế nào, sau đó lên lịch tương đối chi tiết cho ngày hôm đó, tiếp theo hãy chọn cho mình thời điểm thích hợp, thực hiện theo kế hoạch đã sắp xếp để biến một ngày thành hiện thực, biến một ngày đầy những trải nghiệm tích cực, để cảm xúc của chúng ta được điều chỉnh.  

Quan trọng hơn, sự thay đổi chủ động này có thể rất thiết thực để thay đổi suy nghĩ và hành động của chính mình, nâng cao quyền tự quyết của chính chúng ta.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *