Một số phương pháp tôi nói dưới đây, có thể sẽ chạm tới nơi mềm yếu nhất sâu trong lòng bạn và có thể khó chịu một chút. Nhưng nó có thể khiến bạn thay đổi, thật sự yêu thích việc học hơn.
Tôi không nói khoa trương, chỉ có đưa ra lý lẽ và dẫn chứng để chứng ,inh. Câu trả lời hơi dài, xin các bạn hãy kiên nhẫn để đọc hết nhé.
Trước tiên, tôi hỏi bạn một câu “ Tại sao bạn phải học?”, bạn không cần trả lời vội đâu, hãy cùng tham khảo những thông tin ở dưới này nhé.
Hôm qua tôi đi Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Trung Quốc và xem qua một bức họa sơn dầu có tên “ Hôm qua Hôm nay Ngày mai”, trong đó miêu tả tình hình của lớp sinh viên đại học đầu tiên sau khi khôi phục lại kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc. Tinh thần hăng say, toàn tâm toàn ý cống hiến tri thức của họ đã vô cùng đả động đến trái tim của tôi.
Năm 1977, năm đầu tiên kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc được khôi phục lại sau khi nó bị bãi bỏ 10 năm trước và đã có hơn 5, 7 triệu người tham gia. Dựa theo điều kiện mở trường lớp vào lúc đó, chỉ có gần 300.000 người được nhận. Như hàng vạn con ngựa băng qua cầu độc mộc. Tại sao những người này lại phí công đi học như thế chứ? Môi trường học tập và điều kiện học tập vào thời điểm đó cũng rất khó khăn .
Rất nhiều người đã kết hôn và họ cũng là lao động chính trong gia đình, phải làm việc tại công xưởng nên chỉ có thể tranh thủ thời gian để học. Ví dụ như Lôi Di:“ Ăn cơm xong, người ta đánh bài còn tôi thì ngồi ôn bài đến tận nửa đêm. Máy móc trong phân xưởng nổ ầm ầm suốt cả buổi trưa cũng không thể đánh thức tôi dậy được vì tôi quá mệt mỏi rồi.” ; Hứa Kỷ Lâm: “ Khi hiệu sách Tân Hoa của trường đại học nhập sách mới vào buổi chiều mỗi ngày, tôi phải đi giành giật vì nó sẽ được bán hết sau 10 phút. Chúng tôi chạy thục mạng đến hiệu sách trong 10 phút sau khi tan học để xem xem hôm nay có sách gì mới, nếu có liền vội vàng giành lấy.
Tại sao những con người này lại liều mạng đến như vậy, giống như những người khác không tham gia kỳ thi tuyên sinh đại học, tiếp tục làm việc trong công xưởng, không phải là rất tốt sao? Không hề tốt. Đối với họ mà nói, đây có thể là cơ hội duy nhất để họ đổi đời. Lôi Di đã thi đỗ đại học và sau đó trở thành nhà sử học. Hứa Kỷ Lâm cũng trở thành giáo sư của trường Đại học Sư phạm Đông Hoa. Đối với những người như họ thì việc học hành có ý nghĩa rất lớn lao. Họ chính là thúc giục chính mình, họ sẽ không hỏi làm thế nào để bỏ ván mạt chược xuống và bắt đầu học tập nghiêm chỉnh.
Phải nói rằng, hầu hết chúng ta không có khát vọng thay đổi mãnh liệt như thế, khát vọng có tiền có địa vị có danh dự và đối với chúng ta, việc học cũng chẳng có ý nghĩa gì to tát cả. Cho nên, điện thoại di động, chơi mạt chược, bất kỳ điều gì cũng trở thành trở ngại cho việc học.
Bất cứ bạn nào đọc tới đây cũng đều là người xuất sắc, sẵn lòng suy nghĩ sâu sắc. Tôi muốn nhờ bạn một việc, nếu như nội dung truyền cảm hứng cho bạn thì bạn có thể dành một giây để like và tiếp tục đọc nhé. Cảm ơn các bạn!
4 bước tiếp theo, từ A – Z , làm cho bạn thực sự yêu thích việc học
1. Giai đoạn thứ nhất: Coi tiền là mục tiêu chính và niềm đam mê mãnh liệt với tiền
Có rất nhiều cách để làm thế nào ép buộc bản thân phải thực sự học và ép bản thân rèn luyện tính tự giác. Vốn dĩ hiểu rất nhiều đạo lý nhưng vẫn có một cuộc sống tồi tệ? Vấn đề chính là nó không khốn khổ hay nghèo nàn. Để bảo vệ bản thân, mọi người thích che giấu bản thân và cảm thấy rằng cuộc sống của họ bình thường, cũng không tệ lắm.
Khi tôi học ngoại trú vào thời cấp 2, trưa ngày nào cũng mang theo đồ ăn. Lúc đó tôi hay mang hai bánh màn thầu và vài quả dưa chuột mỗi ngày. Ăn không đủ no, bụng tôi lúc nào cũng cảm thấy đói, nhưng trong tâm tôi lại khác, đói rồi thì “gặm sách” thôi, đó cũng là niềm hy vọng duy nhất của tôi. Tôi chỉ biết được rằng muốn thi đỗ vào một trường cấp 3 trọng điểm, thì mỗi ngày không thể ăn màn thầu. Sau khi đi làm, tôi chợt cảm thấy tâm lý mình thật thoải mái. Tôi sẽ tự khuấy động chính mình, bắt đầu đi tìm vài trang web tuyển dụng xem xem những chức vụ có thu nhập cao, vài trang web bán đồ xa xỉ để xem giá cả. Rồi lại nhận ra bản thân vẫn còn kém cỏi, đành quay lại tiếp tục học tập chăm chỉ .
Nếu như bạn không có động lực, thì hãy coi việc kiếm tiền là mục tiêu chính
của bản thân. Bạn có thể tăng thêm lượng tiền ảo vào trong tài khoản tiết kiệm sau khi đọc xong một cuốn sách. Lợi ích thiết thực nhất có thể mang lại cho bạn. Ví dụ, bạn làm công việc bán hàng, hãy đọc một vài sách về kỹ xảo bán hàng. Áp dụng ngay sau khi tìm hiểu xong, có thể mang lại rất nhiều đơn đặt hàng cho bạn đấy. Đây chính là phản hồi tích cực nhất đối với việc học tập.
Đừng ngại nói về chuyện tiền bạc. Cái thời Lỗ Tấn còn làm trong Bộ Giáo dục , mỗi tháng được 300 đồng đại dương, lúc đó chi phí sinh hoạt thấp nhất của người dân Bắc Kinh là 2-3 đồng đại dương. Ông ấy vừa cầm tiền của Chính phủ Quốc dân lại vừa chửi mắng Chính phủ Quốc dân.
Nếu như nói mỗi ngày bạn đều rất bận rộn và không biết mục tiêu của bản thân là gì, ngay cả việc kiếm tiền cũng không làm bạn có hứng, mỗi ngày chỉ biết lướt Weibo, xem Douyin, rồi lại cảm thấy trống rỗng, buồn phiền. Làm việc gì cũng chỉ hăng say trong chốc lát rồi lại thất thường, bữa đực bữa cái, lại chẳng có cách nào hay để đốc thúc bản thân cả. Câu trả lời này, chắc chắn sẽ giải quyết vấn đề nan giải của bạn:
Làm thế nào để xây dựng thói quen kỷ luật tự giác?
2. Giai đoạn thứ hai: bắt ép bản thân, học vẹt
Khi bạn đã có một mục tiêu rõ ràng những vẫn không thể tập trung vào việc học , lúc này cần phải quyết chiến với bản thân. Cách học vẹt, cách tôi dùng là sao chép, vừa đọc vừa chép sách, giống như làm bài tập về nhà khi còn bé.
Mục đích học tập khi còn nhỏ rất đơn giản, chăm chỉ hoàn thành bài tập của giáo viên giao. Mà sau khi trưởng thành, trong quá trình học tập, suy nghĩ của chúng ta không đơn thuần như thế và không thể tập trung cho việc học. Có vẻ như đang ngồi học đấy nhưng thực ra tâm hồn lại treo ngược cành cây từ lúc nào, suy nghĩ xem tại sao bạn gái lại phớt lờ mình ngày hôm qua, liệu sếp có tăng lương cho mình không, hôm qua lại đi vui vẻ ở đâu, gần đây có phim gì hot không.
Điều trị những vấn đề này, phải kết hợp sử dụng tay và não, mục đích là để ngăn cái tay mò vào điện thoại và não cũng không nhàn rỗi nữa.
Điều quan trọng nhất là đặt mục tiêu cho chính bạn, không học xong không ra khỏi chỗ. Cho dù có tè ra quần cũng phải cố ngồi lại. Đây là một động lực để tiếp tục hoàn thành mục tiêu và biết cái cảm giác đạt được thành tích cuối cùng. Bạn có thể suy nghĩ cẩn thận một chút, chuyện leo núi, nếu như bạn dừng chân tại chỗ thì sẽ chẳng bao giờ leo được lên đỉnh núi. Nếu như bạn kiên trì cất bước thì chung quy cũng leo tới đỉnh, trừ khi bạn từ bỏ.
Đặt ra mục tiêu, chép sách, chính là một quá trình leo núi. Rời khỏi vị trí giữa chừng coi như bạn đã bỏ cuộc. Chỉ cần từ bỏ một lần, sẽ muốn từ bỏ thêm nhiều lần nữa . Chỉ cần thành công một lần, sẽ muốn thành công thêm nữa. Lòng người thật khó đoán.
Ngoài việc đặt ra mục tiêu, phương pháp học tập tốt cũng rất quan trọng, Thành công trong việc học không chỉ đơn thuần dựa vào thể lực, mà còn có phương pháp. Rất khuyến khích bạn tham gia khóa học về khả năng học tập của Harvard, học xong sẽ làm tăng hiệu quả lên gấp 10 lần. Cái này tôi nghe qua mười mấy lần rồi, phương pháp này rất hệ thống và thực dụng. Nếu như bạn cũng muốn, có thể vào tài khoản công khai Lão Hàn Đại thúc, sẽ giải đáp và đưa ra phương pháp học cho bạn.
3. Giai đoạn thứ 3: Nhìn về phía trước, tìm kiếm những tấm gương sáng
Trải qua hai giai đoạn trên, bạn đã có được một vài thành tích đầu tiên. Tuy nhiên, sẽ sớm bước vào thời kỳ bế tắc, hiệu quả học tập kém, chậm tiến bộ. Tinh thần học tập hăng say cũng qua rồi, bạn bắt đầu hoài nghi bản thân, rốt cuộc có thể làm được hay không? Nỗ lực hăng hái là thế rồi cuối cùng sẽ có được gì?
Thật ra chúng ta đều biết rõ, làm ra bất kỳ lựa chọn nào cũng đều có chi phí cơ hội. Chọn A, có nghĩa là không thể chọn cái khác ngoài A. Dành thời gian cho việc học, đồng thời không có thời gian dành cho điện thoại.
Có một thuật ngữ chuyên ngành trong tâm lý học, gọi là “ lời nguyền tri thức”, chính là khi chúng ta biết một điều, rất khó để tưởng tượng người không biết đến điều này, là một trạng thái tâm lý thế nào? Thực ra là ngầm thừa nhận, chúng ta biết điều này, vì vậy mọi người cũng nên biết. Điều ngược lại là, nếu chúng ta không biết một điều gì đó, thật khó để tưởng tượng lợi ích của việc biết đến nó đối với chúng ta.
Ví dụ:
Chúng ta giải bài tập nào đó, nghĩ rằng làm được 90 điểm đã lợi hại lắm rồi. Nhưng 90 điểm mà chúng ta nghĩ cũng chỉ bằng 60 điểm trong mắt bọn cao thủ mà thôi, thậm chí có thể thấp hơn, chẳng hề có khả năng để cạnh tranh.
Cho nên, để phá bỏ lời nguyền tri thức này, cần phải đề cao năng lực cạnh tranh của bản thân, cũng là để tăng thêm chất xúc tác cho việc học. Cần phải tìm được một điểm mấu chốt trong lĩnh vực của bạn, cũng chính là sự đồng thuận của mọi người. Lấy nó làm tiêu chuẩn để học tập, nhìn về phía trước.
4. Giai đoạn thứ 4: Học nhóm hoặc tìm một huấn luyện viên cá nhân
Bạn cần phải có một người luôn thúc giục bạn mọi lúc. Nếu không thể dựa vào kỷ luật tự giác, bạn thực sự cần đến một huấn luyện viên cá nhân, lại phải tiêu tốn tiền bạc. Trước khi học, cần phải đặt “tiền cược”, nếu như bạn bỏ cuộc giữa chừng, thì bạn sẽ là người mất tiền.
Trong một mối quan hệ, bạn càng cho đi thì càng không muốn buông tay. Việc học cũng thế , bạn không thích học, là vì bạn nỗ lực quá ít. Khi bạn đang học, bạn càng chăm chỉ lại càng muốn chăm chỉ nhiều hơn nữa để muốn có được kết quả tốt. Đặt tiền cược trước khi học, cũng chính là sự cố gắng một phần, bạn cũng muốn có được hồi đáp mà tiếp tục kiên trì.
Nói đến đây, nếu bạn vẫn chưa thực sự bắt đầu học, khuyên bạn hãy đi leo một ngọn núi to vào, đi trải nghiệm quá trình leo núi và cảm giác leo lên đỉnh nó như thế nào. Bởi vì đời người cũng giống như leo núi vậy, có rất nhiều người cùng đồng hành với chúng ta, những cũng có rất nhiều “kẻ địch”.
Bạn chỉ có một lần ép buộc bản thân, đạt đến đỉnh cao và trải nghiệm qua cảm giác đỉnh cao này thì bạn sẽ không cho phép bản thân mình thất bại, mà phải có đủ động lực để vượt qua trở ngại học tập. Bao gồm nghịch điện thoại, chơi mạt chược, chơi game bắn súng…
Tổng kết lại: xác định mục tiêu học tập; ép buộc bản thân phải một lần hoàn thành mục tiêu; Tìm cho mình một kiểu mẫu đáp ứng được tiêu chuẩn tán đồng của xã hội, lập nhóm để chia sẻ về sự phát triển của bạn. Bộ não không thích những thứ phức tạp, đôi khi phương pháp đơn giản, thô bạo lại hiệu quả nhất.
Cuối cùng tôi tặng bạn 3 điều:
1, Thời gian tốt nhất để trông cây là mười năm trước, tiếp đó là bây giờ.
2. Ít nhất cũng phải ép buộc bản thân một lần, bạn mới có thể đứng được ở đỉnh cao.
3. “Tặng người một tán, tay lưu dư hương. Có thể giúp đỡ người khác chính là điều hạnh phúc nhất trong cuộc sống”